Nghiên cứu làm sân bay để Bình Dương 'cất cánh'

(PLVN) - Với hàng loạt dự án đường bộ, đường sắt, đường sắt đô thị, đường thuỷ đang được tập trung đầu tư ráo riết, Bình Dương còn trình trung ương dự án xây dựng sân bay ở huyện Dầu Tiếng để tỉnh sớm cất cánh về đích.

Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ đồng bộ

Hiện nay, Bình Dương đang đầu tư xây dựng một số tuyến đường, như: đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; Vành đai 3 TP HCM đoạn qua Bình Dương; mở rộng Quốc lộ 13; đường cao tốc Vành đai 4; đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành (Bình Phước).

Về đường thuỷ, tỉnh đã đầu tư luồng đường ven sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một đến Thuận An kết nối với TP HCM, đẩy nhanh sớm triển khai việc nâng độ tĩnh không cầu Bình Triệu để phát huy hiệu quả, lợi thế vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy trên sông Sài Gòn.

Còn hệ thống đường sắt, Bình Dương đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu phát triển hệ thống đường sắt hàng hóa từ Bàu Bàng về Cảng Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa-Vũng Tàu) và hệ thống đường sắt đô thị từ Suối Tiên về thành phố mới Bình Dương; đầu tư cảng An Tây (thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương)...

Đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng.

Đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh khẳng định, trong định hướng xây dựng hạ tầng, tỉnh sẽ lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt đầu tư, tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi, đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả các phương thức đầu tư như: đẩy mạnh hợp tác công tư, nghiên cứu áp dụng thí điểm mô hình đầu tư công - quản trị tư, đầu tư tư - sử dụng công.

“Tranh thủ nguồn vốn trung ương cho tỉnh qua các dự án đã được chuẩn bị tốt. Vấn đề sử dụng đất hiệu quả, làm sao những quỹ đất công phù hợp với quy hoạch thì đấu giá, sử dụng đất khu cụm công nghiệp cho thuê để có nguồn. Từ nguồn thu đất để tái đầu tư hạ tầng giao thông” - ông Minh cho biết.

Đưa quy hoạch sân bay vào quy hoạch tỉnh

Để có cơ sở pháp lý, nghiên cứu phát triển sân bay của Bình Dương đặt tại huyện Dầu Tiếng, từ năm 2023, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi chỉ đạo các cấp chính quyền cần sớm hoàn thiện công tác quy hoạch, đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh, trong đó có quy hoạch sân bay lưỡng dụng tại Dầu Tiếng.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, định hướng quy hoạch đầu tư phát triển trong những năm tới, tỉnh sẽ bổ sung vào quy hoạch sân bay lưỡng dụng với diện tích 200 ha, thuận lợi để lập dự án xây dựng sân bay phục vụ phát triển kinh tế kết hợp đảm bảo an ninh quốc phòng trong những năm tiếp theo.

Tỉnh Bình Dương bố trí quỹ đất dự trữ, nghiên cứu, xem xét đầu tư xây dựng cảng hàng không tại huyện Dầu Tiếng phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế diện tích khoảng 200ha.

Tỉnh Bình Dương bố trí quỹ đất dự trữ, nghiên cứu, xem xét đầu tư xây dựng cảng hàng không tại huyện Dầu Tiếng phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế diện tích khoảng 200ha.

Trên cơ sở định hướng đó, tỉnh đã được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phê duyệt trong Quyết định 790/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050.

Theo một lãnh đạo tỉnh Bình Dương, trước đây tỉnh đã có chủ trương quy hoạch khu đất sân bay quốc phòng tại xã Định An, huyện Dầu Tiếng với diện tích khoảng 50 ha. Nhưng qua lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2023 và tầm nhìn 2045 của huyện, tỉnh có chủ trương đưa vào danh mục quy hoạch sân bay lưỡng dụng và bổ sung diện tích sử dụng đất lên đến 200 ha.

Theo quy hoạch của tỉnh đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, Bình Dương sẽ tập trung phát triển hạ tầng giao thông vận tải mang tính liên kết vùng, theo hướng đô thị hóa và xây dựng thành phố thông minh.

Mục tiêu đề ra là hệ thống giao thông phải đi trước dẫn đường cho phát triển kinh tế - xã hội với điểm nhấn Bình Dương là đô thị - công nghiệp hiện đại có hệ thống hạ tầng giao thông đa dạng, liên kết vùng vừa giải quyết nhanh chóng nhu cầu đi lại, giao lưu vận chuyển hàng hóa nội tỉnh vừa dễ dàng hòa vào mạng lưới giao thông quốc gia, vùng Đông Nam Bộ và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam lẫn vận tải hàng hóa quốc tế qua hệ thống đường bộ, đường thủy, đường hàng không.

Do đó, cùng với việc phát triển hệ thống bến thủy, bến cảng nội địa kết hợp giao thông đường thủy, đường sắt đô thị, xe buýt nhanh, metro... Ngoài ra, tỉnh còn bổ sung vào quy hoạch một sân bay lưỡng dụng phục vụ du lịch, thương mại kết hợp an ninh quốc phòng được xác định trên nền sân bay được quy hoạch trước đây ở huyện Dầu Tiếng.

Hệ thống giao thông đi trước dẫn đường cho phát triển kinh tế - xã hội.

Hệ thống giao thông đi trước dẫn đường cho phát triển kinh tế - xã hội.

Theo quy hoạch của UBND tỉnh Bình Dương, trong quy hoạch sử dụng đất từ nay đến năm 2045, địa phương sẽ triển khai thực hiện công tác quy hoạch, đầu tư phát triển trên địa bàn, trong đó có quy hoạch sân bay lưỡng dụng ở Núi Cậu, huyện Dầu Tiếng. Việc quy hoạch này cũng đã có trong danh mục công trình thu hồi đất của huyện Dầu Tiếng, theo Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 22/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Từ chủ trương này, trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2023, tầm nhìn 2045 của huyện Dầu Tiếng, tỉnh đã đưa vào danh mục quy hoạch sân bay lưỡng dụng và bổ sung diện tích sử dụng đất lên đến 200 ha. Trong đó, xã Định An (huyện Dầu Tiếng) là nơi bố trí đất cho kế hoạch làm sân bay lưỡng dụng. Xã có tổng diện tích 71,92 km2. Về cơ sở hạ tầng, xã Định An hiện có khu du lịch sinh thái Đọt Champa, chưa có dự án chung cư, trung tâm thương mại nào. Các điểm tham quan Suối Trúc, điểm hành hương Núi Cậu, điểm tham quan hồ Dầu Tiếng nằm gần địa giới xã Định An.

Huy động tối đa nguồn lực

Để thực hiện được các nhiệm vụ phát triển hạ tầng cho Bình Dương đồng bộ, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi yêu cầu các cấp, ngành, đơn vị có nhiều giải pháp để huy động đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, lấy đầu tư công dẫn dắt và kích hoạt đầu tư của tư nhân, tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi, từ năm 2024 đảm bảo chi cho đầu tư phát triển từ 50% trở lên trong tổng nguồn thu, gắn với huy động tối đa nguồn lực từ quỹ đất. Các đơn vị, địa phương đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; thực hiện có hiệu quả các phương thức đầu tư.

Đọc thêm

37 bản làng ở Quảng Bình vẫn chia cắt do hoàn lưu bão số 4

Tàu hàng Nam Anh 69 đang bị cuốn trôi ra khu vực phao số 1 trên vùng biển cảng Gianh.
(PLVN) - Sáng 20/9, thông tin từ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Bình cho biết, hoàn lưu sau bão số 4 đã gây mưa to, nước lớn khiến một tàu chở hàng neo đậu ở cửa sông Gianh bị cuốn trôi tự do. Đến trưa 20/9, Quảng Bình vẫn còn 37 bản làng bị nước lũ chia cắt, cô lập.

Bạc Liêu đẩy nhanh tiến độ cấp Căn cước cho trẻ em

Bạc Liêu đẩy nhanh tiến độ cấp Căn cước cho trẻ em
(PLVN) - Sau hơn 2 tháng triển khai thi hành Luật Căn cước và tiến hành cấp thẻ Căn cước mẫu mới, toàn tỉnh Bạc Liêu đã thu nhận 45.190 trường hợp cấp thẻ Căn cước. Trong đó, có 10.093 trường hợp trẻ dưới 6 tuổi, 18.056 trường hợp từ 6 tuổi đến dưới 14 tuổi, 17.037 trường hợp từ 14 tuổi trở lên và 4 trường hợp là người có gốc Việt Nam nhưng hiện không có quốc tịch Việt Nam.

Ấm lòng những nghĩa cử cao đẹp vùng bão lũ

Ấm lòng những nghĩa cử cao đẹp vùng bão lũ

(PLVN) - Người góp tiền, người góp nhu yếu phẩm, người góp sức, người lại góp những lời động viên..., tất cả đều chung một nghĩa cử cao đẹp là hỗ trợ người dân vùng lũ ở miền Bắc vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống. Tại Lào Cai, anh Vũ Duy Ngọc, chủ một cách sạn 4 sao, cũng đóng góp một cách rất thiết thực.