Người dân được mua bán, sử dụng loại pháo nào dịp Tết?

Pháo hoa của Bộ Quốc phòng - Ảnh minh họa
Pháo hoa của Bộ Quốc phòng - Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nếu là cá nhân thì không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng; người nào có hành vi bán pháo hoa trái phép vào dịp Tết Nguyên đán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 - 5 triệu đồng; Pháo nổ và pháo hoa nổ, đây 2 là loại pháo không được phép sử dụng.

Bị phạt hành chính từ 2-5 triệu đồng

Bộ Công an trả lời câu hỏi của người dân về việc người dân mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng sản xuất về bán. Theo Bộ Công an, căn cứ theo Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, sử dụng pháo, tại khoản 1 Điều 5 nêu rõ các hành vi nghiêm cấm, trong đó bao gồm:

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất pháo nổ.

- Mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu pháo nổ.

- Tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ.

Trừ các trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định.

Đồng thời, các điều kiện phải đảm bảo khi kinh doanh pháo hoa được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 137 như sau: Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa, đồng thời phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy.

Đối với người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn. Đặc biệt, chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Như vậy, căn cứ các quy định trên, có thể thấy người dân là cá nhân thì không được phép kinh doanh pháo hoa của Bộ Quốc phòng; chỉ có tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng mới được kinh doanh pháo hoa đồng thời phải đáp ứng đủ các điều kiện như đã nêu trên.

Cá nhân có hành vi bán pháo hoa trái phép vào dịp Tết Nguyên đán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 - 5 triệu đồng; bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc bán pháo hoa trái phép quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

"Tính đến thời điểm hiện tại ở nước ta, chỉ duy nhất Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Nhà máy Z121) thuộc Bộ Quốc phòng là đơn vị được giao sản xuất, cung ứng pháo hoa. Do vậy, người dân phải mua pháo hoa từ Nhà máy Z121 được cấp giấy phép và chứng nhận hợp pháp từ Bộ Quốc phòng thì mới được phép sử dụng. Người dân cũng có thể mua pháo hoa tại các địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng 2024 được cấp phép kiểm định tại Hà Nội, TP HCM và các tỉnh thành khác", Bộ Công an lưu ý.

Cá nhân, tổ chức sử dụng pháo nổ là vi phạm

Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sắp đến, nhiều người dân có nhu cầu mua, sử dụng pháo hoa. Việc mua và sử dụng pháo hoa tại các nơi không được phép sản xuất, kinh doanh tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường đến tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh, trật tự ở địa phương.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 137/2020 của Chính phủ, pháo người dân được phép sử dụng là pháo hoa. Đây là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Các trường hợp được sử dụng pháo hoa gồm: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Nghị định 137 cũng quy định về sử dụng pháo nổ và pháo hoa nổ, đây 2 là loại pháo không được phép sử dụng. Trong đó, pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả… khi đốt gây ra tiếng nổ). Còn pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc pháo, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian.

Các loại pháo trên người dân không được phép nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, hoặc chiếm đoạt. (Trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao theo quy định).

Đọc thêm

Đừng để suối Tiên “ngủ quên” trong mùa du lịch

Khu du lịch sinh thái suối Tiên (xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc) những năm qua đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. (Ảnh: V.Dinh)
(PLVN) - Sau nhiều năm đi vào hoạt động, khu du lịch sinh thái suối Tiên - hồ Thủy Yên ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã trở thành điểm du lịch điển hình của địa phương. Tuy nhiên, mới đây, Công ty TNHH Nhà nước MTV Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi tỉnh có văn bản yêu cầu HTX nông nghiệp Thủy An đóng cửa khu du lịch sinh thái này vì chưa được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy phép hoạt động.

Lời chia buồn

Lời chia buồn
(PLVN) -  Đảng ủy, Ban biên tập Báo Pháp luật Việt Nam được tin:

Xâm nhập mặn tại miền Tây ngày càng gay gắt, bất thường

Mương nước nội đồng ở xã Đại Ân 2 (huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) trơ đáy, khô, nứt nẻ. (Ảnh: An Bình)
(PLVN) - Xâm nhập mặn có xu hướng ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sớm hơn trước 1 - 1,5 tháng, gay gắt và bất thường, theo báo cáo về công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT).

Nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm cả nước

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ ngày 1-2/5 nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần. Ngày mai (27/4) nắng nóng vẫn tiếp tục bao trùm các khu vực trên cả nước.

Phát động Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

Các đại biểu ấn nút phát động Tháng Hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Sáng 26/4, Ban chỉ đạo Tháng Hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng Hành động về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng”.