Người cao niên, nam giới nô nức đi làm đẹp

Thẩm mỹ viện không chỉ dành cho người trẻ.
Thẩm mỹ viện không chỉ dành cho người trẻ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hiện nay, cuộc sống kinh tế, xã hội phát triển, nhiều người không còn phải lo miếng cơm, cái mặc, họ có thời gian chăm chút sức khỏe và ngoại hình. Làm đẹp không chỉ giới hạn nữ giới mà nam giới cũng là khách hàng thân thiết ở nhiều trung tâm chăm sóc sắc đẹp. Thậm chí, những người cao tuổi cũng tìm tới nơi này để trẻ hóa khuôn mặt, vóc dáng thêm tự tin, yêu đời.

Mua biếu mẹ liệu trình căng da để báo hiếu

Chị Thanh Mai, 30 tuổi, Đống Đa, Hà Nội cầm trên tay phiếu liệu trình căng da, trẻ hóa trị giá 40 triệu đồng khấp khởi mang về nhà biếu mẹ. Mẹ của chị là bà Thanh Hà, 58 tuổi, giáo viên nghỉ hưu. Thời thanh xuân, mẹ chị vốn là một phụ nữ xinh đẹp với làn da trắng hồng, căng mịn. Lập gia đình, mẹ chị sinh hai người con gái. Khi Mai lên 4 tuổi thì bố chị mất. Mẹ góa chồng khi tuổi mới ngoài 30. Ngoài lên lớp giảng bài, tối mẹ còn đi kèm lớp dạy học tình thương rồi về soạn bài tới khuya.

Năm này qua năm khác, mẹ miệt mài làm việc, một mình nuôi dạy, chăm sóc hai con thơ. Làn da trắng hồng, mịn màng của mẹ nhanh chóng bị thay thế bởi làn da nhăn nheo, thâm nám với đôi mắt quầng thâm, chân chim.

Không ít lần Mai bắt gặp mẹ ngồi trong gương tiếc nuối vẻ đẹp thời thanh xuân. Mai thương mẹ và thầm nhủ làm việc chăm chỉ để chăm sóc mẹ và gia đình. Tích cóp tiền lương, Mai đã mua món quà giúp mẹ níu lại phần nào sự trẻ trung, tươi tắn.

Khi nhận món quà con gái tặng trên tay, bà Thanh Hà vừa xúc động và ngần ngại bởi U60 rồi còn đi làm đẹp. Được chị động viên: “Mẹ à, trước đây, mẹ vất vả một mình nuôi nấng các con, không có thời gian chăm sóc bản thân. Giờ đã tới lúc mẹ chăm sóc sức khỏe và chăm chút cho làn da, đôi mắt của mình. Con đã mua liệu trình này tại thẩm mỹ viện uy tín nên mẹ đừng lo lắng. Tuổi nào cũng cần làm đẹp để thêm tự tin, yêu đời, mẹ nhỉ”. Nghe vậy, bà Thanh Hà bớt lo, cùng con gái đi chăm sóc da.

Tại thẩm mỹ viện, bà thấy không chỉ người trẻ mà còn rất nhiều người hơn tuổi bà cũng đi làm đẹp. Nếu như giới trẻ thường phun môi, nâng mũi, cắt mí, tắm trắng… thì những trung niên, người cao tuổi từ 45 - 70 thường chăm sóc da đỡ chảy xệ, lão hóa, nhăn nheo, nám, tàn nhan, đồi mồi, mắt đỡ quầng thâm, chân chim. Bà Thanh Hà còn ngạc nhiên hơn khi thấy nam giới cũng vào đây làm đẹp. Họ chữa mụn, chữa rỗ, nâng mũi, cắt mí, đánh mỡ bụng…

Bà Hoàng Thu Hà - chủ một cơ sở thẩm mỹ viện trên phố Trần Duy Hưng, Hà Nội cho hay: “Đi thẩm mỹ, chăm sóc da mặt không còn là chuyện xa lạ đối với những người ở các tỉnh, thành, với biên độ tuổi khá rộng: Từ 18 đến 75. Khách hàng chính của chúng tôi hiện giờ là những người ở độ tuổi 50 - 70. Họ muốn mình ngày càng trẻ hóa. Phụ nữ trung niên, cao niên, họ ổn định về tài chính và thời gian. Họ có xu hướng sử dụng dịch vụ làm đẹp nhiều hơn.

Nam giới cũng là những khách hàng tiềm năng của ngành thẩm mỹ, làm đẹp. Tại trung tâm của tôi, có tới hàng chục vị khách là nam giới với các nhu cầu làm đẹp khác nhau. Đa phần, họ đến để chữa rỗ, nâng mũi vì họ tin rằng sẽ mang lại “phong thủy” tốt cho số mệnh. Có người còn thẩm mỹ có đôi tai “tài lộc”, đôi tai “thần tài”…

Chẳng cứ nghệ sĩ, nam giới ở các ngành nghề: doanh nhân, giáo viên, lái xe, nhân viên văn phòng, nông dân làm trang trại, bán hàng online… đều muốn “giao diện” của mình đẹp hơn, trẻ hơn mỗi ngày”.

Anh Khoa Nguyễn, 27 tuổi (Gia Lâm, Hà Nội) vừa nâng mũi chia sẻ: “Tôi trước đây rất tự ti với mũi gẫy gập. Phẫu thuật thẩm mỹ giúp tôi có một chiếc mũi thanh thoát, cân đối với khuôn mặt. Sự tự tin sẽ mang lại những thay đổi trong công việc và cuộc sống của tôi”.

“Thập kỷ vàng” của ngành thẩm mỹ, làm đẹp

Xuất phát từ thực tiễn đặt ra đối với ngành làm đẹp, Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức sự kiện Diễn đàn Khởi nghiệp Quốc gia: Đại hội Công nghiệp Thẩm mỹ Quốc gia vào ngày 18/3/2023 tại Hà Nội. Tại đây, các chuyên gia đều đồng tình rằng sự bùng nổ của nhu cầu làm đẹp của người Việt hiện nay, từ trẻ tới già, từ nam tới nữ, cộng thêm những lợi thế về năng lực công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo của người Việt đang mở ra một cơ hội rất lớn cho khởi nghiệp trong lĩnh vực làm đẹp kết hợp với công nghệ số. Thập kỷ tới sẽ là “thập kỷ vàng” của ngành spa cũng như ngành thẩm mỹ.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia, dẫn số liệu từ một báo cáo cho thấy có tới 64,1% người được hỏi không hài lòng về nét đẹp trên khuôn mặt của mình; 15% nói có vấn đề về ngực, 7,5% muốn thay đổi sắc thái da. Các dịch vụ giảm cân cũng chiếm tỷ trọng 26% trong các dịch vụ làm đẹp hiện nay.

Không ít nam giới đến thẩm mỹ để làm đẹp

Không ít nam giới đến thẩm mỹ để làm đẹp

“Dân số trung lưu, khoảng 33 triệu người, là khách hàng mục tiêu của ngành thẩm mỹ Việt Nam. Họ có xu hướng lựa chọn sản phẩm có thương hiệu, chất lượng cao, gần gũi thiên nhiên, lành mạnh, thân thiện với môi trường”, bà Tuyết Minh đánh giá.

Đặc biệt bà cũng nhìn nhận một xu hướng đang ngày càng phát triển tại Việt Nam, đó là Việt kiều trở về quê hương để làm đẹp. Dẫn thông tin từ bác sĩ Nguyễn Phan Tú Dung, Tổng Giám đốc Bệnh viện JW Hàn Quốc, bà Minh cho biết riêng trong năm 2018, bệnh viện này đón tiếp 500 Việt kiều về làm thẩm mỹ. Con số này tăng 20% mỗi năm, tập trung vào ngành làm răng sứ, mũi, mặt, hút mỡ bụng, nâng ngực, gọt hàm. Một số chuyên gia trong ngành tiết lộ nếu so về giá cả, dịch vụ làm đẹp tại Việt Nam thấp hơn 50% so với dịch vụ tương tự của các nước xung quanh.

TS Định Việt Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia cho biết: “Nhu cầu làm đẹp và chăm sóc sức khỏe luôn là nhu cầu tất yếu và là quyền của tất cả mọi người. Kinh doanh về ngành làm đẹp và sức khỏe đã có rất lâu đời và có những đóng góp rất lớn cho đời sống của mọi người và sự thịnh vượng của nhiều quốc gia. Đó chính là cơ hội rất lớn cho những người có tinh thần khởi nghiệp lựa chọn để phát triển sự nghiệp.

Diễn đàn là nơi các nhà làm dịch vụ trong lĩnh vực công nghiệp thẩm mỹ, các khách hàng cũng như các cơ quan Chính phủ, các nhà khoa học, công nghệ cùng nhau để bàn bạc về định hướng phát triển của ngành làm đẹp ở Việt Nam trong thời gian tới và cũng là một diễn đàn để chúng ta có thể trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ về công nghệ, kết nối cho các cộng đồng, nhà công nghiệp thẩm mỹ ở Việt Nam và thế giới”.

Ông Đỗ Tiến Thịnh - Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia phân tích cơ hội khởi nghiệp đầy tiềm năng trong ngành công nghiệp làm đẹp cho nam giới trước hiện thực đàn ông Việt đang ngày càng quan tâm làm đẹp và chịu chi tiêu cho thẩm mỹ. Tổng cầu về làm đẹp ở Việt Nam đang tăng đột biến mà nhiều người gọi là cuộc cách mạng làm đẹp. “Bây giờ đàn ông làm đẹp rất nhiều. Tôi có những người bạn nam giới có cả tủ nước hoa, với đủ loại dùng riêng cho mùa hè, mùa đông. Rất nhiều đàn ông Việt bắt đầu đi xăm, thêu lông mày. Đàn ông dùng sữa rửa mặt để mịn da, sáng da cũng rất đông. Ngành thẩm mỹ không chỉ thỏa mãn nhu cầu làm đẹp mà còn là cơ hội tạo ra hàng nghìn, hàng triệu việc làm cho người lao động với thu nhập hấn dẫn”, Phó Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia khẳng định.

Song song với những cơ hội là không ít thách thức khi không ít cơ sở nơi làm đẹp chưa có đủ hệ thống trang thiết bị, công nghệ chưa hiện đại và đặc biệt chưa có đủ đội ngũ nhân lực về lĩnh vực làm đẹp có chuyên môn, được đào tạo chính quy, chuyên nghiệp dẫn đến những hậu quả không đáng có.

Tại diễn đàn, ông Jang Hyo Kwan, Chủ tịch Hiệp hội Thẩm mỹ y tế Hàn Quốc nhận định, Việt Nam đã xây dựng được hạ tầng kinh doanh làm đẹp thuận tiện còn Hàn Quốc thì có sẵn những công nghệ tân tiến. Nếu kết hợp công nghệ của Hàn Quốc với cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, ngành công nghệ thẩm mỹ của Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.