Người dân Hải Lựu mong sớm khôi phục chùa núi Thét

 Công việc phục hồi chùa Núi Thét đang tiến hành dở dang.
Công việc phục hồi chùa Núi Thét đang tiến hành dở dang.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Trên khu vực núi Thét (xã Hải Lựu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) có dấu tích của một ngôi chùa cổ. Người dân và chính quyền địa phương mong muốn sớm được khôi phục lại chùa làm nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần.

Liên quan đến đề nghị phục hồi chùa Thiên Long nằm trên núi Thét, theo văn bản UBND xã Hải Lựu cung cấp, năm 2014, UBND tỉnh Vĩnh Phúc từng có Công văn 5718/UBND-PC2 ngày 1/10/2014 giao Sở VH,TT&DL chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan kiểm tra, làm rõ.

Sở VH,TT&DL đã tiến hành khảo sát và xác định trên khu vực núi Thét có dấu tích của nền chùa cổ. Cụ thể, có 3 điểm phát hiện những dấu tích vật liệu kiến trúc và đồ dùng sinh hoạt của công trình tín ngưỡng, tôn giáo cổ. Điểm thứ nhất diện tích khoảng 300m2, tương đối bằng phẳng, cấp nền được kè bằng đá, trên bề mặt phát hiện nhiều mảnh ngói mũi. Điểm thứ ba là điểm cao nhất được chia thành 3 cấp nền có kích thước khác nhau, được gia cố, kè bằng đá chắc chắn.

Dựa vào vật liệu kiến trúc và hiện vật thu được trong quá trình khảo sát, Sở VH,TT&DL bước đầu nhận định đây là dấu tích ngôi chùa cổ có niên đại xây dựng rõ nhất từ thời Hậu Lê, có dấu tích thời Trần. Chùa có quy mô khá lớn. “Sở VH,TT&DL đề nghị UBND tỉnh xem xét, đồng ý chủ trương cho khôi phục chùa tại khu vực núi Thét để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân địa phương và gắn với phát triển tiềm năng du lịch huyện Sông Lô”, trích báo cáo năm 2015 của Sở VH,TT&DL Vĩnh Phúc.

Ghi nhận thực tế của PV cho thấy, trên khu vực núi Thét, ngoài một số nền móng công trình, hiện còn một số đá tảng kê chân cột, một bia đá có kích thước khá lớn, có nét khắc nhưng không rõ chữ. Ngoài ra còn có một bệ đá được đục bậc lên xuống. Cụ Nguyễn Thị Vạn (90 tuổi, ngụ thôn Dừa Cả) cho biết: “Từ nhỏ, tôi đã được các cụ nói “lên nền chùa hái củi””.

Từ lâu, người dân thôn Dừa Cả vẫn có mong muốn khôi phục lại chùa nhưng chưa có điều kiện. Khoảng năm 2009, nguyện vọng đó được nhà sư Thích Nữ Trung Nhã cùng đứng ra góp sức. Đề nghị khôi phục chùa núi Thét được đông đảo người dân và chính quyền địa phương nhất trí, ủng hộ cao; thể hiện qua biên bản họp thôn dân cư (ngày 6/5/2010), nghị quyết của Ban Công tác mặt trận thôn Dừa Cả; nghị quyết của Ban thường trực UBMTTQ Việt Nam xã Hải Lựu (ngày 17/5/2010)...

Ngày 29/9/2010, Ban Chấp hành Đảng bộ xã Hải Lựu đã tổ chức hội nghị, thảo luận và thống nhất (100%) khôi phục lại chùa núi Thét theo nguyện vọng của các tổ chức và nhân dân xã Hải Lựu. Ngày 10/9/2012, UBND xã Hải Lựu có tờ trình gửi UBND huyện Sông Lô và các phòng ban liên quan về việc xin khôi phục chùa núi Thét.

Tới ngày 4/5/2013, UBND huyện Sông Lô đã ban hành Quyết định 436/QĐ-UBND. Điều 1 của Quyết định nêu: Đồng ý cho khôi phục chùa Núi Thét theo đề án khôi phục chùa Núi Thét và phương án thiết kế của xã Hải Lựu.

Từ 2013 – 2016, nhà sư Thích Nữ Trung Nhã đã cùng người dân công đức, nhận chuyển nhượng các thửa đất là nền chùa cũ, tiến hành san đổ được nền, đổ cột xi măng… Nhưng do một số nguyên nhân nên việc xây cất bị gián đoạn. Đầu năm 2022, nhà sư cùng với nhân dân địa phương tiếp tục vận động công đức, đã hoàn thiện, lợp mái tôn cho nhà giảng đường.

Các công việc đang tiến hành dở dang thì ngày 12/5/2022, Chủ tịch UBND xã Hải Lựu có văn bản yêu cầu “tạm dừng tất cả các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng tại khu vực núi Thét” với lý do “không đăng ký và chưa có các thủ tục hồ sơ theo quy định pháp luật”.

Thông báo nói trên đã gây dư luận trái chiều, nhất là với bà con Phật tử địa phương. Bà Trần Thị Thường (ngụ thôn Dừa Cả) bày tỏ: “Trong những năm qua, mọi sinh hoạt tín ngưỡng ở khu vực chùa núi Thét, chúng tôi đều có báo cáo thôn, xã. Người dân, Phật tử chúng tôi chỉ có mong muốn phục dựng lại chùa để có nơi sinh hoạt tinh thần, cầu mong những điều tốt đẹp”.

Nhà sư Thích Nữ Trung Nhã chia sẻ: “Năm nay tôi đã gần 80 tuổi, tuổi cao, sức khỏe không còn nhiều, vô thường đến lúc nào không biết. Tâm nguyện phục dựng chùa núi Thét của tôi là để lại cho cộng đồng, cho bà con nhân dân thôn Dừa Cả nói riêng, xã Hải Lựu nói chung, chứ không hề có lợi ích riêng tư”.

Trong khi đó, lý giải về việc ra thông báo trên, ông Đào Tiến Trung, Chủ tịch UBND xã Hải Lựu cho biết: Từ năm 2015, sau khi Sở VH,TT&DL có báo cáo, từ đó đến nay UBND xã chưa nhận được văn bản của UBND tỉnh và các cấp có thẩm quyền về việc đồng ý cho phép xây dựng, phục hồi chùa Núi Thét. “Tạm dừng để chờ ý kiến của tỉnh”, lãnh đạo xã Hải Lựu nói.

“UBND tỉnh Vĩnh Phúc cần sớm có ý kiến, xem xét nguyện vọng chính đáng của người dân, giúp cho sinh hoạt tinh thần của người dân đi vào ổn định, nền nếp, đúng pháp luật”, đơn đề nghị của người dân gửi Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc nêu.

Tin cùng chuyên mục

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

Đọc thêm

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Tạo đột phá để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Hai đêm concert của chương trình “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại TP HCM thu hút hàng chục nghìn khán giả. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.