Người cựu binh Pháp gìn giữ bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh hơn 70 năm

(PLVN) - Một bức tranh cổ động chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được một cựu binh Pháp trao tặng lại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Điều đáng nói là người cựu binh này đã gìn giữ bức tranh suốt 70 năm, dù trải qua nhiều biến cố cuộc đời và cả những lời đề nghị mua lại với giá cao.
Bản phác họa địa điểm nơi tìm được bức tranh do ông Pierre Flamen nhớ và vẽ lại cách đây 10 năm
Bản phác họa địa điểm nơi tìm được bức tranh do ông Pierre Flamen nhớ và vẽ lại cách đây 10 năm

Kỷ niệm quý báu của người lính Pháp

Người lính Pháp tên Pierre Flamen xuất thân từ vùng Dordogne, phía Nam miền Trung nước Pháp, hiện sống tại thành phố Montreuil, Cộng hòa Pháp. Năm 1948, ông Pierre Flamen lần đầu tiên đến Việt Nam với vai trò là một người lính trong quân đội Pháp, thuộc Tiểu đoàn 6, lính dù ở Điện Biên Phủ. Nơi ông đóng quân nhiều nhất là vùng Tây Bắc, Việt Nam.

Năm 1949, khi đi trinh sát địa hình, Pierre Flamen phát hiện bức tranh cổ động chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh được dán trên bảng tin trong khu lán trại giữa rừng tre nứa, thuộc vùng tự do của Việt Minh. Là người đam mê nghệ thuật, Pierre Flamen nhận thấy đây là bức tranh có giá trị, đường nét đơn giản nhưng thể hiện rất rõ thần thái Hồ Chủ tịch nên mang về đơn vị, cất giữ cẩn thận trong vali. Năm 1951, nhân chuyến về Pháp nghỉ phép, ông Pierre Flamen đã mang theo bức tranh này về nước.

Tham gia chiến trường Việt Nam và bốn lần bị bắt, tháng 11/1954, ông Pierre Flamen trở về Pháp, hành trang mang theo hầu như không có gì nhưng ông vẫn nâng niu, giữ gìn bức tranh Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chia sẻ cảm xúc về bức tranh kỷ vật, cựu binh Pháp Pierre Flamen nhớ lại, thời điểm đó khi đóng quân ở Nghĩa Lộ, ông đảm nhận ở khu vực phía nam và trong một lần đi trinh sát địa hình, ông đã phát hiện ra một lán tin tức trên đường đi của mình. Tò mò muốn biết xem cán bộ Việt Minh trong vùng trưng bày những gì, ông đã thấy bức chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh. “Đồ này rất dễ bị hỏng, là một chất giấy dó, rất mỏng, nhưng dù sao tôi cũng cuộn lại được và bảo vệ nó, vì ở vùng đó trời rất hay mưa, nhưng tôi đã đem được về đơn vị và xếp vào hành trang. Khi về Pháp, tôi đã đem theo mình...” - Pierre Flamen nhớ lại. 

Trong suốt 70 năm gìn giữ bức tranh ấy, người cựu binh Pierre Flamen không ít lần đem bức tranh ra ngắm nghía và theo lời cảm nhận của ông thì đây là một bức tranh được thực hiện rất tỉ mỉ và tài năng, một dạng thủ pháp, hình ảnh rất giống, đơn giản nhưng hiệu quả. Qua tìm hiểu ông Pierre Flamenđược biết bức tranh cổ động chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do họa sỹ Phan Văn Doãn minh họa được Ty Truyền thông Yên Bái phát hành nhân kỷ niệm lần thứ 59 ngày sinh của Hồ Chủ tịch. Tranh in trên giấy dó, kích thước 30 x 42 cm.

Và cũng trong 70 năm gìn giữ bức tranh, ông Pierre Flamen đã không ít lần lắc đầu từ chối trước lời đề nghị mua lại của nhiều cá nhân, tổ chức muốn sưu tầm với mức trả giá cao. Thậm chí, để đề phòng tuổi già lãng quên, cách đây 10 năm, ông Pierre Flamen còn cẩn thận phác họa lại địa điểm nơi tìm thấy bức tranh bằng trí nhớ của mình. 

Hiện vật thể hiện lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh của người cựu binh Pháp

Sau 70 năm gìn giữ, người cựu binh Pháp Pierre Flamen đã quyết định đưa trả bức tranh trở về với đất nước xuất xứ của bức tranh. Từ sự ủy thác của ông, ngày 4/9/2019, bà Hiệu Constant  - một nhà văn, nhà báo, dịch giả gốc Việt đã trao tặng bức tranh cho Bảo tàng Hồ Chí Minh. Tại lễ trao tặng, bà Hiệu Constant  cho biết bà là người được ông Pierre Flamen tin tưởng, ủy thác nhờ chuyển hiện vật về Việt Nam và trao tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh.“Lần về Việt Nam này tôi rất vui mừng vì được đại diện cho một cựu binh Pháp đã từng tham chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ tại Đông Dương trao lại bức tranh cổ động chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cho Bảo tàng Hồ Chí Minh” - bà Hiệu Constant cho hay.

T.SVũ Mạnh Hà, Bảo tàng Hồ Chí Minh nhận bức tranh cổ động Chân dung Chủ tịch
T.SVũ Mạnh Hà, Bảo tàng Hồ Chí Minh nhận bức tranh cổ động Chân dung Chủ tịch

Cũng theo lời bà Hiệu Constant, khi quyết định trao tặng lại bức tranh cho Bảo tàng Hồ Chí Minh, cựu binh Pháp Pierre Flamen tâm sự: “Tôi cũng hơi tiếc, vì tôi thực sự thích và lưu luyến bức tranh, nhưng tôi nghĩ nó xứng đáng được ở nơi nó cần ở, với lịch sử. Tôi nghĩ rằng có thể người dân Việt Nam rất ngạc nhiên khi thấy một người lính Pháp đem bức tranh này theo mình, nhưng với tôi, đây là một kỷ niệm quí báu. Đây dù sao cũng là một bức tranh được thực hiện rất tỉ mỉ và tài năng, một dạng thủ pháp, hình ảnh rất giống, đơn giản nhưng hiệu quả. Đó chính là vị Chủ tịch của các bạn, ông đã qua đời nhưng mãi vẫn là Chủ tịch của các bạn...”.

Kèm theo bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Pierre Flamen còn gửi tặng Bảo tàng Hồ Chí Minh bản phác họa địa điểm nơi tìm thấy bức tranh do ông nhớ và vẽ lại cách đây 10 năm.

Thay mặt Bảo tàng Hồ Chí Minh, TS. Vũ Mạnh Hà - Giám đốc Bảo tàng đã cảm ơn bà Hiệu Constant cùng phu quân đã giúp đỡ sưu tầm, cung cấp thông tin, vận chuyển an toàn, chu đáo bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh và trao lại cho bảo tàng. “Bức tranh cổ động chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hiện vật mang giá trị lịch sử, giá trị thẩm mỹ, thể hiện tình cảm và lòng kính yêu Chủ tịch Hồ Chí Minh của người cựu binh Pháp. Trong thời gian tới, Bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm kiếm thêm thông tin liên quan đến hiện vật và tiến hành các khâu công tác nghiệp vụ để bảo quản và phát huy lâu dài giá trị hiện vật này” - ông Vũ Mạnh Hà nhấn mạnh. 

Đây không phải là lần đầu tiên Bảo tàng Hồ Chí Minh tiếp nhận những kỷ vật liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh từ những cá nhân, tổ chức trao tặng và trong đó không ít người là cựu binh của phía bên kia trong các cuộc chiến tranh đã qua. Nhưng dù là ai và dù kỷ vật thế nào, thì điều lớn nhất có thể thấy ở họ đó là sự trân trọng và yêu kính Bác và mong muốn một nền hòa bình lâu dài cho tất cả mọi người. 

Hay như lời của ông Claude Constant phu quân của bà Hiệu Constant và cũng là người đã tận mắt xem bức tranh và chứng kiến ông Pierre Flamen trao tặng bức tranh đã chia sẻ cảm xúc với tư cách là một người Pháp ngay tại buổi trao tặng: “Tôi đã rất xúc động trước câu chuyện của ông Flamen khi gặp ông ấy. Và tôi thấy hết sức kỳ diệu, trong cuộc chiến tranh khắc nghiệt là thế nhưng ông vẫn nhận ra giá trị hiển nhiên của tấm áp phích, ông đã lấy và cất giữ từ cuối những năm 1940. Về cá nhân, tôi rất hoan hỉ khi thấy ông tặng lại bức tranh này cho Hà Nội, Việt Nam. Chúng ta đang ở thời kỳ cách cuộc chiến hơn 60 năm, đã đến lúc hai nước chúng ta cần trao đổi những giá trị văn hóa của chúng ta, thay đổi tất cả những gì mà chúng ta đã có trong lịch sử trước đây để xây dựng tương lai. Việc một cựu binh Pháp tặng lại bức tranh này cho Việt Nam, theo tôi là biểu tượng của sự hòa giải và sự tái tạo cần thiết giữa hai nước...”. 

Bác Hồ là nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ khi vẽ tranh cổ động

Từ bức tranh cổ động chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh của họa sỹ Phan Văn Doãn minh họa được Ty Truyền thông Yên Bái phát hành nhân kỷ niệm lần thứ 59 ngày sinh của Hồ Chủ tịch mà người cựu binh Pháp Pierre Flamen tặng lại bảo tàng có thể thấy Bác Hồ luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các họa sĩ khi vẽ tranh cổ động về Bác. Bằng chứng là bức tranh của họa sĩ Phan Văn Doãn đã được đánh giá là rất tỉ mỉ và tài năng, một dạng thủ pháp, hình ảnh rất giống, đơn giản nhưng hiệu quả. 

Điều này cũng có thể thấy qua trưng bày chuyên đề “Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động” (1969 - 2011) do Bảo tàng Hồ Chí Minh thực hiện tháng 5 vừa qua. 60 bức tranh trưng bày đều cho thấy các họa sĩ vẽ tranh cổ động đã khắc họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại nhưng vô cùng giản dị, gần gũi, tạo nên thông điệp tuyên truyền mạnh mẽ về những phẩm chất sáng ngời của Người, là nguồn cổ vũ lớn lao đối với các thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Như lời chia sẻ của họa sĩ Đỗ Mạnh Cường, đề tài ông say mê nhất khi vẽ tranh cổ động là về Bác Hồ: “Bức tranh cổ động “Theo con đường Bác Hồ đã chọn”, tôi sáng tác xuất phát từ mong muốn của Bác. Bác đã dành trọn đời mình hiến dâng cho Tổ quốc. Trước khi qua đời, Bác luôn mong miền Nam được giải phóng hoàn toàn, thống nhất đất nước, kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao. Bởi vậy, trong bức tranh này, tôi đã vẽ tất cả các hoạt động của đất nước sau ngày được hoàn toàn giải phóng lồng trong hình ngôi sao thể hiện đất nước thống nhất, nhân dân Việt Nam luôn tin tưởng và đi theo con đường Bác Hồ đã chọn”. Cũng tại trưng bày này, nhiều họa sĩ đã hiến tặng những bức tranh cổ động nổi tiếng của mình về Bác cho Bảo tàng Hồ Chí Minh. 

Tin cùng chuyên mục

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

Biểu dương 95 Gương sáng công nhân tiền phong

(PLVN) - Tối 16/2, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức chương trình biểu dương 95 công nhân lao động tiêu biểu là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam lần I năm 2025, với chủ đề “Gương sáng công nhân tiền phong”. Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại chương trình.

Đọc thêm

Khát vọng mãnh liệt và quyết tâm vươn lên của dân tộc

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị phát triển KH-CN, ĐMST, CĐS và nhân lực chất lượng cao.
(PLVN) - Tại Hội nghị phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh về việc thực hiện Nghị quyết 57, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực chất lượng cao là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển đất nước, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể...

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh

Chủ tịch nước: Văn hóa truyền thống của 54 dân tộc là nguồn lực quý báu xây dựng một Việt Nam hùng mạnh
Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025, nhằm giới thiệu những nét văn hóa, phong tục đặc sắc của 54 dân tộc anh em trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập

Xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước: Bảo đảm quyền lợi của đối tượng bị tác động sau sáp nhập
(PLVN) -  Sáng 14/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước. Các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng nhằm hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Thời cơ vàng để tinh gọn bộ máy

Tổng Bí thư Tô Lâm.
(PLVN) - Trong chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu, dẫn chứng vô cùng thuyết phục.

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ

Thanh niên ưu tú toàn quốc phấn khởi lên đường nhập ngũ
(PLVN) - Ngày 13 - 14/2/2025, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã long trọng tổ chức lễ giao quân năm 2025. Với sự chuẩn bị chu đáo, tích cực trong không khí vui tươi phấn khởi các địa phương đã hoàn thành tốt chỉ tiêu giao, nhận quân năm 2025.

Cần cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ điện hạt nhân Ninh Thuận

Quang cảnh phiên họp sáng 14/2. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là dự án đặc biệt quan trọng, có công nghệ phức tạp, chỉ một số ít quốc gia sở hữu; nhu cầu vốn đầu tư rất lớn và lần đầu tiên được đầu tư xây dựng tại nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện.

Động lực phát triển mới từ Nghị quyết 57-NQ/TW

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã, đang có những thành công vượt bậc về lĩnh vực đổi mới sáng tạo (ĐMST). Chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) của Việt Nam cải thiện tích cực. Năm 2024, Việt Nam có thứ hạng GII là 44, tăng 2 bậc so với năm 2023. Trong 11 năm qua, tính từ năm 2013, thứ hạng GII của Việt Nam tăng 32 bậc (từ vị trí 76 lên 44).

Sắp xếp, tinh gọn là để bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại thảo luận Tổ. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Sáng 13/2, tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở Tổ về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong chiều 13/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, đại diện Chính phủ đã trình bày Tờ trình và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025: Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường
(PLVN) -  Chiều 13/2, ông Trịnh Minh Mạnh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao - đơn vị chủ trì sự kiện cho biết, sự kiện Diễn đàn Tương lai ASEAN 2025 (ASEAN Future Forum - AFF 2025) sẽ được tổ chức trong hai ngày 25 - 26/2/2025 tại Hà Nội với chủ đề “Xây dựng ASEAN đoàn kết, bao trùm và tự cường trong một thế giới biến động” .

Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật

 Bộ Ngoại giao thông tin về nhiều hoạt động đối ngoại nổi bật
(PLVN) - Chiều 13/2, tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Phạm Thu Hằng đã thông tin về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới, trong đó nổi bật có chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane từ ngày 12-17/2; Việc Mỹ dừng các dự án USAID ở Việt Nam