Ngoài phổi, bệnh nhân mắc COVID-19 còn có thể bị tổn thương tim

Ngoài phổi, bệnh nhân mắc COVID-19 còn có thể bị tổn thương tim
(PLVN) - Trong khi trọng tâm của đại dịch COVID-19 là các vấn đề về hô hấp và việc đảm bảo đủ máy thở, thì các bác sĩ ở tuyến đầu đang phải vật lộn với một bí ẩn y học mới.

Ngoài tổn thương phổi, nhiều bệnh nhân COVID-19 cũng đang phát triển các vấn đề về tim - và chết vì ngừng tim.

Tờ Keiser Health News ngày 6/4 cho hay, từ nhiều nguồn dữ liệu của Trung Quốc, Italy, Mỹ, các chuyên gia tim mạch tin rằng COVID-19 có thể gây ảnh hưởng đến cơ tim. Một nghiên cứu ban đầu cho thấy tổn thương tim ở 1/5 bệnh nhân, dẫn đến suy tim và tử vong ngay cả ở những người không có dấu hiệu suy hô hấp.

Điều này có thể sẽ làm thay đổi cách các bác sĩ và bệnh viện suy nghĩ về bệnh nhân của họ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh. Nó cũng mở ra một mặt trận thứ hai trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, với nhu cầu phòng ngừa mới ở những người có vấn đề về tim từ trước.

Virus hay bệnh?

Liệu các vấn đề về tim mới phát hiện gần đây là do chính virus gây ra hay là "sản phẩm phụ" của cơ thể khi phản ứng với virus. Lời giải đáp cho câu hỏi này đang trở thành một trong những ẩn số quan trọng mà các bác sĩ phải đối mặt khi chạy đua tìm hiểu căn bệnh mới. Để xác định được làm thế nào virus ảnh hưởng đến tim là một điều rất khó khăn, bởi vì khi mắc một bệnh nặng nào đó không phải do virus gây ra cũng đã có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim.

Tiến sĩ Robert Bonow, giáo sư tim mạch tại Đại học Y khoa Feinberg, cho biết, nhiễm trùng COVID-19 có thể dẫn đến tổn thương tim theo 4 hoặc 5 cách. Một số bệnh nhân còn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều hơn một trong những cách tổn thương cùng một lúc.

Các bác sĩ từ lâu đã biết rằng bất kỳ sự việc y tế quan trọng nào, thậm chí là một việc đơn giản như phẫu thuật hông, đều có thể tạo ra đủ căng thẳng để gây hại cho tim. Hơn nữa, một tình trạng như viêm phổi có thể gây viêm lan rộng trong cơ thể. Điều đó, dẫn đến các mảng bám trong động mạch trở nên không ổn định, gây ra các cơn đau tim. Viêm cũng có thể gây ra một tình trạng được gọi là viêm cơ tim, có thể dẫn đến suy yếu cơ tim và cuối cùng là suy tim.

Nhưng Bonow cho biết kết quả quan sát được ở bệnh nhân COVID-19 có thể là do virus lây nhiễm trực tiếp vào cơ tim. Nghiên cứu ban đầu cho thấy virus corona gắn vào một số thụ thể trong phổi và những thụ thể tương tự cũng được tìm thấy trong cơ tim.

Dữ liệu ban đầu từ Trung Quốc

Vào tháng 3, các bác sĩ từ Trung Quốc đã công bố hai nghiên cứu đưa ra cái nhìn đầu tiên về mức độ phổ biến của các vấn đề về tim ở những bệnh nhân mắc COVID-19. Hai nghiên cứu đã xem xét trên 416 bệnh nhân nhập viện và cho kết quả là 19% có dấu hiệu tổn thương tim.

Bệnh nhân bị bệnh tim trước khi nhiễm virus corona có nhiều khả năng bị tổn thương tim sau đó. Nhưng một số bệnh nhân không có bệnh tim trước đó cũng có dấu hiệu tổn thương tim. Trên thực tế, những bệnh nhân không có bệnh tim từ trước nhưng đã bị tổn thương tim trong quá trình nhiễm trùng có nhiều khả năng tử vong hơn so với những bệnh nhân mắc bệnh tim trước đó nhưng không có tổn thương tim do COVID-19.

Bonow nói rằng đó có thể là do khuynh hướng di truyền hoặc có thể là do họ tiếp xúc với lượng virus cao hơn.

Đối mặt với những trở ngại

Ý kiến lý tưởng nhất ở đây là các bác sĩ sẽ lấy sinh thiết của tim để xác định xem cơ tim có bị nhiễm virus hay không. Nhưng bệnh nhân COVID-19 thường bị bệnh nặng đến nỗi họ khó có thể trải qua các thủ tục xâm lấn. Và thử nghiệm nhiều có thể tăng độ phơi nhiễm cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe. Nhiều bệnh viện đã sử dụng điện tâm đồ cho bệnh nhân cách ly để tránh đưa thêm nhân viên vào phòng.

Các bác sĩ đã phát hiện ra rằng nhiễm trùng có thể bắt chước cơn đau tim. Họ đã đưa bệnh nhân đến phòng thí nghiệm thông tim để loại bỏ tắc nghẽn, chỉ để thấy bệnh nhân đã thực sự trải qua cơn đau tim như nào khi đang mắc COVID-19. Trạng thái đau tim này có thực sự là đau tim không?

Các nhà nghiên cứu cho biết sau khi bệnh nhân COVID-19 hồi phục, họ có thể chịu những ảnh hưởng lâu dài từ tổn thương tim như vậy. Nhưng một khi virus đã được loại bỏ. các phương pháp điều trị tồn tại đối với các dạng tổn thương tim khác nhau sẽ có hiệu quả.

Tuy nhiên, điều đó đòi hỏi một làn sóng về nhu cầu chăm sóc sức khỏe lan rộng sau khi đại dịch đã nguôi ngoai.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.