Ngộ nhận nguy hiểm về hoạt huyết dưỡng não

Ngộ nhận nguy hiểm về hoạt huyết dưỡng não
(PLO) - Khi bị rối loạn tuần hoàn não nặng, người bệnh phải được bác sĩ thăm khám, điều trị chứ không nên tự dùng thuốc vì rất nguy hiểm
Sự quảng cáo rầm rộ các chế phẩm hoạt huyết dưỡng não (là thuốc hoặc thực phẩm chức năng) cùng với việc có thể mua các chế phẩm này quá dễ dàng đã dẫn đến tình trạng nhiều người khi có các biểu hiện đau nhức đầu hay các triệu chứng của thiếu máu não không đi khám bệnh mà chỉ sử dụng chế phẩm hoạt huyết dưỡng não. Đây là cách chăm sóc sức khỏe có khi sai lầm, có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm!
Khi nào cần “dưỡng” não?
Bộ não của ta chỉ hoạt động tốt khi được cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Nếu lượng máu cung cấp cho não (gọi là tuần hoàn não) bị giảm, ta sẽ bị một số rối loạn, đặc biệt xảy ra ở người già. Nguyên nhân đưa đến tuần hoàn não giảm gồm có: xơ vữa mạch máu não, giảm tiết các chất sinh học được gọi là các chất dẫn truyền thần kinh ở não, thiếu men chuyển hóa, thiếu glucose và ôxy cung cấp cho não... Tuần hoàn não kém sẽ đưa đến các rối loạn như nhức đầu, ù tai, chóng mặt, lo âu, ám ảnh, mất ngủ, trí nhớ kém, thiếu sự tập trung, nặng hơn là lú lẫn, sa sút trí tuệ, loạn ngôn, mất trí nhớ...
Nhưng có trường hợp rối loạn tuần hoàn não nặng hơn gọi là thiếu máu não cục bộ. Đây là hiện tượng có sự giảm dòng máu đến não trong nhiều giây hoặc một vài phút và làm hoạt động não bị rối loạn nặng. Nếu dòng máu này ngưng chảy lâu hơn một vài phút thì sẽ gây ra bệnh cảnh nặng hơn là nhồi máu não. Nguyên nhân do vật nghẽn mạch từ tim hay từ các mạch máu lân cận di chuyển đến não làm ngưng dòng máu chảy đến. Thường gặp trên lâm sàng là tình trạng thiếu máu não cục bộ thoáng qua được đặc trưng bằng thiếu máu não trong thời gian dưới 24 giờ.
Theo một nghiên cứu, khoảng 30% bệnh nhân nhồi máu não trước đó có bị thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Vì vậy, phòng và điều trị các cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua có ý nghĩa dự phòng đột qụỵ. Thủ phạm gây ra tình trạng thiếu máu não cục bộ chủ yếu là do các bệnh lý tim mạch như xơ vữa động mạch não, bóc tách động mạch, loạn nhịp tim, rung nhĩ, các bệnh lý van tim, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp... Trường hợp rối loạn tuần hoàn não nặng phải được thăm khám và chăm sóc bởi bác sĩ, chứ người bệnh tìm cách tự dùng thuốc để chữa trị thì rất nguy hiểm.

Thuốc nào cải thiện tuần hoàn não?

Có một số tân dược được cho là cải thiện tuần hoàn não, tăng cường chuyển hóa tế bào não, hỗ trợ cho các trường hợp lão hóa thần kinh (một số được dùng trong trường hợp bị tai biến mạch máu não, chấn thương não, hỗ trợ trị sa sút trí tuệ...) như cholin alfocerat, glycerylphosphorylcholin, citicholin, vinpocetin... Hiện nay, ngoài các thuốc vừa kể, còn có một số chế phẩm nguồn gốc dược thảo như ginkgo biloba (cao chiết xuất từ lá cây bạch quả) hay một số thực phẩm chức năng được gọi chung là chế phẩm hoạt huyết dưỡng não.
Nhức đầu có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cần được thầy thuốc xác định để điều trị đúng bài bản
 Nhức đầu có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, cần được thầy thuốc xác định để điều trị đúng bài bản
Mặc dù là dược thảo hay thực phẩm chức năng vẫn có thể gây tác dụng phụ như ginkgo biloba gây rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, nổi mẩn đỏ... Chưa kể các chế phẩm hoạt huyết dưỡng não gần như không có tác dụng phục hồi sự suy giảm trí nhớ do rối loạn tuần hoàn não. Vì vậy, sử dụng khi không bị bệnh nhằm bổ dưỡng thần kinh hay tăng liều để tăng hoạt hóa vỏ não, tăng trí nhớ là ngộ nhận.

Tìm đúng bệnh để dùng đúng thuốc

Ghi nhận từ các phòng khám sức khỏe cho thấy nhiều người khi có các biểu hiện nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt… bất luận vì nguyên nhân gì đã vội nghe theo lời quảng cáo, tự ý mua các thuốc giảm đau thông thường hay thuốc, thực phẩm chức năng cải thiện tuần hoàn não với niềm tin uống sẽ khỏi bệnh ngay. Riêng tình trạng nhức đầu lại có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Phải tùy vào nguyên nhân cụ thể, bác sĩ mới có những chỉ định dùng thuốc phù hợp.
Những nguyên nhân nhức đầu có thể là nhức đầu do căng thẳng (do stress), nhức nửa đầu (migraine)… Nhưng có thể do nguyên nhân nguy hiểm như bướu não, chảy máu trong não, viêm động mạch thái dương (bệnh này có thể gây mù)… Có những cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua mà bệnh nhân có cảm giác yếu, bị bại, bị liệt đột ngột hoặc mất tiếng nói nhưng không có triệu chứng nhức đầu (đây là tình trạng bệnh nhân bị thiếu máu não nhưng chưa bị nhồi máu não).
Như vậy, việc người bệnh đau nhức đầu và có các triệu chứng thật sự của thiếu máu não cục bộ thoáng qua mà lại tùy tiện sử dụng các chế phẩm hoạt huyết dưỡng não khi chưa có ý kiến của bác sĩ là rất nguy hiểm. Để an toàn cho bản thân thì nên đến bác sĩ  khám. Tùy theo tính chất và mức độ rối loạn tuần hoàn não của người bệnh, bác sĩ chọn thuốc, liều thích hợp để lập lại cân bằng não hoặc chữa trị đúng bài bản nếu đó là thiếu máu não cục bộ thoáng qua.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Những hiểm họa của đèn laser sân khấu với đôi mắt

(PLVN) - Hiện nay, đèn laser sân khấu ngày càng trở nên phổ biến trong các sự kiện giải trí do tạo hiệu ứng ánh sáng độc đáo. Song nếu tiếp xúc trực tiếp, quá lâu với loại ánh sáng này có thể gây ra những tổn thương, đặc biệt là thị lực.

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.