Ngứa mắt và đau mắt đỏ có thể là triệu chứng mới của COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Các chuyên gia đang chứng kiến một triệu chứng mới xuất hiện từ biến thể phụ COVID-19 mới nhất, đó là ngứa mắt và đau mắt đỏ (viêm kết mạc)…

Các bệnh về đường hô hấp khác như cảm lạnh thông thường có thể gây đau mắt đỏ, nhưng cho đến thời điểm này, ngứa mắt và đau mắt đỏ có thể là triệu chứng mới của COVID-19 .

Với mỗi biến thể mới xuất hiện thì các triệu chứng của COVID-19 có thể thay đổi. Giống như chảy nước mũi không còn là triệu chứng chỉ có ở cảm lạnh hay dị ứng, mà giờ đây ngứa và đau mắt đỏ, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể không phải do virus cảm lạnh gây ra, thay vào đó, đó có thể là triệu chứng của XBB.1.16, một biến thể phụ của Omicrom, đang được giám sát chặt chẽ trên toàn thế giới.

Với mỗi biến thể mới xuất hiện thì các triệu chứng của COVID-19 có thể thay đổi.

1. XBB.1.16 nhiều khả năng gây sốt và đau mắt đỏ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể phụ mới XBB.1.16, có tên là "Arcturus" đã được báo cáo ở 29 quốc gia. Mặc dù biến thể phụ trước đó XBB.1.5 vẫn chịu trách nhiệm cho phần lớn các trường hợp COVID-19, nhưng theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ, các ca nhiễm XBB.1.16 đang gia tăng nhanh chóng, tăng gần gấp đôi từ 3,9%- 7,2% trong tuần trước.

TS. William Schaffner, chuyên gia y tế dự phòng và các bệnh truyền nhiễm, Đại học Vanderbilt ở Nashville, Tennessee, cho biết: Mặc dù biến thể mới rất giống với XBB.1.5, nhưng nó có thêm một đột biến ở protein, khiến nó dễ lây lan hơn .

Theo TS. Schaffner, Aarcturus cũng có hai đặc điểm lâm sàng khá đặc biệt. So với các biến thể Omicron khác, nó có nhiều khả năng gây sốt và gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ), đặc biệt là ở trẻ em. Cho đến nay, đau mắt đỏ dường như kéo dài vài ngày đến một tuần, tương tự như đau mắt đỏ do virus thông thường.

2. Đau mắt đỏ có thể sẽ là con đường lây lan chính của COVID-19

TS. Schaffner cho biết, đau mắt đỏ sẽ là một cách lây lan virus mới. Do virus có thể bám trên đầu ngón tay và rất dễ lây lan, nên có khả năng lây lan từ người sang người nhiều hơn, đặc biệt là ở trẻ em.

Theo TS. Schaffner, Arcturus được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 1/2023 và đang lan rộng đáng kể ở một số quốc gia. Các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở đó bắt đầu coi viêm kết mạc là một triệu chứng của COVID-19 vào đầu tháng 4.

Những ngày qua, đã xuất hiện tình trạng trẻ sơ sinh được điều trị, bị sốt cao, cảm lạnh và ho, viêm kết mạc không có mủ, ngứa và dính mắt… Các tình trạng này không thấy ở các đợt dịch trước đó, TS. Vipin Vashishtha, bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Mangla ở Bijnor, Ấn Độ cho biết.

Ngứa mắt và đau mắt đỏ có thể là triệu chứng mới của COVID-19.

3. Các loại virus đường hô hấp khác có triệu chứng về mắt

TS. Amesh Adalja, Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins ở Baltimore cho biết, triệu chứng mới này của COVID-19 không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì nhiều loại virus đường hô hấp cũng gây các triệu chứng về mắt.

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ là do Adenovirus gây ra, nhưng cũng có thể do các loại virus khác gây ra, bao gồm virus herpes simplex và virus varicella-zoster, theo Johns Hopkins Medicine .

Theo Bệnh viện Nhi đồng Philadelphia (CHOP), Adenovirus là một nhóm virus thường gây ra các bệnh về đường hô hấp, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, viêm kết mạc, viêm thanh khí phế quản, viêm phế quản và phổi...

4. Điều trị và phòng ngừa COVID-19, đau mắt đỏ

TS. Schaffner cho biết, việc điều trị đau mắt đỏ (viêm kết mạc) liên quan đến COVID-19 là điều trị triệu chứng. Điều đó có nghĩa là thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ được kê đơn sẽ cải thiện các triệu chứng về mắt mà không giải quyết được nguyên nhân cơ bản của bệnh.

Để ngăn chặn sự lây lan của XBB.1.16, cần thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa COVID-19 thông thường và điều quan trọng là phải tránh những người bị đau mắt đỏ và nhấn mạnh việc rửa tay thường xuyên.

Xét nghiệm COVID-19 để phát hiện bệnh và các biến thể. Đối với người lớn và trẻ em chưa được tiêm phòng và tiêm chủng đầy đủ, thì đây là lý do chính đáng để chúng ta tiến hành.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.