Ngôi trường đặc biệt ở Đà Nẵng được Nhật Bản tài trợ dự án giáo dục bằng âm nhạc

Đại diện học sinh Trường Hy Vọng biểu diễn khúc thiếu nhi Em yêu trường em, đưa cơm cho mẹ đi cày... trên nền nhạc giao hưởng.
Đại diện học sinh Trường Hy Vọng biểu diễn khúc thiếu nhi Em yêu trường em, đưa cơm cho mẹ đi cày... trên nền nhạc giao hưởng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập mối quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản, tại trường Hy Vọng (Đà Nẵng) đã diễn ra chương trình "Việt Nam và Nhật Bản cùng thắp sáng hy vọng" vô cùng ý nghĩa.

Tối 13/3, chương trình hòa nhạc giao hưởng "Việt Nam và Nhật Bản cùng thắp sáng Hy Vọng" đã diễn ra tại khuôn viên khu nội trú Trường Tiểu học, THCS và THPT Hy Vọng (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng).

Đây là chương trình nhân dịp 50 năm thiết lập mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, do Công ty Sompo Japan tài trợ và tư vấn bởi nhạc trưởng Honna Tetsuji - Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO).

Các em nhỏ cùng chơi thử một vài loại nhạc cụ trên sân khấu và sau khi kết thúc chương trình.

Các em nhỏ cùng chơi thử một vài loại nhạc cụ trên sân khấu và sau khi kết thúc chương trình.

Đêm nhạc mang đến hạnh phúc cho các em bằng những nụ cười.

Đêm nhạc mang đến hạnh phúc cho các em bằng những nụ cười.

Nhân 50 năm thiết lập mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, Chính phủ Nhật Bản thông qua việc để Quỹ vì cộng đồng tài trợ các tổ chức phi lợi nhuận tham gia vào các hoạt động phúc lợi xã hội ở các nước và khu vực đang phát triển, dựa trên đề xuất của doanh nghiệp Nhật.

Trường Hy Vọng là ngôi trường do tập đoàn FPT sáng lập nhằm nuôi dưỡng và đào tạo các em nhỏ không may mất cha, mẹ vì COVID-19, đến từ khắp nơi trên cả nước. Ngôi trường đặc biệt này là đại diện duy nhất của Việt Nam được doanh nghiệp Nhật lựa chọn tài trợ trong năm 2023, cùng với các nước Indonesia, Malaysia, Philippines.

Các doanh nghiệp Nhật đã xúc động và quyết định đồng hành lâu dài với FPT bằng dự án "Việt Nam và Nhật Bản cùng thắp sáng hy vọng". Dự án giáo dục mang tính nhân văn cao này sẽ được kéo dài trong vòng 3 năm, mỗi năm được tổ chức 3 lần; với mong muốn đem âm nhạc cao cấp đến lớp trẻ có hoàn cảnh đặc biệt để truyền cảm hứng tích cực, yêu thương cho các em - mầm xanh hy vọng, giúp các em có thêm niềm tin và hy vọng vào cuộc sống.

Nhạc trưởng Honna Tetsuji - Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) phát biểu tại chương trình.
Nhạc trưởng Honna Tetsuji - Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam (VNSO) phát biểu tại chương trình.
Học sinh trường Hy Vọng chụp ảnh cùng các nghệ sĩ.

Học sinh trường Hy Vọng chụp ảnh cùng các nghệ sĩ.

Tối 13/3, chương trình hòa nhạc giao hưởng "Việt Nam và Nhật Bản cùng thắp sáng Hy Vọng" đã diễn ra trong không khí vô cùng ấm áp và xúc động. Tại đây, các nhạc sĩ đã trình diễn nhiều tác phẩm nổi tiếng dành tặng các em trường Hy Vọng. Bên cạnh đó, các em học sinh trường Hy Vọng cũng tham gia biểu diễn cùng dàn nhạc liên khúc thiếu nhi như Em Yêu Trường Em, Đưa Cơm Cho Mẹ Đi Cày... như một lời cảm ơn dành tặng khách mời đến tham dự.

"Đây là khoảnh khắc tôi đã chờ đợi rất lâu. Tôi rất ấn tượng với ngôi trường Hy Vọng - nơi nuôi dưỡng và đào tạo các em nhỏ không may mất người thân vì Covid-19. Và điều tôi muốn truyền tải không diễn đạt bằng ngôn từ, mà bằng âm nhạc từ trái tim, đó là sự đồng điệu trong tâm hồn, được thể hiện qua các giai điệu nghệ sĩ của dàn nhạc giao hưởng (VNSO) và lời hát của các em học sinh", Nhạc trưởng Honna Tetsuji chia sẻ.

Bà Trương Thanh Thanh - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hy Vọng.
Bà Trương Thanh Thanh - Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hy Vọng.

Phát biểu tại sự kiện, bà Trương Thanh Thanh - Giám đốc trách nhiệm xã hội FPT kiêm Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hy Vọng cho biết: "Chúng ta đã có 1 món quà đặc biệt từ những người bạn Nhật Bản, 1 món quà của minh chứng rằng sự thương yêu có sức mạnh lớn lao. Và ở đây, chúng ta đã gặp nhau và giao tiếp bằng một ngôn ngữ chung, đó là ngôn ngữ của tình thương yêu, của âm nhạc. Đây là món quà tinh thần quý báu mà Chính phủ Nhật bản dành cho các em nhỏ tại Trường Hy Vọng...".

Tin cùng chuyên mục

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Trường ĐH Luật TP HCM tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030

(PLVN) - Ngày 19/6, Trường ĐH Luật TP HCM đã tổ chức Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2030 và nêu bật nhiều giải pháp để xây dựng thành trường trọng điểm về đào tạo pháp luật của đất nước theo Nghị quyết 66 về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới của Trung ương.

Đọc thêm

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh và hành trình khai mở tiềm năng, định hướng tương lai cho học sinh Alpha Hải Phòng

Tiến sĩ Trần Thị Hoàng Anh - Hiệu trưởng Trường Liên cấp Alpha Hải Phòng.
(PLVN) -  Trong hành trình tìm kiếm bản thân và lựa chọn con đường nghề nghiệp, điều học sinh cần không chỉ là tri thức, mà còn là cảm hứng. Một người thầy đúng nghĩa không chỉ dạy kiến thức, mà còn giúp học trò nhận ra mình là ai, muốn gì, và có thể đi trên con đường nào trong tương lai.

Sự ưu đãi xứng đáng với các thầy, cô giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vừa thông qua Luật Nhà giáo với nhiều quy định ưu đãi về lương, phụ cấp, nhà ở. Có tới 94,35% tổng số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, cho thấy sự đồng thuận rất cao, sự đồng cảm thiện cảm rất lớn của Quốc hội và cử tri với nghề giáo.

Ngân sách sẽ hỗ trợ 30.000 tỷ để miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026

Quang cảnh phiên thảo luận về 2 dự thảo Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Tài chính tính toán mức sàn để hỗ trợ miễn, giảm học phí từ năm học 2025-2026 là 30.000 tỷ đồng, đã căn cứ vào mức hỗ trợ thực tế đang chi của Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố, trong đó đã tính đến 10 tỉnh, thành phố thực hiện miễn học phí và cả các địa phương không tự cân đối được.

6 nội dung quan trọng trong Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua là đạo luật chuyên ngành đầu tiên quy định đầy đủ về vị trí pháp lý, quyền, nghĩa vụ và các chính sách dành cho đội ngũ nhà giáo.

Thay đổi những môn học nào sau khi sáp nhập tỉnh?

Bộ GD^&ĐT cho rằng, việc chỉnh sửa chương trình môn học phù hợp với việc thay đổi địa giới hành chính (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trong bối cảnh cả nước thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) xác định một số môn học chịu tác động trực tiếp từ việc thay đổi địa giới hành chính và cần phải điều chỉnh.

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa

Khó khăn khi đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu chính khóa
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) TP HCM cho biết, đề xuất đưa tiết đọc sách vào thời khóa biểu như một tiết học chính khóa là một hoạt động đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, để tránh trùng lắp và tạo điều kiện cho các nhà trường triển khai tiết đọc sách theo hướng mở, cần nghiên cứu để tổ chức phù hợp với các quy định, hướng dẫn đã nêu.