Ngư dân được cứu sống bàng hoàng hồi tưởng một ngày trôi dạt trên biển

Ngư dân được cứu sống bàng hoàng hồi tưởng một ngày trôi dạt trên biển
(PLVN) - Bốn ngư dân người Nghệ An vừa được Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị cứu kể lại chuyện nỗ lực cầm cự khi trôi dạt trên biển cả ngày...

Khoảng 9h ngày 5/9, 7 ngư dân đều ở huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đi đánh cá, ngồi trên tàu mang số hiệu NA-93010TS do anh Nguyễn Văn Thắng (29 tuổi) làm thuyền trưởng về quê sau nhiều ngày khi trú bão và áp thấp nhiệt đới. Lúc tới cách cảng Gianh (huyện Bố Trạch, Quảng Bình) khoảng 10 hải lý, không may tàu bị sóng đánh chìm và 7 ngư dân trên tàu bị nước cuốn trôi giữa biển.

Một tàu hàng Bắc Nam phát hiện tai nạn, khoảng 14h cùng ngày cứu được thuyền trưởng Nguyễn Văn Thắng. 6 ngư dân còn lại được xác định là đã mất tích. Trong đó, ngư dân Đậu Ngọc C. (SN 1960, cùng trú tại xã Sơn Hải) được xác định là đã tử vong và được buộc vào phao lưới thả trôi giữa biển.

Đại tá Nguyễn Văn Thiện – Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Bình động viên người thân các ngư dân gặp nạn.
Đại tá Nguyễn Văn Thiện – Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Quảng Bình động viên người thân các ngư dân gặp nạn.

4 ngư dân trẻ trôi dạt trên biển gồm: Phạm Văn Hoàng (SN 1993, trú xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu), Trần Văn Cường (SN 2003), Ngô Văn Xô (SN 2001) và Lê Văn Chiến (SN 2001) cùng trú tại xã Sơn Hải.

Đến sáng nay, 6/9, 4 ngư dân trên được tàu cứu hộ CN09 thuộc đồn biên phòng Cồn Cỏ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) cứu cách đất liền 30 - 40 hải lý. 

Bộ đội biên phòng đang tiếp tục tìm kiếm người mất tích
Bộ đội biên phòng đang tiếp tục tìm kiếm người mất tích

Các nạn nhân được đưa vào bờ và điều trị hồi phục sức khoẻ tại bệnh xá của Bộ chỉ huy BĐBP Quảng Trị.

Hai ngư dân còn lại một người xác định đã tử vong, một người mất tích.

Ngư dân Phạm Huy Hoàng tuy chỉ 25 tuổi nhưng đã có 10 năm ra khơi đánh cá nhớ lại, thuyền tròng trành chìm, anh bung phao nhảy ra khỏi tàu. Cả 4 thanh niên trên tàu bám vào chiếc phao chỉ khoảng 1m2. Mọi người phải lấy bèo tây trôi trên biển ăn, uống chung một lốc 4 hộp sữa nhỏ đã hết hạn sử dụng để chống đói.

Cường kể lại giây phút sinh tử
Cường kể lại giây phút sinh tử

“Dù tinh thần hoảng loạn nhưng chúng tôi luôn động viên nhau, gắng bám vào phao. Có người bị ngất anh em vẫn nỗ lực giữ không bị chìm, giây phút sinh tử chúng tôi đoàn kết lắm. Qua đây, tôi cám ơn tất cả, Bộ đội biên phòng đã sinh ra anh em tôi thêm lần nữa”, anh Hoàng bày tỏ.

Em Trần Văn Cường (16 tuổi) kể, khi thấy tàu của Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị, cả nhóm lúc đó gần như kiệt sức hết nhưng vẫn gắng lấy gỗ, củi, dây thun quần cột lại kết thành bè cho Cường (người nhẹ nhất) đứng lên lấy áo vẫy kêu cứu. Thấy tàu cứu hộ đến, ai cũng vui mừng rồi òa khóc.

Các ngư dân may mắn được cứu sống sau 25 giờ trôi dạt trên biển.
Các ngư dân may mắn được cứu sống sau 25 giờ trôi dạt trên biển.

Lực lượng Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình vẫn tiếp tục tìm kiếm nạn nhân còn lại của tàu NA 93010TS gặp nạn. 

Đọc thêm

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.