Nghiên cứu kè biển để phòng, chống sạt lở bờ biển Cà Mau

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trước tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển ngày càng nghiêm trọng, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau đã nghiên cứu, tìm hiểu và đưa vào nhiều phương pháp kè chống sạt lở bờ biển ở phía bờ Đông và phía bờ Tây của cửa biển này. 

Theo ghi nhận Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam tại cửa biển Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển), cùng thời điểm đã thi công xây dựng hai loại kè chống sạt lở bờ biển. Theo đó, hai bờ kè một bên là thị trấn Rạch Gốc và một bên là xã Tân Ân.

Sau mấy đợt triều cường và sóng lớn, cụm rừng tại cửa biển Rạch Gốc ngày nào chỉ còn trơ lại những mảng rễ gốc.

Sau mấy đợt triều cường và sóng lớn, cụm rừng tại cửa biển Rạch Gốc ngày nào chỉ còn trơ lại những mảng rễ gốc.

Được biết, trên địa bàn thị trấn Rạch Gốc có khoảng 2,5 km bờ biển. “Cơ quan chức năng cần nhanh chóng xử lý các đoạn kè bị hỏng cho ổn định, đồng thời để người dân sống yên ổn và bảo đảm đời sống…” - anh Nguyễn Tú Anh (ngụ tại ấp Ô Rô, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển), chia sẻ.

Về thực trạng sạt lở bờ biển tại cửa biển Rạch Gốc, Chủ tịch UBND thị trấn Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) Huỳnh Thanh Đảm cho biết: “Hiện nay, vào màu mưa bão đến thì tình hình diễn biến rất phức tạp. Đã qua, cũng được Trung ương, tỉnh đầu tư dự án kè Rạch Gốc, tuy nhiên chưa đảm bảo nên khi mùa mưa bão đến tình hình sạt lở diễn ra rất phức tạp. Hướng tới thì địa phương kiến nghị các ngành chức năng của tỉnh, cấp trên có sự quan tâm, chỉ đạo để xây dựng bờ kè này cho đảm bảo”.

Cùng với đó, cùng một cửa biển đã xây dựng hai loại kè khác nhau mà người người nơi đây gọi là “kè kép” và chỉ có một loại kè mang lại hiệu quả đó là kè li tâm. Theo đánh giá cơ quan chức năng, nhà khoa học, kè li tâm phù hợp và hiệu quả với điều kiện thổ nhưỡng, chịu được sóng lớn tại các bờ biển, đặc biệt đê biển như tỉnh Cà Mau.

Kè li tâm là có thể chủ động thi công tại các vùng biển khác nhau, quá trình thi công dễ dàng, không cần san ủi tạo mặt bằng. Tuy nhiên loại kè này có kinh phí thực hiện là khá cao.

Kè li tâm là có thể chủ động thi công tại các vùng biển khác nhau, quá trình thi công dễ dàng, không cần san ủi tạo mặt bằng. Tuy nhiên loại kè này có kinh phí thực hiện là khá cao.

Đồng thời, phương pháp kè li tâm hiện nay được đánh giá cao tại tỉnh Cà Mau vì có tính ứng dụng và hiệu quả đem lại khá lớn. Ưu điểm của phương pháp kè li tâm là có thể chủ động thi công tại các vùng biển khác nhau. Quá trình thi công dễ dàng, không cần san ủi tạo mặt bằng. Tuy nhiên giá thành đối với loại kè này là khá cao.

Nếu không được ngăn chặn kịp thời và có những giải pháp hiệu quả thì sạt lở bờ biển sẽ gây nguy hại cho môi trường sinh thái, mất rừng phòng hộ ven biển, ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng... Do vậy, tỉnh Cà Mau cần chủ động nghiên cứu, nhân rộng các mô hình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.

Đặc biệt để nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa sạt lở bờ sông, bờ biển, tỉnh Cà Mau vẫn đang tiếp tục kêu gọi các nhà khoa học, doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu và áp dụng nhiều công trình khoa học để kè đắp bờ biển, đặc biệt là kè li tâm./.

Đọc thêm

Hành động vì khí hậu sau COP29: Hành trình mới và cam kết mạnh mẽ

COP29 đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. (Ảnh: UNFCCC)
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 29 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) đã đánh dấu một cột mốc quan trọng với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu. Đây được coi là một thành tựu đáng kể, mở ra cơ hội cho việc giảm phát thải khí nhà kính hiệu quả hơn về mặt chi phí. Tuy nhiên, bên cạnh những hứa hẹn, thị trường carbon toàn cầu cũng đối mặt với nhiều thách thức cần được giải quyết để bảo đảm tính hiệu quả và công bằng.

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.