Ngộ độc Gyrommitrin sau ăn nấm mọc từ xác ve sầu ở Đồng Nai

Nấm từ xác ve sầu chưa qua chế biến được người nhà bệnh nhi lưu lại. Ảnh: BVCC
Nấm từ xác ve sầu chưa qua chế biến được người nhà bệnh nhi lưu lại. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM, các bác sĩ đã xác định được nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc ở Đồng Nai sau khi ăn nấm mọc từ xác ve sầu.

Bác sĩ Vũ Hiệp Phát - Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, hiện bé T - nạn nhân trong vụ ngộ độc Gyrommitrin sau khi ăn nấm mọc từ xác ve sầu đang được các bác sĩ của khoa tích cực điều trị và theo dõi sát.

Trước đó vào khoảng 17h ngày 6/6, bé T mang nấm mọc từ xác ve sầu phía sau rẫy vào chế biến thành thức ăn, cùng ăn còn có mẹ của bé (T ăn 5 cái, mẹ của T ăn 2 cái).

Khoảng một tiếng sau, người nhà phát hiện cả hai mẹ con bị đau bụng quặn từng cơn, chóng mặt, nôn ói ra thức ăn cũ và được đưa đến bệnh viện địa phương.

Sau hai ngày điều trị tại bệnh viện tuyến dưới, cháu T được chuyển đến bệnh viện Nhi Đồng 2 trong tình trạng còn hôn mê, rối loạn nhịp tim nặng và tổn thương gan, thận.

Qua thăm khám và được đội ngũ nhân viên khoa cấp cứu khẩn trương, điều trị tích cực tại bệnh viện Nhi Đồng 2, hiện bé T cải thiện dần, đang thở oxy, truyền dịch và được bác sĩ theo dõi sát sao.

Thực tế ghi nhận, thời gian qua đã có nhiều trường hợp ngộ độc Gyrommitrin vì ăn phải nấm ký sinh trên xác ve sầu. Do đó bác sĩ Vũ Hiệp Phát khuyến cáo các phụ huynh nên thận trọng. Bởi đây là thời điểm hoạt động của ve sầu kết hợp những cơn mưa lớn, là điều kiện cho nấm độc Gyrommitrin ký sinh trên thân ve đâm chồi, phát triển.

"Nhiều người lầm tưởng với các loại nấm thông thường hay nấm đông trùng hạ thảo, nên mang về chế biến thành thực phẩm, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Bên cạnh đó, ngộ độc Gyrommitrin hiện chưa có thuốc đặc trị, người dân cần tránh sử dụng các loại nấm hình thù lạ, chưa thông dụng trên thị trường để đảm bảo an toàn, tránh sự cố tương tự tái diễn", bác sĩ Phát thông tin.

Đọc thêm

Hơn 5.300 tỷ đồng chi trả khám, chữa bệnh BHYT cho học sinh, sinh viên

Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh ra quân tuyên truyền bảo hiểm y tế học sinh tại các trường học.
(PLVN) - Những năm qua, quyền lợi khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, sinh viên (HSSV) luôn được bảo đảm, đúng quy định. Theo thống kê trong 2 năm 2021 và 2022, bình quân mỗi năm cả nước có khoảng gần 3 triệu HSSV sử dụng thẻ BHYT với khoảng 6,1 triệu lượt KCB BHYT, tổng chi phí KCB BHYT của nhóm HSSV bình quân/năm là hơn 2.500 tỷ đồng.

Bác sĩ cảnh báo biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết có chấm mảng xuất huyết dưới da. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) những ngày qua tiếp nhận điều trị 30 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có một số ca sốc do sốt xuất huyết. Đây là biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể suy đa tạng, tử vong.

Gia đình bác sĩ Cuba tại Việt Nam: Hạnh phúc khi được cứu người

Hai vợ chồng bác sĩ Piter - Yanitsy hội chẩn cùng bác sĩ Khoa tim mạch sau khi thực hiện siêu âm tim.
(PLVN) - Đến vì duyên, ở lại vì tình, gia đình bác sĩ (BS) Piter - Yanitsy đã thực sự yêu mến và gắn bó với đất nước, con người Việt Nam. Với trình độ chuyên môn cao và quyết tâm cống hiến không ngừng, những người bạn Cuba này đã, đang và sẽ mang tới Bệnh viện (BV) Đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) nói riêng và hệ thống y tế Việt Nam nói chung những thay đổi tích cực trong dịch vụ chăm sóc y tế, thắp sáng thêm hy vọng cho người bệnh tim mạch tại các khu vực khó khăn…

Tỷ lệ tử vong trẻ em còn cao ở đồng bào dân tộc thiểu số

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị chia sẻ thông tin nhân dịp “Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ” và “Tuần lễ làm mẹ an toàn năm 2023” được Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khoẻ Trung ương phối hợp với Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế tổ chức sáng qua (19/9).