Người dân cần thận trọng, cân nhắc khi giao dịch tiền ảo

Toàn cảnh buổi họp báo
Toàn cảnh buổi họp báo
(PLO) - Đây là khuyến cáo được đại diện Bộ Tư pháp đưa ra tại buổi họp báo công tác tư pháp quý IV năm 2017 trước việc nhiều người dân vẫn tiếp tục đầu tư vào tiền ảo. Buổi họp diễn ra chiều 23/1 dưới sự chủ trì của Người phát ngôn Bộ Tư pháp, Chánh Văn phòng Bộ Đỗ Đức Hiển.

Đã ban hành Quy chế phát ngôn mới

Thông tin về kết quả công tác tư pháp quý IV và cả năm 2017, ông Hiển nêu bật một số nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của Bộ Tư pháp đồng thời cập nhật một số văn bản do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, ban hành. Ông Hiển cho biết, chỉ riêng trong quý IV/2017 và tháng 1/2018, Bộ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản.

Chẳng hạn như Nghị định số 144/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý; Quyết định số 2410/QĐ-BTP về thẩm định đề nghị xây dựng VBQPPL và dự án, dự thảo VBQPPL; Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống THADS… Trong đó, mới nhất là Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/1/2018 về việc tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình mới.

Nói riêng về Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống THADS, theo ông Hiển, buổi họp báo lần này chính là buổi họp đầu tiên thực hiện theo Quy chế mới. Được ban hành kèm theo Quyết định số 27/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Quy chế gồm 3 chương, 14 điều, quy định về chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Tư pháp và Hệ thống THADS.

Một trong những điểm mới cơ bản của Quy chế so với trước đây là ngoài Chánh Văn phòng Bộ được giao là Người phát ngôn thường xuyên của Bộ Tư pháp, Quy chế còn quy định việc phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ và Cục trưởng Cục THADS cấp tỉnh là người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các đơn vị này trong phạm vi lĩnh vực quản lý nhà nước của mình. 

Điều này là nhằm bảo đảm việc phát ngôn, cung cấp thông tin được kịp thời hơn, đồng thời phù hợp với quy định của Nghị định số 09/2017/NĐ-CP quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước. Bên cạnh đó, Quy chế còn bổ sung một số quy định về quy trình tổ chức họp báo, về việc điểm tin, xử lý thông tin báo chí phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ…

Hối lộ tình dục là một dạng hối lộ phi vật chất

Tại buổi họp báo, các phóng viên đã đặt nhiều câu hỏi về công tác tư pháp như những sai phạm xung quanh việc thi hành án liên quan đến tài sản của “bầu” Kiên; giải pháp chấn chỉnh để nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức cán bộ THADS; đề xuất chuyển hành vi xử phạt an toàn giao thông sang Tòa án hay đề xuất của Bộ Xây dựng về việc cắt điện nước đối với các công trình vi phạm; số tiền chi trả bồi thường hàng chục tỷ đồng nhưng việc hoàn trả chỉ có hơn 120 triệu đồng… Các câu hỏi đã được đại diện các đơn vị thuộc Bộ trao đổi thẳng thắn với các phóng viên.

Đối với vấn đề quản lý tiền ảo, theo Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự kinh tế Nguyễn Hồng Hải: Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định 1255 của Thủ tướng Chính phủ, dự kiến đến tháng 8/2017 Bộ Tư pháp mới báo cáo Thủ tướng về rà soát đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và quốc tế, nhận diện và đề xuất định hướng hoàn thiện với Thủ tướng Chính phủ, trong đó có những nội dung liên quan đến pháp luật về tài sản, tác động của tiền ảo, tài sản ảo như phòng chống rửa tiền, buôn lậu ma túy, an ninh tiền tệ… Tiếp đến, dự kiến Bộ Tư pháp sẽ xây dựng hồ sơ đề nghị \xây dựng văn bản về quản lý tiền ảo, tiền điện tử và tháng 12/2018 sẽ trình Chính phủ xem xét. Sau khi văn bản được ban hành, đến năm 2020 Bộ Tư pháp sẽ rà soát đề nghị sửa đổi các luật liên quan để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ.

“Chúng tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến của Ngân hàng Nhà nước trong tiếp cận vấn đề này và người dân cần lưu ý giao dịch tiền ảo rất ẩn danh…, tiền ảo là dạng kỹ thuật số nên tính rủi ro rất cao, giá trị của tiền ảo biến động liên tục nên nguy cơ đầu tư rủi ro lớn, tài sản này chưa được cơ quan quản lý nhà nước quản lý… Vì vậy, người dân khi thực hiện các giao dịch liên quan đến vấn đề này cần hết sức thận trọng, cân nhắc” – ông Hải khuyến cáo.

Với câu hỏi liệu có quy định hối lộ tình dục là một dạng hối lộ phi vật chất trong hướng dẫn Bộ luật Hình sự năm 2015 hay không, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự hành chính Trần Văn Dũng giải đáp: Những bổ sung mới trong Bộ luật về tội phạm này chưa tiếp cận với các quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng. Công ước không chỉ quy định xử lý hối lộ những giá trị vật chất mà còn yêu cầu quy định cả giá trị phi vật chất.

Tuy nhiên, ông Dũng nhấn mạnh, giá trị phi vật chất có hối lộ tình dục hay không phụ thuộc vào nước ta sẽ quy định hay không. Nếu hối lộ phi vật chất có thể sai khiến người có chức vụ, quyền hạn làm theo người đưa hối lộ mà chúng ta trả lời là có thì sẽ quy định. Còn tinh thần về mặt khoa học, “rõ ràng hối lộ tình dục là một dạng hối lộ phi vật chất”.

Tin cùng chuyên mục

Vụ trưởng Vụ PBGDPL Lê Vệ Quốc và Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Xây dựng khung tiêu chí đánh giá hiệu quả PBGDPL bám sát thực tiễn

(PLVN) - Sáng 2/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL)” với sự chủ trì của TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ PBGDPL và ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ PBGDPL.

Đọc thêm

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Khánh Hòa có Tân Phó Giám đốc Sở Tư pháp
(PLVN) - Theo thông tin từ UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, kể từ ngày 1/6/2023, bà Hoàng Thị Mỹ Hạnh - Trưởng phòng Hành chính tư pháp thuộc Sở Tư pháp sẽ giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa trong thời hạn 5 năm.

Tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại Quảng Ngãi

Lãnh đạo Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp trình bày tại hội
(PLVN) - Mới đây, Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), Bộ Tư pháp phối hợp cùng Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ đánh giá, công nhận cấp xã, cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, cho hơn 200 cán bộ, công chức, viên chức ngành tư pháp địa phương.

Đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp tặng quà tại Thanh Hóa

Đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp tặng học bổng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết thiếu nhi 1/6
(PLVN) - Nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6 và Tháng hành động vì trẻ em năm 2023, ngày 27.5 , đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp đã thăm và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại khu phố Sơn Để, thị trấn Vân Du, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Cùng đi có lãnh đạo Báo Pháp luật Việt Nam, đại diện các đoàn thể, cá nhân.

Tích cực huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác truyền thông chính sách

TS.Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.
(PLVN) - Ngày 31/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo “Giải pháp huy động nguồn lực xã hội tham gia truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)”. TS.Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật và Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên chủ trì Hội thảo.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp
(PLVN) -Vừa qua, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo trọng điểm: “Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng yêu cầu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” do PGS.TS. Tô Văn Hòa – Phó Hiệu trưởng Nhà trường và PGS.TS. Cao Thị Oanh – Trưởng Khoa Pháp luật hình sự chủ trì. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Luật học và Phát triển năm 2023.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật triển khai Đề án 06

Toàn cảnh buổi làm việc.
(PLVN) -Chiều 29/5, Bộ Tư pháp – Cơ quan thường trực của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã tổ chức cuộc họp thảo luận, lấy ý kiến dự thảo tài liệu hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) triển khai Đề án 06 do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Tổ phó thường trực Tổ công tác chủ trì.

Bổ sung quy định ngăn chặn lợi dụng giao dịch điện tử để vi phạm pháp luật

Đại biểu Trần Thị Thu Phước phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Thời gian qua, các hình thức tội phạm lợi dụng giao dịch điện tử ngày càng đa dạng và tinh vi. Vì vậy, thảo luận về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) tại hội trường Quốc hội ngày 30/5, đại biểu Quốc hội đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật quy định trách nhiệm của các nhà cung cấp, các nền tảng trung gian trong việc kiểm soát và loại bỏ các nội dung vi phạm pháp luật trên nền tảng số, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc giám sát, xử lý các hành vi vi phạm để đảm bảo giao dịch trên môi trường số an toàn, lành mạnh.

Nữ Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng tận tuỵ, hết mình vì người dân

Chị Bùi Thị Bích Phượng, Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng

(PLVN) - Với sáng kiến kết hợp 2 trong 1, vừa cải chính hộ tịch trong Giấy khai sinh, Giấy Chứng nhận kết hôn - Cấp trích lục kết hôn (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện của Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng, Hà Nội, công dân chỉ mất 3 ngày để chờ đợi thủ tục hoàn tất và nhiều nhất là 2 lần đi lại để nộp hồ sơ, nhận kết quả. Và khi nhận kết quả, công dân sẽ nhận đồng thời 2 loại giấy tờ, đó là: Trích lục cải chính, thay đổi hộ tịch và Giấy khai sinh (bản sao) hoặc Trích lục Kết hôn (bản sao).