Người bị suy thận mạn cần ăn uống như thế nào?

Hình ảnh minh họa
Hình ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chế độ ăn hợp lý giúp làm giảm sự tiến triển của bệnh thận mãn tính, giảm các biến chứng do suy thận mạn gây nên như tăng huyết áp, hội chứng ure máu cao…

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy thận mạn chia làm 2 giai đoạn: Bệnh nhân chưa phải chạy thận nhân tạo và bệnh nhân đã chạy thận nhân tạo.

Với bệnh nhân suy thận mạn chưa phải chạy thận nhân tạo

Chế độ ăn cần tuân thủ theo nguyên tắc đủ năng lượng, đủ các yếu tố vi lượng (vitamin), giàu canxi. Cần giảm chất đạm (thịt) để giảm sự hoạt động, đào thải của thận, hạn chế tình trạng ứ đọng chất thải ở thận và biến chứng tăng ure máu.

Muối là thành phần gây tích nước trong cơ thể làm quá tải cho thận và gây tăng huyết áp, vì vậy người bệnh hạn chế những thực phẩm chứa nhiều muối.

Người bị suy thận không nên uống nhiều nước. Nếu có phù, bệnh nhân hạn chế tối đa nhất lượng nước uống. Nếu không phù thì lượng nước uống trong ngày nên ước tính theo công thức (lượng nước uống trong ngày = lượng nước tiểu 24h + 300 - 500 ml (mất qua mồ hôi, hơi thở).

Các loại thực phẩm nên ăn sẽ bao gồm các loại cung cấp protein có giá trị cao như trứng, sữa dành cho người bệnh suy thận mạn, thịt nạc, cá. Chất bột ít đạm như khoai lang, khoai tây, khoai sọ, bột sắn dây, gạo xay, miến dong.

Các loại thực phẩm không nên ăn là các loại thực phẩm nhiều natri cần hạn chế như thức ăn đóng gói, chế biến sẵn, đồ hộp, nước mắm, cá khô,... Thực phẩm giàu kali mà bệnh nhân suy thận mạn cần hạn chế như các loại đậu, các loại rau có màu xanh đậm (rau muống, rau ngót, rau dền, ...), trái cây tươi và khô (bơ, thanh long, nho, chuối khô). Các loại thực phẩm giàu phốt-pho như thịt bò, tôm khô, đậu nành, hạt sen khô, ... Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây hại như nội tạng động vật, bơ, phomai...

Với bệnh nhân bệnh thận mạn phải chạy thận nhân tạo

Đối với bệnh nhân chạy thận 1 lần/ tuần, số lượng đạm là 1g/kg cân nặng/ ngày. Bệnh nhân chạy thận 2 lần/ tuần, số lượng đạm là 1,2 g/kg cân nặng/ ngày. Còn bệnh nhân chạy thận 3 lần/ tuần, số lượng đạm là 1,4g/kg cân nặng/ ngày.

Vì chế độ ăn cần giảm đạm do đó cần tăng cường nhóm tinh bột, đường và chất béo để tránh suy dinh dưỡng. Tổng mức năng lượng từ 30-35 Kcal/kg cân nặng/ ngày. Trong đó, chất béo chiếm 25-35% (1g cho 9 Kcal), chất đạm chiếm 15-20% (1g cho 4 Kcal), chất bột chiếm 50-60% (1g cho 4 Kcal).

Ăn nhạt, ăn tối đa 3g muối/ngày, tương đương 15ml nước mắm. Hạn chế các thực phẩm giàu phốt pho: lục phủ ngũ tạng động vật, sô cô la, ca cao, lòng đỏ trứng, sữa, các chế phẩm của sữa (bơ, phomat) bơ đậu phộng các loại trái cây khô, thức ăn khô như tôm khô, thịt bò khô, thực phẩm đóng hộp. Rất hạn chế các thức ăn chứa nhiều kali như cam, chuối, quả bơ, hạt họ đậu, dâu, nho khô, sô cô la, các loại rau xanh đậm. Nên ăn các thực phẩm giàu can xi: sữa dành cho người suy thận, cá con, cua…

Lượng nước đưa vào cơ thể ở mức vừa phải. Lượng nước uống trong ngày = lượng nước tiểu 24h + 300 - 500 ml (mất qua mồ hôi, hơi thở).

Cần bổ sung vitamin có nhiều trong rau, củ, quả: dưa leo, bầu, bí, su hào, su su, mướp, cà rốt, cải bắp, rau diếp quả lê, cà chua, dâu, dưa hấu, táo, mơ, đào, nghệ, thơm, vú sữa, quýt, xoài chín.

Đọc thêm

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.