Ngoại trưởng Italy chỉ ra 'nhân tố chủ chốt' để đối phó với cuộc khủng hoảng tại Afghanistan

Thủ tướng Ý Mario Draghi (bên trái) gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đang thăm Italy, vào ngày 27/8/2021.
Thủ tướng Ý Mario Draghi (bên trái) gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đang thăm Italy, vào ngày 27/8/2021.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bộ trưởng Ngoại giao Italy Luigi Di Maio giải thích: “Afghanistan đã là trọng tâm của các cuộc đàm phán của chúng tôi ngày hôm nay... trong bối cảnh này, chúng tôi thấy đối thoại với Nga là điều cần thiết". 

Italy, nước giữ chức chủ tịch luân phiên của G20, vẫn đang thúc đẩy một cuộc họp của tổ chức này đặc biệt về Afghanistan khi chuyến bay sơ tán cuối cùng của họ rời Kabul vào 27/8. Tại cuộc họp báo chung được tổ chức hôm 27/8 sau cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, Ngoại trưởng Italy nhắc lại với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov về kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 bất thường về Afghanistan vào tháng 9 để vạch ra chiến lược toàn cầu trước cuộc khủng hoảng của quốc gia Tây Nam Á này.

Ông nói thêm rằng việc Italy thúc đẩy tổ chức một cuộc họp G20 đặc biệt về Afghanistan xuất phát từ niềm tin rằng chỉ có "một hành động toàn diện, gắn kết và chia sẻ mới có thể mang lại hiệu quả với các nhà chức trách mới ở Kabul."

Ông lưu ý: “Chúng tôi tin rằng Moscow là nhân tố chủ chốt trong việc đối phó với cuộc khủng hoảng hiện nay và ở góc độ dài hơn là đạt được một cách tiếp cận quốc tế thống nhất. Chúng tôi cho rằng G20 có thể là nền tảng phù hợp để quản lý chung cuộc khủng hoảng".

Chuyến bay không vận cuối cùng của Italy, được thực hiện bởi một máy bay quân sự C-130, dự kiến ​​sẽ hạ cánh xuống Rome vào hôm nay, mang về "tất cả những người Italy đã yêu cầu được hồi hương", Bộ trưởng Ngoại giao Italy Luigi Di Maio cho biết.

Bộ trưởng xác nhận rằng khoảng 4.900 công dân Afghanistan muốn rời khỏi quốc gia châu Á này đã được lực lượng Italy sơ tán trong chiến dịch.

Ông Lavrov, người đã có chuyến thăm hai ngày tại Italy, nói rằng an ninh của các quốc gia láng giềng của Afghanistan nên là ưu tiên hàng đầu sau khi tất cả các hoạt động sơ tán hoàn tất. Ông cũng kêu gọi tăng tốc hỗ trợ người dân Afghanistan để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành một Chính phủ toàn diện càng sớm càng tốt.

"Các giải pháp chung không bao giờ dễ dàng và theo quan điểm của chúng tôi, điều quan trọng nhất trong tình hình hiện nay là an ninh biên giới của chúng ta", nhà ngoại giao hàng đầu của Nga, người cũng đã thảo luận vấn đề này với Thủ tướng Italy Mario Draghi trước đó, cho biết.

Ông Lavrov cho biết, Nga sẵn sàng thảo luận về đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt G20, nhưng "chúng tôi muốn hiểu rõ hơn về vai trò của các đối tác phương Tây đối với Nga trong bối cảnh G20".

Ngoại trưởng Lavrov nhắc lại rằng Nga vẫn mở đối thoại với các thủ lĩnh Taliban, cùng với Trung Quốc và Pakistan, đồng thời yêu cầu tổ chức hội nghị thượng đỉnh G20 về Afghanistan có thể được mở cho các quốc gia không phải là thành viên của nhóm này nhưng vẫn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cuộc khủng hoảng Afghanistan, chẳng hạn như Pakistan và Iran.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.