Nghiên cứu quy định về nhà ở riêng lẻ trong các vùng di sản

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Phạm Thắng)
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 27/8, tiếp tục chương trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Một trong những nội dung được đại biểu quan tâm góp ý là quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền đối với các dự án đầu tư, xây dựng công trình, sửa chữa, cải tạo, xây dựng lại nhà ở riêng lẻ trong khu vực bảo vệ di tích, di sản thế giới (Điều 29 của dự thảo Luật).

Các đại biểu đề nghị cần nghiên cứu quy định xây mới nhà ở riêng lẻ, rà soát các tiêu chí, quy trình, thủ tục phù hợp với các loại công trình đảm bảo vừa chặt chẽ trong quản lý, vừa thuận lợi để phát huy giá trị di sản và giải quyết những vướng mắc cho người dân sinh sống trong các vùng của di sản.

Đến từ Đoàn Quảng Ninh - nơi có di sản vịnh Hạ Long, Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà nêu ý kiến về quy định trên.

Theo đó, khoản 1 của Điều 29 dự thảo có quy định là xây dựng công trình kinh tế - xã hội trong khu vực bảo vệ 2 của di tích chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ đối với di tích quốc gia đặc biệt thuộc danh mục di sản thiên nhiên thế giới.

Đại biểu Hà nêu thực tế hiện nay nhiều công trình mất rất nhiều thời gian để triển khai. Rất nhiều cử tri và du khách bức xúc với việc như giữa vịnh Hạ Long không có sóng điện thoại, lúc thời tiết bão gió thì không thể nào liên lạc được với các phương tiện tàu thuyền ở trong khu vực của vịnh, bởi quy định là để lắp được cột thu phát sóng thì phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ hay là các rãnh thoát nước chảy trực tiếp vào các di tích quốc gia, đặc biệt là Yên Tử trong một diện tích rừng rộng lớn như thế cũng phải báo cáo mới được thực hiện.

Ngoài ra, theo Đại biểu Hà, cần làm rõ việc dự án đầu tư, xây dựng công trình kinh tế - xã hội trong khu vực bảo vệ 2 của di tích có ảnh hưởng cụ thể như thế nào đến di tích để làm cơ sở quy định về việc lấy ý kiến đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, người đứng đầu cơ quan chuyên môn văn hóa cấp tỉnh, đồng thời bổ sung thêm quy định về các nội dung lấy ý kiến.

Bên cạnh đó, Đại biểu đề nghị bổ sung việc quyết định đối với các dự án sửa chữa, cải tạo trong khoản 1 vì các dự án này chưa được nêu cụ thể trong các dự án sửa chữa, cải tạo công trình trong khu vực bảo vệ 1 của di tích.

Cũng theo Đại biểu Hà, tại khoản 2 Điều 29 dự thảo Luật quy định về việc sửa chữa, cải tạo, xây dựng nhà ở riêng lẻ trên cơ sở hiện trạng công trình nhà ở riêng lẻ đã có trong khu vực bảo vệ di tích. Nội dung này chưa đề cập đến việc xây dựng mới nhà ở riêng lẻ, nhất là ở các vị trí chưa có công trình hiện trạng nhưng đã có và phù hợp với quy hoạch.

Do đó, Đại biểu đề nghị, cần bổ sung quy định về việc xây dựng mới nhà ở riêng lẻ để làm cơ sở cho việc quản lý đầu tư và xây dựng. Nghiên cứu sửa đổi điểm b khoản 2 Điều này hướng theo hướng quy định các công trình nhà ở riêng lẻ có những tiêu chí nào khi thực hiện sửa chữa, cải tạo, xây dựng lại hoặc xây mới phải xin ý kiến và đồng ý bằng văn bản của cơ quan chuyên môn về văn hóa cấp tỉnh do phạm vi công trình chịu ảnh hưởng quy định này rất lớn. Đặc biệt, đối với tỉnh Quảng Ninh có nhiều công trình di tích và phạm vi khu vực bảo vệ được xác định rất rộng như Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

Đại biểu Hà còn đề nghị, tại khu vực bảo vệ 2 của di tích cũng cần có các dự án sửa chữa và cải tạo bởi dự thảo Luật chưa có quy định đối với các dự án này mà mới chỉ dừng ở các công trình kinh tế - xã hội. Đồng thời, đề nghị bỏ khoản 5 “Chính phủ quy định chi tiết khoản 1, khoản 2 Điều này”; có thêm các nội dung cụ thể hóa hơn ở khoản 1, khoản 2 nếu cần để đảm bảo việc thực hiện Luật sau khi ban hành không cần phải có hướng dẫn quy định của Chính phủ.

Đọc thêm

70 năm Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Bác Hồ

Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong ngày 19/9/1954 tại Đền Giếng (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Về thăm Đền Hùng tại Đền Giếng ngày 19/9/1954, Bác Hồ đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ đã cùng cả nước lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

Quân đội đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ

Đại diện BQP ủng hộ đồng bào bị lũ lụt 40 tỷ đồng. (Ảnh: Lam Hạnh).
(PLVN) - Đi đầu trong phòng, chống, khắc phục hậu quả bão lũ tại các tỉnh miền Bắc những ngày qua, Quân đội đã điều động 143.700 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) lực lượng thường trực và dân quân tự vệ; hơn 5.320 phương tiện quyết liệt tham gia ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ; phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” quyên góp, ủng hộ hàng trăm tỷ đồng.

Trung ương thảo luận loạt vấn đề quan trọng tại Hội nghị lần thứ 10, khóa XIII

Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 10, khóa XIII. (Ảnh trong bài: TTXVN)
(PLVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Trung ương quan tâm thảo luận về đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ tiếp theo, phải chăng là tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển, đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, hoàn thiện đồng bộ và đột phá mạnh mẽ trong xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Cân nhắc, thận trọng trong xét duyệt đặc xá tha tù trước thời hạn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Chiều 18/9, Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024 đã họp xét duyệt danh sách đề nghị Chủ tịch nước đặc xá tha tù trước thời hạn cho các phạm nhân đủ điều kiện đặc xá nhân dịp 79 năm Quốc khánh và 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặc xá năm 2024.

Tăng cường chế tài xử phạt các vi phạm về hóa chất

Toàn cảnh Phiên thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Từ thực tiễn các vụ việc xảy ra trong thời gian vừa qua, tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) vừa diễn ra, một số ý kiến đề nghị có các quy định rõ ràng, tăng cường chế tài xử phạt nhằm quản lý, kiểm soát chặt chẽ các loại hóa chất độc hại, nguy hiểm tại dự thảo Luật.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia cùng Đảng, Nhà nước hoàn thiện cơ chế để phát huy vai trò làm chủ của Nhân dân

Ông Nguyễn Túc. (Ảnh: Vân Anh).
(PLVN) - Qua giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tham gia xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước. Đồng thời, góp phần tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng

Tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy các dự án giao thông quan trọng
Chiều 17/9, kết luận Phiên họp lần thứ 14 của Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu áp dụng các bài học kinh nghiệm trong triển khai các dự án lớn vừa qua, đặc biệt phát huy “tình dân tộc, nghĩa đồng bào” trong ứng phó, khắc phục bão lũ để triển khai các dự án, công trình giao thông trọng điểm quốc gia.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gợi mở 4 vấn đề đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Trước bối cảnh tình hình trong và ngoài nước đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, lý luận..., Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gợi mở 4 vấn đề, đề nghị Học viện quan tâm thực hiện.

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.