Ngọn núi 11 ngôi đền giữ của?

Ngọn núi 11 ngôi đền giữ của?
(PLO) - Ngọn núi kì lạ này đã từng là nơi tập trung của 11 ngôi đền cổ. Không ai hiểu vì sao người xưa lại xây nhiều đền như vậy trên một quả núi? Rồi đến một ngày tất cả đền đều biến mất mang theo bí mật về câu trả lời và bắt đầu những chuyện lạ kỳ liên tiếp xảy ra ở khu vực núi. 
Bí ẩn 11 ngôi đền cổ
Núi Đền ở xóm Đông Sơn (xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An). Người dân đồn rằng đây là nơi cất giấu kho báu của người Tàu cách đây hàng trăm năm vì trên núi từng có rất nhiều ngôi đền kì lạ. 
Núi Đền có diện tích khoảng 3 ha, địa hình thoai thoải, được bao quanh bởi các khe nước và những bãi đầm lầy. Nơi đây từng có 11 ngôi đền được dựng từ khi nào không ai rõ. Ngày xưa khu vực này cây cối rậm rạp hoang sơ, không có một hộ dân nào sinh sống xung quanh. Chính vì thế sự xuất hiện của các ngôi đền cổ càng trở nên kì lạ.
Ông Nguyễn Văn Giáp (76 tuổi), một người rất am hiểu về lịch sử của làng cho biết: Trừ ngôi đền lớn nhất gọi là đền Cả, các đền nhỏ đều có dạng hình ô vuông, chỉ có một gian, cao khoảng 2m, được làm bằng gỗ lim và gỗ mít, phía trên lợp ngói. Mỗi ngôi đền đều chia làm hai tầng, tương tự như kiểu nhà sàn. Phần dưới chỉ có bốn cột dựng để chống đỡ. Phía trên được đóng ván kín 3 phía, phía trước cửa mở, bên trong đặt bài vị, bát hương, trong các đền nhỏ còn đặt hai thanh đao.
Riêng đền Cả có hai gian nhưng diện tích cũng không quá lớn, chỉ đủ để đặt bàn thờ. Kiến trúc của đền Cả được thực hiện khá tinh xảo, đặc biệt trong việc chạm khắc những hoa văn, họa tiết trên các thân cột.
Ngôi miếu được một gia đình lập để tạ ơn thần linh.
  Ngôi miếu được một gia đình lập để tạ ơn thần linh.
Theo lời người dân kể, ban đêm trong các đền đều thắp đèn dầu sáng trưng, lại thêm mùi khói hương váng vất khiến ai đi ngang cũng sởn gai ốc ba chân bốn cẳng chạy thật nhanh. Không một người nào dám đi qua khu vực này vào đêm khuya nếu không có việc thật cần thiết. 
Bà Bùi Thị Hoa (65 tuổi, người xóm Đông Sơn) cho biết: “Từ nhỏ tôi thường nghe ông bà kể lại đây là những ngôi đền do người Tàu thời xưa xây dựng, không thờ cúng ai cả, chủ yếu để giữ của. Trong các đền đều có một bức tượng hình con chó rất to được đúc bằng đá rỗng bụng. Người xưa kể khi đổ nước vào, nước sẽ phun ra từ miệng của con chó và đổ xuống đất trúng chỗ nào thì đó là điểm chôn vàng bạc châu báu”.
Nhưng dân làng không ai để ý đến điều đó. Tới một ngày cách đây gần 50 năm, có một nhóm người lạ đến khu vực núi Đền làm lễ cúng bái trên núi mấy ngày liền. Một số người dân tò mò lên rình xem thì thấy họ đang đào bới liền ngăn cản vì cho rằng nhóm người đến lấy vàng bạc. 
Bị lộ, cả nhóm người đó vội vàng bỏ đi trong đêm tối. Trước khi đi họ phá hết tượng chó và các ngôi đền. Dân làng lên đến nơi thì tất cả đã đổ nát, cố gắng tìm kiếm khắp nơi cũng không biết được địa điểm chôn vàng bạc ở đâu và cũng không có bất kỳ dấu hiệu nào về một kho báu trên núi.
Linh thiêng núi Đền
Sau khi các ngôi đền bị phá bỏ, dần dần người dân đến khai hoang lập ấp sinh sống quanh núi Đền, nhưng không hiểu sao cứ ở được vài năm lại chuyển đi. Nguyên nhân được các hộ dân chia sẻ là do ban đêm họ thường mơ thấy một ông lão râu tóc bạc phơ cầm gậy đuổi đi. Ban đầu họ không để ý, nhưng giấc mơ đó cứ lặp đi lặp lại khiến ai nấy rất hoang mang. 
Các thành viên trong gia đình thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cãi vã, không khí rất căng thẳng. Việc làm ăn cũng gặp nhiều trắc trở, mùa màng thất bát. Cuộc sống thường xuyên phải chịu cảnh đói rét. Người dân đoán đã phạm phải đất thiêng nên đành chuyển đi nơi khác sinh sống.
Những người đến ở sau này đều “rút kinh nghiệm”, khi có ý định đến núi Đền ở đều làm một mâm lễ lên núi xin phép thần linh. Điều trùng hợp là ít xảy ra tình trạng dân bỏ đi như trước mà càng ngày càng tập trung sinh sống đông đúc quanh ngọn núi.
Dân làng góp tiền xây miếu trên núi Đền
 Dân làng góp tiền xây miếu trên núi Đền
Người dân ngày càng tin vào sự linh thiêng của núi Đền. Cách đây hơn một năm, một người phụ nữ trong làng cải tạo vườn trồng sắn, trong quá trình làm đất phát hiện nhiều gạch ngói mới biết đó là nền cũ của một trong những ngôi đền trước đây. Tuy nhiên người phụ nữ vẫn tiếp tục cày xới bón phân trồng cây lên đó. Đến tối bà này không may bị một cành cây to rơi trúng đầu, phải nằm viện cả tháng mới hồi phục sức khỏe. 
Nhớ lại chuyện bị tai nạn, người này vẫn thấy rất kì lạ. Hôm đó trời không mưa gió gì, không hiểu sao một cành cây lại gãy trúng người. Cho rằng mình bị trừng phạt vì mạo phạm đền thiêng, người này và gia đình đã ra vườn nhổ hết sắn sau đó tẩy uế nền đền sạch sẽ. 
Dân làng cho biết thêm một điều lạ nữa, trong chiến tranh, các vùng khác đều bị bom đạn tàn phá tan hoang riêng núi Đền không hề hấn gì. Người sống quanh núi thậm chí không phải lo đào hầm, mỗi lần bom Mỹ dội xuống, mọi người lại hò nhau chạy lên núi Đền trú ẩn. Ngọn núi trở thành nơi chở che an toàn cho dân làng. 
Một cụ già trong làng kể: “Dẫu bom mìn của bọn giặc có dội ác liệt, khủng khiếp đến nhường nào thì cũng không bao giờ dội trúng núi Đền này. Có lẽ vì thế nơi đây từng được bộ đội chọn làm căn cứ trú ngụ trong một thời dài”.
Vào tháng 4/2014, người dân trong vùng đã cùng nhau góp tiền để xây dựng lại một ngôi miếu trên núi Đền. Người nhiều thì vài trăm ngàn, người ít thì vài chục ngàn đồng, ai cũng muốn góp một phần xây dựng miếu làm nơi thờ cúng cầu an cho cả làng.
Mơ được tiên ông cho thuốc hay
Cách đây 30 năm gia đình ông Phạm Xuân Khe (SN 1945) chuyển đến núi Đền sinh sống, vườn nhà ông cũng từng là nền cũ của một ngôi đền. Ban đêm nằm ngủ ông mơ thấy có một cụ già dạy cho cách bào chế thuốc chữa bệnh. Thấy lạ, ông Khe liền ghi lại rồi đi hỏi thầy thuốc Đông y trong làng, không ngờ đó đều là những bài thuốc quý chữa bệnh rất hiệu nghiệm.
Chính giấc mơ kỳ lạ đã đưa ông Khe có duyên đến với nghề bốc thuốc chữa trị cho người dân trong làng. Sau này ông đã lập một miếu nhỏ trên nền ngôi đền cũ trong vườn để tỏ lòng biết ơn thần linh.
Tuy nhiên khi tung đồng tiền âm dương xin lợp mái đến mấy lần không được, ông Khe đành để cúng lộ thiên, ngày rằm, mồng một hàng tháng, gia đình ông lại ra thắp hương ở miếu. Cách đây 3 năm, ông Khe tuổi cao đã qua đời. Hiện nay vợ con ông vẫn thường xuyên ra miếu cúng bái.

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.