Người chuyển giới vật vã chờ luật

Dù là “hoa hậu” nhưng HysaB cho biết cô phải làm rất nhiều nghề để sống
Dù là “hoa hậu” nhưng HysaB cho biết cô phải làm rất nhiều nghề để sống
(PLO) - HySa B, người được gọi là “Hoa hậu chuyển giới Việt Nam 2015” đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống trên con đường tìm giới tính thật của mình.

Trước nhu cầu xã hội cũng như chuẩn bị cho việc Bộ luật Dân sự 2015 sắp có hiệu lực, trong đó có điều luật cho phép chuyển đổi giới tính (CĐGT), Quốc hội đã giao cho Bộ Y tế chủ trì xây dựng Luật CĐGT. Những thông tin tại hội thảo: “Chia sẻ thông tin liên quan đến vấn đề chuyển đổi giới tính phục vụ cho việc xây dựng Luật Chuyển đổi giới tính” vừa được Vụ Pháp chế, Bộ Y tế tổ chức sáng qua (24/5) tại Hà Nội càng cho thấy tính bức thiết của vấn đề. 

“Hoa hậu” muốn được làm những công việc bình thường

Tham dự hội thảo, Đào Tú Anh một người vừa CĐGT  từ nam sang nữ cách đây 2 tháng kể, để thực hiện được mơ ước của mình, không chỉ “vật vã” tìm hiểu, phẫu thuật chuyển giới, điều trị hoocmon, Tú Anh còn gặp vô vàn rắc rối khác về tâm lý, sức khỏe, đặc biệt là khi đi xin việc.

Tú Anh cho hay đã đi rất nhiều nơi xin việc nhưng không nơi nào đón nhận vì lý do “không biết bố trí công việc nào cho những người nam không ra nam, nữ không ra nữ như em”. 

Hoàn cảnh tương tự là HySa B, người được gọi là “Hoa hậu chuyển giới Việt Nam 2015”. HySa B rất “có duyên” với giải thưởng tại các sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn, trong đó có chương trình Việt Nam Idol.

Cũng qua các sự kiện này, HySa B biết đến các thuốc điều trị nội tiết và bắt đầu điều trị hoocmon từ năm 2015. Lần đầu điều trị hoocmon không gặp vấn đề gì, nhưng đến lần thứ hai HySa B bị áp xe vú, phù nề tay. Hỏi những người đi trước, được biết đó chỉ là những biến chứng nhỏ nên HySa B tiếp tục sử dụng.  

HySa B cho biết, mỗi lần tiêm hoocmon, cảm giác rất khó chịu. Người thì mệt mỏi, lúc nào cũng ở trạng thái buồn ngủ, đói là phải ăn ngay, không thì không chịu được. Hiện HySa B chưa phẫu thuật CĐGT nhưng vẫn mong muốn được chuyển giới để được sống thật với mình. 

HySa B chia sẻ: “Để có thể trang trải cuộc sống, tôi và một số người cùng hoàn cảnh phải làm rất nhiều nghề  để kiếm tiền".

Dù là “hoa hậu”, HySa B vẫn gặp không ít khó khăn trong quá trình xin việc, và càng khó có cơ hội vươn lên để có vị trí trong xã hội. “Tôi muốn làm những công việc bình thường như bao người khác với mong muốn xã hội sẽ có cái nhìn thiện cảm đối với những người như tôi”, HySa B bày tỏ.

Từ thực tế trên, những người chuyển giới dự hội thảo đều có chung mong muốn được sống thật với giới tính, con người của mình và được xã hội công nhận. Muốn vậy, theo họ, các bộ, ngành liên quan cần nhanh chóng thảo luận cụ thể về những vấn đề này. Bên cạnh đó, họ cũng hy vọng luật cần quy định rõ ràng hơn về vấn đề hộ tịch, tạo điều kiện cho những người CĐGT, không chuyển giới được công nhận… “Có không ít người đã CĐGT rồi nhưng gặp vô vàn “rào cản” về pháp lý, khiến họ sống dở, chết dở, không biết mình là ai”, một người phát biểu.

Nhu cầu bức thiết

TS Nguyễn Huy Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, dù Luật chưa cho phép nhưng vẫn có rất nhiều người cố tình tìm sang nước ngoài phẫu thuật CĐGT. Cũng bởi luật không cho phép nên họ phải phẫu thuật ở những cơ sở “chui”, rủi ro rất cao. Cùng với đó là vô vàn ẩn họa khác từ việc tự mách nhau sử dụng thuốc nội tiết, hoocmon… 

Không chỉ thế, sau khi CĐGT về Việt Nam, họ còn gặp khó khăn trong việc công nhận nhân thân, gặp những trở ngại trong hoạt động giao dịch hàng ngày. Cũng chính vì sử dụng các nguồn hoocmon “trôi nổi”, không đảm bảo, đã có trường hợp tử vong do sử dụng hoocmon không đúng liều. “Rồi sau khi CĐGT, nếu sinh con bằng phương pháp khoa học thì ai sẽ là bố, ai là mẹ; đi đứng, vệ sinh thế nào… cũng là những vấn đề phải quan tâm. Chính vì những lý do trên, việc xây dựng một đạo luật chuyên ngành là một nhu cầu vô cùng bức thiết”, ông Quang nói.   

Nhưng để ban hành luật này là một vấn đề không đơn giản. TS Quang cho biết, hiện có rất nhiều luật liên quan đến vấn đề này (Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Nghĩa vụ quân sự…).

Như Luật Hôn nhân và Gia đình vẫn chưa cho phép hôn nhân đồng giới. Liên quan đến Luật Nghĩa vụ quân sự, hiện luật này mới quy định nam đến tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự, chứ không đề cập đến người chuyển giới. Pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam đối với người đồng tính, chuyển giới cũng chưa được quy định rõ.

Ông Quang đưa ra câu hỏi: “Chúng ta nên sửa một loạt các luật rồi chờ Luật CĐGT ra đời, hay xây dựng Luật CĐGT rồi mới tiến hành sửa đổi các văn bản pháp luật kia?”.

TS Quang cho hay Quốc hội đã thông qua và giao Bộ Y tế xây dựng Luật CĐGT. Theo lộ trình, dự án Luật sẽ xây dựng và trình Chính phủ vào năm 2018. Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến và thông qua cuối năm 2018 đầu năm 2019.

Trước mắt, Bộ Y tế sẽ phải nghiên cứu, giải trình về tính cấp thiết, mục tiêu của luật, những vấn đề xã hội nảy sinh, tài chính, nguồn nhân lực để thực hiện công việc này. Bên cạnh đó, tính hợp hiến, hợp pháp của điều luật cũng phải xem xét tới.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.