Theo thông tin của Liên Hợp Quốc (LHQ), nữ diễn viên Hollywood Angelina Jolie đã đến thăm Yemen vào hôm chủ nhật (6/3) - đất nước bị tàn phá nặng nề bởi cuộc chiến tranh kéo dài hơn 7 năm trời - để bày tỏ tình đoàn kết và sự ủng hộ với các gia đình đã phải di dời vì chiến tranh.
Angelina Jolie cũng là đặc phái viên của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), đã dành nhiều thời gian tại thành phố biển Aden, miền nam Yemen, để gặp gỡ các gia đình và những người tị nạn ở đó.
Cô hy vọng hành động này sẽ gây sự chú ý tới cộng đồng thế giới, góp phần huy động viện trợ nhân đạo trong hội nghị thượng đỉnh về gây quỹ sắp tới cho Yemen.
Đặc phái viên của Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR), Angelina Jolie đến Yemen vào ngày 6/3 nhằm thu hút sự quan tâm toàn cầu về hậu quả thảm khốc của cuộc chiến kéo dài 7 năm đối với người dân Yemen. Ảnh: Marwan Tahtah / UNHCR. |
"Khi chúng ta vẫn đang chứng kiến nỗi kinh hoàng ở Ukraine và kêu gọi chấm dứt cuộc xung đột và tăng cường các biện pháp nhân đạo, tôi hiện đang ở Yemen để hỗ trợ những người cũng rất cần hoà bình. Tình hình ở đây là một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất trong thế giới", Jolie chia sẻ trên Instagram của cô có khoảng 12,4 triệu người theo dõi.
Cơ quan tị nạn của LHQ cho biết họ hy vọng chuyến thăm của Jolie sẽ thu hút sự chú ý của cộng đồng toàn cầu đến nhu cầu nhân đạo ngày càng tăng ở Yemen - quốc gia Ả Rập nghèo nhất nhất thế giới - trước thềm Hội nghị Cam kết Cấp cao hàng năm về vấn đề tại Yemen vào ngày 16/3.
Đất nước Yemen đã bị xáo trộn bởi cuộc nội chiến kể từ năm 2014. Kể từ đó đến nay, chiến sự đã khiến hơn 150.000 người, trong đó có hơn 14.500 dân thường, theo dữ liệu năm 2022 từ Dự án Địa điểm & Sự kiện xung đột vũ trang. Hậu quả đó cũng phần nào thể hiện hàm ý của cụm từ "cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới" mà Jolie đã nhắc tới.
Theo cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc, hiện có khoảng 66% trong số 30 triệu người Yemen dựa vào hỗ trợ nhân đạo để sinh tồn hàng ngày.
Người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới, David Beasley, nói với The Associated Press (cơ quan ngôn luận Mỹ có trụ sở tại New York) vào tháng trước rằng khoảng 13 triệu người đang rơi vào tình trạng đói kém ở Yemen do xung đột kéo dài và thiếu viện trợ.
Văn phòng nhân đạo của Liên hợp quốc đã báo cáo rằng kế hoạch nhân đạo năm 2021 cho Yemen đã nhận được 2,27 tỷ USD so với mức 3,85 tỷ USD theo kế hoạch - đây cũng là mức viện trợ thấp nhất kể từ năm 2015.