Nghiên cứu xây dựng dự án Luật Biến đổi khí hậu

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng có ý kiến về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021 – 2030.

Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu ý kiến của các cơ quan, nghiên cứu việc lồng ghép, bổ sung các nội dung cần thiết trong dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030 vào Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ; xác định nguồn lực phù hợp để bảo đảm tính khả thi của chính sách và bảo đảm không trùng lặp với các chương trình, kế hoạch hành động đang được thực hiện.

Về việc chuẩn bị cơ sở cho việc xây dựng dự án Luật BĐKH, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và ý kiến của các cơ quan liên quan để thực hiện cụ thể.

Việt Nam đã ký và phê duyệt Thỏa thuận Paris về BĐKH. Để triển khai thực hiện Thỏa thuận này, Việt Nam đã cập nhật và gửi Ban thư ký Công ước khung Liên Hợp quốc về BĐKH nội dung Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) cập nhật của Việt Nam.

Ngày 20/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia thích ứng với BĐKH (NAP) giai đoạn 2021-2030 (được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1055/QĐ-TTg), các hành động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK sẽ được tập trung triển khai thực hiện cụ thể, ưu tiên và cấp thiết ở ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn đã được xác định. Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021 - 2030 cũng là định hướng cụ thể cho các bộ, ngành và địa phương tiếp tục xây dựng và triển khai các hành động thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải KNK… 

Đọc thêm

longformChuyển dịch năng lượng: Lao động than, nhiệt điện than đối mặt nhiều mối nguy cơ khôn lường

Chuyển dịch năng lượng: Lao động than, nhiệt điện than đối mặt nhiều mối nguy cơ khôn lường
(PLVN) -  Trước làn sóng chuyển dịch từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo ngày càng mạnh mẽ ở nước ta nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, lực lượng lao động trong các lĩnh vực năng lượng hoá thạch đang đứng trước nhiều mối rủi ro và thách thức chưa từng có trong quá khứ.

Bạc Liêu: Sớm triển khai dự án xây dựng kè chống sạt lở và triều cường

Bạc Liêu: Sớm triển khai dự án xây dựng kè chống sạt lở và triều cường
(PLVN) - Ông Lê Tấn Cận - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu, cùng đại diện lãnh đạo sở, ngành liên quan và UBND TP Bạc Liêu vừa khảo sát thực tế tại khu vực khu vực thường xuyên sạt lở và ngập nước do triều cường (cống Nhà Mát và khu dân cư dọc theo kênh 30/4, đoạn từ cống Nhà Mát đến cầu Út Đen, thuộc khóm Bờ Tây, phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu).

Sạt lở bờ kè đê tả sông Thao, 3 nhà dân 'đối mặt' nguy hiểm

Ngôi nhà của ông Lê Thanh Hà, khu Bồng Lạng, xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ xuất hiện nhiều vết nứt rộng ngang thân nhà và ngoài sân dài vài chục mét.
(PLVN) - Nhiều ngày nay, đoạn chân kè từ K78+500 – K79+500 đê tả sông Thao thuộc địa bàn xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ xuất hiện nhiều vết nứt ăn sâu vào đất trồng và nơi ở của người dân, ảnh hưởng đến sự an toàn của các hộ dân sinh sống tại đây.

Tăng tính răn đe với vi phạm về động vật hoang dã

Ảnh minh họa: TTXVN
(PLVN) - Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 quy định: hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép sừng tê giác từ 0,05kg trở lên và ngà voi từ 2kg trở lên trong trường hợp vi phạm lần đầu (không phân biệt loài tê giác/voi) sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt lên đến 15 năm tù đối với cá nhân, tùy theo khối lượng tang vật ngà voi, sừng tê giác bị tịch thu.

Quyết tâm chấm dứt ô nhiễm nhựa

Phần lớn rác thải nhựa không được xử lý, bị vứt bừa bãi ra môi trường. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Lượng nhựa đổ vào các đại dương trên thế giới đã tăng với tốc độ “chưa từng có” kể từ năm 2005 và có thể tăng gần gấp 3 vào năm 2040 nếu không giảm sản xuất và sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. Các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đang cho thấy quyết tâm chấm dứt ô nhiễm nhựa toàn cầu.