Người dân Hà Nội trong vùng 1 sẽ được phát phiếu mua hàng 2 lần/tuần

Các hệ thống phân phối bán lẻ bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trong thời gian giãn cách phòng, chống dịch COVID-19.
Các hệ thống phân phối bán lẻ bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trong thời gian giãn cách phòng, chống dịch COVID-19.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thực hiện nội dung phân chia 3 vùng để phòng, chống dịch C OVID -19 từ ngày 6 đến 21/9 theo Chỉ thị số 20/CT-UBND thành phố Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng phương án bảo đảm nguồn cung, điều phối hàng hóa cho từng phân vùng này.

Chuẩn bị nguồn hàng gấp 2 - 3 lần cho từng phân vùng

Sở Công Thương Hà Nội cho biết, Thành phố sẽ huy động tổng lực hàng hóa của các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn và những tỉnh, thành phố cam kết cung cấp hàng hóa cho Hà Nội. Theo đó, dự kiến lượng hàng hóa TP Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng.

Thông tin từ các doanh nghiệp thương mại trên địa bàn Hà Nội cho thấy, các đơn vị đã chủ động dự trữ hàng hóa gấp 2 - 3 lần so với nhu cầu sử dụng bình thường của người dân tại kho hàng và tại địa điểm bán trên địa bàn.

Cụ thể, hệ thống phân phối trên địa bàn Thành phố gồm: 103 siêu thị, 449 chợ và 9.546 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu; 2.500 điểm bán hàng lưu động; 210 cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm; 606 cửa hàng gas; 480 cửa hàng xăng dầu… Ngoài ra, còn có 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng thiết yếu bằng hình thức online.

Sở Công Thương cũng đã phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng phương án bảo đảm công tác vận chuyển, cung ứng hàng hóa thuận lợi. Đồng thời, kết nối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sản xuất ở khu vực các tỉnh, thành phía Bắc, miền Trung - Tây nguyên, phía Nam sẵn sàng cung ứng hàng hóa thiết yếu cho Hà Nội.

Phương án điều phối, cung ứng hàng hóa cũng được Sở Công Thương xây dựng chi tiết cho 3 vùng. Trong đó, vùng 1 bảo đảm cung ứng hàng hóa cho khoảng 3,78 triệu người với 10 mặt hàng lương thực thực phẩm, 2 mặt hàng phòng, chống dịch, 4 mặt hàng thiết yếu khác phục vụ trẻ em, người cao tuổi và phụ nữ.

Hệ thống phân phối trong vùng này có 78 siêu thị, 149 chợ, 5.095 điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu có hình thức bán hàng trực tuyến, 927 địa điểm sẵn sàng trưng dụng làm kho, điểm bán hàng lưu động ngay khi cần thiết.

Sở Công Thương đề nghị các quận, huyện, thị xã và các lực lượng chức năng có giải pháp bảo đảm cho các xe vận chuyển được lưu thông bình thường qua các chốt, để nguồn cung không bị đứt gãy, đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Đồng thời, có phương án sử dụng lực lượng shipper, các lực lượng như phụ nữ, thanh niên, tổ dân phố,… để đưa hàng đến từng hộ dân hoặc đến các chốt…

Theo Sở Công Thương, người dân trong vùng 1 sẽ được UBND quận/huyện phát phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn quận/huyện để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán. Ngoài ra, người dân có thể mua hàng theo hình thức mua hàng trực tuyến; mua tại các điểm bán hàng lưu động trên địa bàn…

Đối với các Vùng đỏ, khu vực cách ly, phong tỏa, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người dân (sử dụng lực lượng giao hàng công nghệ, các lực lượng khác như phụ nữ, thanh niên, tổ dân phố… để đưa hàng đến từng hộ dân hoặc đến các chốt).

Còn lại, tại Phân vùng 2 và Phân vùng 3, Sở Công thương cũng đã có kế hoạch chi tiết đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm và cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhân dân. Cụ thể, vùng 2 có 10 siêu thị, 102 chợ, 1.178 cửa hàng tiện ích, 653 điểm bố trí bán hàng lưu động, 49 cửa hàng gas, 112 cửa hàng xăng dầu. Vùng 3 có 13 siêu thị, 198 chợ, 3.273 cửa hàng tiện ích, 838 điểm bố trí bán hàng lưu động, 304 cửa hàng gas, 242 cửa hàng xăng dầu.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan khẳng định, thành phố Hà Nội bảo đảm chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng và điều phối, cung ứng hàng hóa đầy đủ đến người dân trên địa bàn. Do đó, người dân yên tâm không cần mua sắm tích trữ, chỉ mua đủ dùng cho 3 ngày/tuần theo lịch đi mua hàng.

Đa dạng các hình thức bán hàng

Theo Sở Công Thương Hà Nội, qua 40 ngày giãn cách xã hội, mặc dù có một số chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi bị tạm đóng cửa nhưng chính quyền và hệ thống phân phối đã triển khai các hình thức cung ứng hàng hóa đa dạng đến người dân, nhờ vậy, hàng hóa luôn dồi dào, giá cả ổn định, mua bán thuận tiện, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu.

Các doanh nghiệp phân phối đã chuẩn bị lượng hàng hóa tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường và dự trữ trong 3 tháng.

Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, các hệ thống phân phối đa dạng các hình thức bán hàng (bán hàng truyền thống, bán online trên nền tảng thương mại điện tử, bán hàng combo, đi chợ hộ, tổ chức bán hàng lưu động, bán hàng không người bán, đăng ký phục vụ 24/24/7....) để phục vụ nhân dân.

Sở Công Thương đã công khai 35 doanh nghiệp và 565 địa điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu bán hàng online để cung cấp cho người dân tham gia mua sắm trực tuyến nhờ đó giảm tải việc người dân đến trực tiếp các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh.

Đáng chú ý, trên địa bàn Thành phố đã triển khai 62 điểm bán hàng lưu động tại 11 quận; 13 siêu thị 0 đồng hỗ trợ người nghèo, công nhân lao động đã hỗ trợ được gần 22.000 xuất quà (400.000đ/xuất) với tổng trị giá khoảng 8,8 tỷ đồng; chuyển đổi 342 địa điểm của các bưu cục, nhà sách, cửa hàng điện máy thành điểm bán hàng thiết yếu; trưng dụng 5 địa điểm làm nơi tập kết hàng hóa để kết nối hàng hóa cho Thành phố và giảm tải lượng hàng hóa về các chợ đầu mối, chợ có tính chất đầu mối…

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa.

Nhà đầu tư ngoại mua ròng hơn 44 tỷ đồng trên HNX trong tháng 9

(PLVN) -  Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong tháng 9/2024, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng trở lại sau 2 tháng bán ròng cổ phiếu trên HNX. Trong đó, giá trị mua vào 1.128 tỷ đồng và bán ra hơn 1.084 tỷ đồng. Tính chung trong tháng 9/2024, khối này mua ròng 44,2 tỷ đồng.

Đọc thêm

Không yêu cầu ký quỹ đủ tiền trước giao dịch là giải pháp ngắn hạn

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi chủ trì.
(PLVN) - Liên quan đến nâng hạng thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, một trong những điểm mới tại dự thảo Thông tư do Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài chính đang soạn thảo là tiêu chí không yêu cầu phải có đủ tiền khi đặt lệnh mua cổ phiếu của Nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN). Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp ngắn hạn…

Thị trường chứng khoán Việt Nam như người mặc áo chật

Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương
(PLVN) - Theo Chủ tịch Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam hiện đã đạt được độ lớn, như người mặc áo chật, cần bước lên bước tiến mới, và trải nghiệm của nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài là một trong những yếu tố nâng hạng TTCK

Vẫn chưa có lộ trình đưa hệ thống KRX vào vận hành

Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán tại HoSE. (Ảnh: Hứa Chung/TTXVN)
(PLVN) - Bộ Tài chính cho biết, nhà thầu KRX đang rà soát, kiểm thử thêm để đánh giá về việc vận hành của hệ thống. Căn cứ kết quả kiểm thử, rà soát, Chủ đầu tư sẽ báo cáo Bộ Tài chính lộ trình triển khai tiếp theo.

Vì sao các tổ chức tài chính tích cực với cổ phiếu MSN?

Vì sao các tổ chức tài chính tích cực với cổ phiếu MSN?
(PLVN) - Mức vốn hóa hiện tại cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan được cho rằng chưa phản ánh đúng giá trị nội tại của doanh nghiệp. Điều này là do với chỉ tổng vốn hóa của hai tài sản là Masan Consumer và ngân hàng Techcombank đã vượt qua giá trị của MSN.

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE

BCG Energy sẽ lên sàn UPCoM với mã cổ phiếu BGE
Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán (VSDC) vừa cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán và cấp mã chứng khoán cho Công ty Cổ phần BCG Energy với tên mã là BGE. BCG Energy là một trong các công ty thành viên trụ cột của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG), phụ trách mảng năng lượng tái tạo.

Thị trường chứng khoán hoạt động an toàn, ổn định dù nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm việc với HOSE chiều 13/6.
(PLVN) - 6 tháng đầu năm thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam ghi nhận nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) liên tục bán ròng, với giá trị bán ròng lũy kế trên 38 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên theo lãnh đạo Ủy ban chứng khoán nhà nước (UBCKNN), TTCK Việt Nam vẫn hoạt động ổn định, an toàn, minh bạch, thanh khoản cao, tiếp tục khẳng định là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế…

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Nam A Bank lên sàn chứng khoán HOSE

Ông Trần Ngô Phúc Vũ, chủ tịch HĐQT Nam A Bank, thực hiện nghi lễ đánh chiêng - báo hiệu giờ giao dịch chính thức đầu tiên của cổ phiếu NAB trên sàn HOSE. (Ảnh: Nam Á Bank)
(PLVN) - Sáng nay 8/3, Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) công bố và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu NAB của Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank).

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước triển khai việc công bố thông tin một đầu mối từ tháng 3/2024

Trước mắt, Hệ thống công bố thông tin một đầu mối sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên HNX.
(PLVN) - Từ ngày 08/3/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) sẽ vận hành Hệ thống công bố thông tin (CBTT) một đầu mối áp dụng đối với tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán (GDCK). Trước mắt, sẽ áp dụng đối với các tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở GDCK Hà Nội (HNX).

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023

Công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2023
(PLVN) - Chiều nay, 28/12, tại Hà Nội, Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán (SJCV) tổ chức công bố 10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật năm 2023. Đây là hoạt động thường niên được SJCV tổ chức từ khi thành lập đến nay trên cơ sở bình chọn của các thành viên. Dưới đây là các sự kiện, vấn đề nổi bật: