Người có triệu chứng dịch tễ… thì tuyệt đối không được nhập cảnh

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi tại cuộc họp sáng 11/3.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi tại cuộc họp sáng 11/3.
(PLVN) - Tất cả các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài, đều phải khai báo y tế bắt buộc. Các trường hợp khai báo không trung thực, không đầy đủ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Sáng 11/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 bàn việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trước diễn biến mới. 

Các thành viên Ban Chỉ đạo thống nhất việc thực hiện nghiêm khai báo y tế bắt buộc với những người nhập cảnh vào Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài, đều phải khai báo y tế bắt buộc. Các trường hợp khai báo không trung thực, không đầy đủ sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, đối với tất cả các trường hợp người nhập cảnh vào Việt Nam (kể cả người Việt Nam và người nước ngoài) đều phải khai báo y tế bắt buộc. Nếu khai báo gian dối sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

"Nếu người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, họ cũng phải theo nguyên tắc Luật quốc tế là họ phải chấp hành luật pháp quốc tế, vừa phải tuân thủ pháp luật Việt Nam. Trong tình hình chống dịch, theo luật truyền nhiễm đương nhiên họ chịu hình phạt về hành chính, thứ 2 nếu gây hậu quả lây nhiễm thì chịu trách nhiệm hình sự", ông Dũng nhấn mạnh.

Hành khách làm thủ tục khai báo y tế trước khi nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), chiều 7/3. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)
Hành khách làm thủ tục khai báo y tế trước khi nhập cảnh vào Việt Nam tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), chiều 7/3. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) 

Bắt buộc hành khách đeo khẩu trang

Về giao thông, để ngăn chặn dịch bệnh từ đường hàng không, các thành viên ban chỉ đạo cũng thống nhất quy định đối với các hãng hàng không của Việt Nam là bắt buộc hành khách phải đeo khẩu trang từ khi ngồi trên máy bay cho đến khi đã vào Việt Nam và làm thủ tục nhập cảnh phải đeo khẩu trang. Còn với các hãng hàng không nước ngoài, Việt Nam phải có khuyến nghị mạnh mẽ. Khi hành khách đã vào cảng hàng không làm thủ tục nhập cảnh thì bắt buộc phải đeo khẩu trang. 

Từ 6h sáng 13/03, hành khách của hàng không phải đeo khẩu trang

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, dự lệnh từ 6 giờ 00 ngày 13/3, các hành khách trên các chuyến bay của các hãng hàng không Việt Nam thực hiện đeo khẩu trang bắt buộc trong suốt chuyến bay và tại khu vực sân bay.

Đối với các chuyến bay của các hãng nước ngoài đến và rời Việt Nam, ngành Hàng không khuyến nghị mạnh mẽ hành khách, phi hành đoàn… đeo khẩu trang trên chuyến bay và đeo khẩu trang bắt buộc tại khu vực sân bay, để tránh lây nhiễm virus SARS-CoV-2, đảm bảo an toàn cho hành khách và phi hành đoàn.

Các cảng hàng không sẽ phát khẩu trang miễn phí cho hành khách.

Các thành viên Ban chỉ đạo cũng đề xuất các cảng hàng không quốc tế bố trí khu riêng phục vụ cho khách quá cảnh (nghỉ ngơi, mua sắm đồ lưu niệm).

Trong thời gian chờ bay, hành khách nếu thuộc diện nghi ngờ, tuổi cao có bệnh nền, người có triệu chứng dịch tễ… thì tuyệt đối không được nhập cảnh. Các trường hợp còn lại muốn nhập cảnh thì phải khai báo y tế bắt buộc…

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải khuyến nghị lái xe các phương tiện giao thông công cộng (đặc biệt là lái xe taxi) phải đeo khẩu trang, yêu cầu hành khách phải đeo khẩu trang.

Tiếp tục kiên định thực hiện cách ly tập trung 14 ngày

Về tổ chức cách ly, Ban Chỉ đạo thống nhất tiếp tục kiên định thực hiện cách ly tập trung 14 ngày; Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn, tập huấn cụ thể cho các địa phương về việc giảm mật độ cách ly và tổ chức cách ly tại cộng đồng.

Ban Chỉ đạo đề nghị các Bộ, ngành, địa phương thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế về việc giảm mật độ cách ly tập trung và tổ chức cách ly tại cộng đồng. Theo đó, sau 3 ngày cách ly tập trung, các trường hợp nghi ngờ được xét nghiệm và có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 có thể chuyển về cách ly tại địa phương.

Những trường hợp được chuyển về cách ly tại cộng đồng phải tuân thủ nghiêm các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về cách ly tại nhà, cơ sở lưu trú và chịu sự giám sát của chính quyền địa phương.

Về xử lý môi trường, các đại biểu cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể về quy trình cho các địa phương thực hiện diệt khuẩn, tiêu trùng tẩy độc tại gia đình và khu vực có người mắc Covid-19 và tại địa điểm các công cộng, điểm du lịch, trường học… tránh lãng phí không cần thiết, thậm chí gây hoang mang cho người dân.

Do đó, Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể về quy trình thực hiện cách ly, diệt khuẩn, tiêu trùng, tẩy độc tại các khu vực mà bệnh nhân COVID-19 đã lưu trú hoặc có tiếp xúc; trong khu dân cư, chỉ thực hiện cách ly các hộ liền kề với hộ mà người bệnh đã lưu trú. Với các hộ lân cận, người dân chủ động vệ sinh, khử khuẩn các vật dụng có nhiều người sử dụng như tay nắm cửa, nút thang máy, các bề mặt…

Đồng thời, Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho các địa phương, cơ sở y tế từ cấp cơ sở đến Trung ương trong việc phân luồng khám chữa bệnh cho những trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, cảm cúm…

Thông tin về năng lực xét nghiệm của 22 phòng thí nghiệm Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, theo quy định xét nghiệm dịch tễ, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tiến hành xét nghiệm sàng lọc đối với trường hợp nghi ngờ. '

Các mẫu dương tính với virus SARS-CoV-2 cần được chuyển tới 1 trong 3 đơn vị của Bộ Y tế (Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Nha Trang và Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh). Khi có kết quả xét nghiệm lần hai, các đơn vị báo cáo Ban Chỉ đạo và Bộ Y tế để công bố thông tin.

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, các Bộ, ngành, địa phương sẵn sàng tháo gỡ đến cùng các khó khăn, vấn đề pháp lý mà cộng đồng DN gặp phải. (Ảnh: PV)

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 3: Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng và thi hành pháp luật​

(PLVN) -  Xây dựng hệ thống pháp luật bảo đảm đồng bộ, minh bạch, ổn định, khả thi…, được coi là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhưng ban hành luật mới chỉ là bước đầu, việc triển khai hiệu quả các văn bản luật vào cuộc sống, từ đó khơi dậy mọi tiềm năng, tạo động lực cho sự phát triển đất nước mới là mục tiêu tối thượng.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.