Ngủ đúng để khỏe mạnh hơn

- Để có giấc ngủ chất lượng trong 'rừng' thiết bị điện tử ngày nay, giới chuyên gia chỉ mẹo nghỉ ngơi đúng giấc dựa trên các chu kỳ ngủ.
Đối với nhiều người, lên giường sớm vào mỗi tối thật sự là một thách thức. Thế là họ cứ thức khuya, để rồi mỗi sáng thức dậy lại cảm thấy hoàn toàn kiệt sức, tự nhủ nhất quyết đêm nay sẽ phải đi ngủ sớm. Tuy nhiên, đêm đó, internet tiếp tục dẫn dắt tâm trí con người lang thang trên mạng vì vô vàn lý do, và khi chợt nhận ra thì... trời gần rạng sáng.
Có cơ sở để nói, vào thời đại này ai nấy đều thiếu ngủ - từ người lớn đến trẻ con, không kể vị trí địa lý, văn hóa, hoặc giàu nghèo. Thử lấy ví dụ ở Anh, lần khảo sát gần đây nhất do tổ chức có tên Hội đồng Giấc ngủ thực hiện cho thấy 74% số người được hỏi ngủ ít hơn 7 giờ/ngày, và số người không ngủ đến 5 giờ đã tăng từ 7% trong lần khảo sát trước đó lên mức 12%. Theo Báo cáo Giờ ngủ xứ Anh, 61% trong số 5.002 người tham gia trả lời vào đầu năm 2017 cho rằng ngủ từ 5 - 7 giờ/ngày mới là tiêu chuẩn thời nay.
Hầu như ai cũng biết tầm quan trọng không thể thay thế của giấc ngủ. Mỗi ngày đều xuất hiện những báo cáo mới của các chuyên gia sức khỏe, cho thấy ngủ đủ giấc sẽ giúp người ta vui vẻ, trẻ trung, gọn gàng, sung sức và thậm chí giàu có hơn những người phí phạm thời gian nghỉ ngơi vào các hoạt động như tiệc tùng, chơi bời, lướt web triền miên. Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng thừa nhận mỗi người có nhu cầu ngủ khác nhau. Điều đó giải thích tại sao một số người cảm thấy chênh vênh nếu ngủ không đủ 8 giờ/ngày, trong khi những người khác cho hay hoàn toàn tỉnh rụi dù chỉ chợp mắt được 4 giờ.
Ngủ đúng để khỏe mạnh hơn - ảnh 1
Vậy thì, dựa trên khía cạnh khoa học, làm sao mỗi người biết được thời điểm nên tắt đèn đi ngủ? Bí quyết ở đây không phải là thời gian nhắm mắt, mà là tập trung vào chu kỳ ngủ. “Não bộ sắp sẵn một mô hình cho chuyện ngủ nghê. Không phải là việc bạn chỉ cần ngả đầu lên gối thì mọi giờ ngủ đều như nhau”, theo tờ The Telegraph UK dẫn lời tác giả báo cáo là chuyên gia về giấc ngủ, tiến sĩ Laura Lefkowitz. Để thức dậy một cách sảng khoái, bạn cần đảm bảo chỉnh đồng hồ báo thức không rơi vào giữa chu kỳ, với mỗi chu kỳ kéo dài 90 phút và lý tưởng là bạn nên ngủ từ 5 hoặc 6 chu kỳ.
“Thức dậy giữa chừng có thể đẩy bạn vào tình trạng gắt gỏng và mệt mỏi; trong khi mở mắt vào đoạn cách quãng giữa các chu kỳ sẽ giúp bạn khởi đầu một ngày mới với nụ cười trên môi”, theo trang news.com.au. Một biện pháp để xác định thời điểm tốt nhất khi ngủ là phải tính toán trước. Chẳng hạn, nếu muốn dậy 7 giờ 15 sáng, cần phải đi ngủ vào 22 giờ 01, 23 giờ 31, 1 giờ 01 hoặc 2 giờ 31. Kết quả tính toán được dựa trên thực tế mỗi người trung bình cần 14 phút để chìm vào giấc ngủ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hà Nội: Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi

Hầu hết các trẻ mắc sởi là trẻ dưới 5 tuổi.
(PLVN) - Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 27/3, toàn Thành phố đã ghi nhận 1.474 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi. Kết quả phân tích một số đặc điểm dịch tễ học các trường hợp mắc sởi xác định cho thấy hầu hết bệnh nhân mắc bệnh là trẻ em dưới 5 tuổi và chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng chưa đủ 2 mũi vaccine sởi.

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư

PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu – Người viết lên niềm hy vọng cho bệnh nhân ung thư
(PLVN) - Giữa lằn ranh mong manh của sự sống và cái chết, có những con người không cầm vũ khí, không khoác áo giáp, nhưng vẫn ngày đêm chiến đấu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Trong hành trình ấy, PGS.TS Nguyễn Xuân Hậu không chỉ là một bác sĩ, mà còn là ngọn lửa thắp sáng hy vọng cho hàng nghìn người. Từ phòng phẫu thuật đến giảng đường, vị bác sĩ trẻ lặng lẽ cống hiến, mang cả trái tim vào nền y học nước nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sởi tại Quảng Ninh.

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 27/3, Đoàn công tác của Chính phủ do bà Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc tại TX Quảng Yên, trực tiếp kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sởi và triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi trên địa bàn thị xã và tỉnh Quảng Ninh.

TP HCM đã làm gì để kiểm soát dịch sởi?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Hiện đã có 22 phường, xã tại TP HCM đủ điều kiện để ban hành quyết định công bố hết dịch sởi. Dù dịch sởi đang đi vào giai đoạn kết thúc nhưng thành phố vẫn tiếp tục duy trì công tác giám sát bệnh.

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định

Can thiệp tim mạch giá rẻ cho người thu nhập thấp tại Bình Định
(PLVN) -  Bệnh viện Bình Định vừa công bố chương trình hỗ trợ can thiệp tim mạch chất lượng cao với chỉ từ 5 triệu đồng dành cho người thu nhập thấp nhằm tối ưu hóa chi phí và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao cho người bệnh trên địa bàn.

Kiểm soát lao ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn

Hoạt động sàng lọc lao tại tỉnh Quảng Bình.
(PLVN) -  Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, Việt Nam có khoảng 182.000 bệnh nhân lao mới; 9.900 bệnh nhân lao kháng thuốc và có khoảng 11.000 người tử vong do lao hằng năm. Việt Nam đứng thứ 12/30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao nhất thế giới và đứng thứ 10/30 quốc gia có số lượng bệnh nhân lao kháng thuốc cao nhất toàn cầu.

Thanh niên 22 tuổi xuất huyết não vì hút shisha

Chính thức cấm thuốc lá điện tử, shisha, bóng cười từ năm 2025. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Có tiền sử hút shisha suốt thời gian dài, nam thanh niên 22 tuổi phải nhập viện, bác sĩ chẩn đoán bị xuất huyết não - bệnh có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ hoặc tử vong.