Người đàn bà gác giấc mơ "vợ ngoan" làm "người khùng" nuôi con thiên hạ

Người đàn bà gác giấc mơ "vợ ngoan" làm "người khùng" nuôi con thiên hạ
(PLO) - Bà đã từng ôm ấp giấc mơ được làm vợ ngoan, được làm mẹ của những đứa con do mình dứt ruột đẻ ra. Nhưng rồi số phận đưa đẩy những đứa trẻ xa lạ đến gọi bà làm mẹ. Lỡ dở giấc mơ, người mẹ bất đắc dĩ với trái tim vô biên ấy nhận vui vẻ nhận về mình tên gọi "bà Khùng".
Bỏ qua hạnh phúc riêng để cưu mang những đứa trẻ
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có hoàn cảnh éo le, bố mất sớm do bệnh nặng, nhà nghèo lại đông anh em nên bà Nguyễn Thị Nguyệt  (xã Đồng Bẩm, Huyện Đồng Hỉ, Tỉnh Thái Nguyên ) phải bỏ học giữa chừng để phụ giúp mẹ nuôi các em. 
Năm 21 tuổi, trong một lần vào rừng kiếm củi bà đã gặp một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong tình trạng tím tái, người nhiều vết thương do côn trùng đốt. Thấy thương quá bà mang vào bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Nguyên chữa trị. Bà trở thành người mẹ bất đắc dĩ từ đó.
Hai năm sau, lại có một đứa trẻ nữa được ai đó đặt trước cửa nhà bà. Dù tuổi đời còn rất trẻ, cuộc sống cũng chẳng dư dả gì nhưng bà vẫn quyết tâm nuôi nấng hai đứa trẻ đó thành người.
Ít lâu sau bà còn nhận thêm hai người con nuôi nữa, tất cả đều do các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhờ bà cưu mang giúp. Và cứ thế cuộc đời bà tiếp tục với bốn người con nuôi mà không đi tìm hạnh phúc cho riêng mình. 
Bà chia sẻ với chúng tôi, là phụ nữ ai mà chẳng mong ước có một mái ấm gia đình, ai mà chẳng muốn làm vợ ngoan, làm mẹ hiền. Nhưng những điều đó không phải là tất cả. Lấy chồng ắt sẽ phải sinh con, rồi con ruột con nuôi…làm sao vẹn cả đôi đường được. 
Từ đó bà từ bỏ hẳn ý nghĩ lấy chồng, coi như số phận bà đã an bài như vậy. Mặc dù khi đó cũng có không ít những lời đàm tiếu của bà con hàng xóm hoài nghi về thân phận của những đứa trẻ bà nhận nuôi. Không ít lần mẹ bà khóc ròng khi thấy con mình chưa được hưởng hạnh phúc riêng mà đã phải đi chăm con nhà “người”.
Vượt qua những tháng ngày bĩ cực, khi các con dần lớn, cũng là lúc công việc làm ăn của bà phất lên từng ngày. Ông Trời như đền đáp cho những tháng ngày nhọc nhằn của bà. Không chỉ kinh doanh buôn bán mà công việc trồng cấy, chăn nuôi, đầu tư mở rộng phát triển kinh tế... của bà cứ phát triển không ngừng không nghỉ. Chẳng mấy chốc, người đàn bà tay trắng với những đứa bé nheo nhóc đã trở thành “đại gia” phố núi.
"Bà Khùng" cùng các "con".
"Bà Khùng" cùng các "con". 
“Bà khùng” với những mảnh đời bất hạnh
Ngày mà các con thành đạt có công ăn việc làm, đi lập gia đình riêng cũng là lúc mà bà bắt đầu thực hiện ý tưởng mà mình đã nung nấu bấy lâu. Toàn bộ số tiền dành dụm, bà được đem ra xây dựng trung tâm bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng những người già không nơi nương tựa, những trẻ nhỏ mồ côi, những mảnh đời bất hạnh.
Số tiền xây dựng trung tâm lên đến hơn 35 tỉ đồng, vượt ngoài nguồn dự tính ban đầu. Để bù vào đó bà đã phải vay mượn ngân hàng, vay mượn anh em người quen để tiếp tục xây dựng và lấy kinh phí để duy trì hoạt động.
Bà kể lại, khi đi vay tiền lúc đó rất khó khăn, bởi ai cũng hoài nghi về mục đích xây trung tâm của bà. Nhiều người còn cho rằng bà Nguyệt bị “khùng” có một thân, một mình còn rước cái nợ nần vào thân. Nhưng vì tấm lòng nhân ái bà tìm đủ mọi cáu để xoay xở huy động đủ số vốn cần thiết.
Bà đưa chúng tôi đi thăm một vòng trung tâm, quả thực với cơ ngơi khang trang rộng rãi như ngày hôm nay, bà không những phải bỏ tiền bạc mà phải dồn cả tâm sức của mình để thực hiện.
Bà Nguyệt cho chúng tôi biết, trung tâm hiện có 8 cụ già, 6 cháu nhỏ, 5 quản lí và bảo mẫu. Mỗi con người một mảnh đời, một số phận khác nhau nhưng trong đó phải kể đến cháu Nguyễn Xuân Thành, ở với bà từ lúc còn đỏ hỏn, cho đến nay đã hơn 2 tuổi. Cháu bị mẹ bỏ rơi ở cầu thang bệnh viện, ranh giới giữa sự sống và cái chết rất mong manh cho đến khi bệnh viện phát hiện và gọi bà đến cho. 
Một cháu khác cũng sống với bà từ khi mới lọt lòng đến nay cũng gần 2 tuổi, đó là cháu Nguyễn Xuân Tình, cháu bị mẹ bỏ rơi ở bệnh viện huyện Đồng Hỉ. Nghe bác sĩ kể lại, mẹ cháu là người bị HIV. Sau khi nhận về nuôi, bà Nguyệt đã thuốc thang cho cháu đầy đủ, rất may là sau nhiều lần kiểm tra cháu bé đều âm tính với HIV. 
Ngoài những mảnh đời bất hạnh của các cháu nhỏ, tại trung tâm của bà còn có những cụ già bị liệt người, không nói được, mọi sinh hoạt cá nhân đều không thể tự lo...Người làm nhiều khi làm không hết việc bà Nguyệt cùng các con đã phải tự tay tắm giặt, rửa ráy cho các cụ.
Tâm sự với chúng tôi, cụ Mạc Thị Thơm (người xã Thịnh Đức, TP Thái Nguyên) nói: “Tôi cũng đã gần 80 tuổi, con cái thì ở xa hết nên đã xin lên đây ở với bà Nguyệt cũng đã được hơn 1 năm. Ở đây vui lắm, mọi người chăm lo cho tôi rất chu đáo, từ cái ăn, cái mặc, rồi đến cả đời sống tinh thần. Nhất là bà Nguyệt, bà sống có tình thương lắm, bà chăm lo cho mọi người ở đây từng tí một và luôn nghĩ cho người khác nhiều hơn cho mình.”
Mới đây một cụ già 101 tuổi qua đời ở trung tâm, bà Nguyệt đã tự tay lo liệu việc an táng cho cụ từ ma chay, cho đến thuê phường kèn, chôn cất. Người dân ở đây, ai cũng khâm phục thay cho tấm lòng nhân hậu của bà.
Đứng nhìn cái ánh nắng vàng vọt của buổi xế chiều chiếu qua từng khe lá in trên sân, chúng tôi bất giác nghĩ, vẫn còn nhiều người lắm không bị nhiễu "virut vô cảm". Còn có những con người âm thầm đánh đổi cả tuổi thanh xuân của mình đề cưu mang, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. "Bà khùng" mà chúng tôi gặp là một người như thế!./.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.