Nghiên cứu cụ thể hóa các hành vi bạo lực về tinh thần, tình dục phù hợp với thực tiễn

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nghiên cứu bổ sung, cụ thể hóa các hành vi bạo lực gia đình để phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là các hành vi bạo lực về tinh thần, tình dục, trong đó có tham khảo các kinh nghiệm quốc tế trong việc sửa đổi các quy định.

Tổng Thư ký Quốc hội (QH), Chủ nhiệm Văn phòng QH Bùi Văn Cường đã có văn bản số 900/TB-TTKQH thông báo kết luận của Ủy ban thường vụ (UBTV) QH về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Theo đó, UBTVQH tán thành về sự cần thiết sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thể chế quan điểm, chủ trương, chính sách được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII về quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tiễn và khắc phục những bất cập trong các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành.

UBTVQH đánh giá cao sự chủ động của Ủy ban Xã hội, sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì thẩm tra với Cơ quan soạn thảo, các cơ quan của QH, cơ quan thuộc UBTVQH, các bộ, ngành liên quan để hoàn chỉnh dự án Luật trình UBTVQH cho ý kiến.

Đồng thời, UBTVQH lưu ý việc sửa đổi Luật phải bảo đảm thể chế quan điểm, chủ trương, chính sách được thể hiện trong Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII và các nghị quyết của Đảng về xây dựng gia đình trong tình hình mới, tiếp tục bám sát phương pháp tiếp cận quyền con người, bảo đảm quyền con người.

UBTVQH đề nghị tiếp tục đánh giá đầy đủ từng vấn đề, những hạn chế thuộc quy định của Luật hay do tổ chức thực hiện để sửa đổi cho trúng, cho đúng; rà soát, làm rõ hơn ba nhóm nội dung chính sửa đổi để bảo đảm phải tiến bộ hơn và góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đồng thời phải bảo đảm tính khả thi cao của các quy định, kịp thời bảo vệ người bị bạo lực gia đình và người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình.

Về phạm vi sửa đổi, UBTVQH đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để bảo đảm bao quát được hết các nội dung sửa đổi, khắc phục được những hạn chế, vướng mắc của các quy định pháp luật, phù hợp với công tác phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới; nghiên cứu bổ sung phạm vi áp dụng đối với những người sống chung với nhau; nghiên cứu bổ sung, làm rõ một số khái niệm như bạo lực gia đình trên cơ sở giới…; nghiên cứu bổ sung, cụ thể hóa các hành vi bạo lực gia đình để phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là các hành vi bạo lực về tinh thần, tình dục, trong đó có tham khảo các kinh nghiệm quốc tế trong việc sửa đổi các quy định.

Cơ quan soạn thảo nghiên cứu bổ sung quy định cụ thể về xã hội hóa trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình và chính sách của Nhà nước để thu hút, tăng cường nguồn lực thực hiện công tác này. Đồng thời, cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp, cơ chế phối hợp liên ngành, các điều kiện bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.

Quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của Công an cấp xã trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Cùng với đó, tiếp tục rà soát các quy định của dự thảo Luật để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan.

UBTVQH giao Ủy ban Xã hội thẩm tra dự án Luật sau khi Chính phủ hoàn thiện hồ sơ dự án Luật trình QH. Thường trực Ủy ban Xã hội chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan để tiếp thu đầy đủ, thấu đáo ý kiến của UBTVQH; tiếp tục tổ chức tọa đàm, hội thảo lấy ý kiến rộng rãi để bảo đảm trình QH dự án Luật có chất lượng.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh buổi Hội đàm tại điểm cầu Nhà Quốc hội.

Việt Nam - Trung Quốc đẩy nhanh hợp tác trên mọi lĩnh vực

(PLVN) - Việt Nam - Trung Quốc nhất trí thúc đẩy hợp tác thương mại song phương cân đối, bền vững, kiểm soát ổn thỏa bất đồng trên biển, bảo đảm hòa bình, ổn định của khu vực, tận dụng các cơ chế đối ngoại hiện có để đẩy nhanh hợp tác trên mọi lĩnh vực.

Đọc thêm

Thế hệ trẻ phải kiên trì, dám dấn thân để ấp ủ ước mơ và khơi dậy khát vọng khởi nghiệp

Sinh viên, học sinh chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính dự khai mạc ngày hội khởi nghiệp quốc gia
(PLVN) - Trong lễ khai mạc: “Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ V” được tổ chức tại Thừa Thiên Huế sáng 25/3, Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính mong muốn thế hệ trẻ luôn kiên trì, dám dấn thân, đoàn kết, mạnh dạn, sáng tạo để ấp ủ ước mơ và khơi dậy khát vọng khởi nghiệp.

Tuyên dương gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân

Thượng úy Vũ Trung Kiên là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2022.
(PLVN) -  2 trong 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân năm 2022 vinh dự lọt vào danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022 và 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2022 được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vinh danh tối 23/3.

Đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công: Chủ động, linh hoạt, hiệu quả trong tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh đầu tư công. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Khẳng định giải ngân vốn đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường phối hợp giữa các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, đơn vị, bảo đảm hiệu quả, làm việc nào dứt điểm việc đó, không để kéo dài, gây ách tắc, lãng phí nguồn lực. Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính…

Cần có cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm

Quang cảnh Hội thảo góp ý kiến.
(PLVN) -  Đây là ý kiến được các đại biểu nhấn mạnh tại Hội thảo góp ý kiến vào các dự thảo quy định về quản lý cán bộ, công chức, viên chức; tinh giản biên chế và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố do Bộ Nội vụ tổ chức ngày 24/3.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao, công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 24/3, Đoàn công tác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu, đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về tình hình phát triển kinh tế-xã hội, công tác hội nhập quốc tế, triển khai công tác đối ngoại địa phương, công tác biên giới-lãnh thổ trên địa bàn tỉnh.

Trăn trở với 'tuổi thọ' của luật (Kỳ 5): Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động của Quốc hội

Một phiên họp của Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Quốc hội khóa XV đã và đang tiếp cận vấn đề đổi mới như thế nào nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công cuộc kiến tạo, phát triển đất nước? Quốc hội cần làm gì để các đạo luật sau khi ban hành sẽ sớm đi vào cuộc sống, có “tuổi thọ” lâu dài?... Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có một số chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam xung quanh vấn đề này.

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới

Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Cần những giải pháp hiệu quả để có bước đột phá mới
(PLVN) -  Ngày 21/3, tại Hội thảo khoa học “Những vấn đề lý luận về kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng”, các đại biểu đã kiến nghị nhiều giải pháp để công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục là dấu ấn nổi bật và có bước đột phá mới trong những năm còn lại của nhiệm kỳ Đại hội XIII.