Nghiện cờ bạc hay trò chơi may rủi là một rối loạn tâm thần

Ảnh minh họa: Công an nhân dân
Ảnh minh họa: Công an nhân dân
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo các bác sĩ của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, nghiện cờ bạc hay trò chơi may rủi là một rối loạn tâm thần có thể so sánh với nghiện rượu và ma túy.

Trong y học, rối loạn cờ bạc (đánh bạc bệnh lý/nghiện cờ bạc) là hành vi cờ bạc lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến các vấn đề cho cá nhân, gia đình và xã hội…

BSCKII. Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc, Phó Trưởng phòng M7, Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, người lớn và thanh thiếu niên mắc chứng rối loạn cờ bạc thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát cờ bạc của họ và tiếp tục ngay cả khi nó gây ra những vấn đề đáng kể.

Bác sĩ Ngọc nhấn mạnh, cũng như các chứng nghiện khác, hệ thống tưởng thưởng của não bị rối loạn. Nghiện đánh bạc là sự thôi thúc để tiếp tục đánh bạc, không thể kiểm soát được, bất chấp số tiền phải trả cho trò chơi và những ảnh hưởng đến cuộc sống.

Đặc biệt, rối loạn cờ bạc thường xảy ra đồng thời với các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện, rối loạn cảm xúc, lo âu và nhân cách. Điều này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Cũng theo bác sĩ Bùi Nguyễn Hồng Bảo Ngọc, các nghiên cứu cũng phát hiện ra, những người mắc chứng rối loạn cờ bạc có tỷ lệ rối loạn nhân cách rất cao, trên 60%; rối loạn cảm xúc khoảng 50%; rối loạn lo âu trên 40%. Bệnh nhân có thể được trị liệu tâm lý, điều biến não, liệu pháp hóa dược. Sau khi ra viện, họ cần được tái khám và hỗ trợ nhiều về mặt tâm lý từ gia đình và nhà trị liệu.

Đặc trưng của rối loạn cờ bạc là hệ thống cấu trúc và chức năng não bộ bị rối loạn, rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh, cùng với sự tương tác giữa các yếu tố cá nhân, môi trường, gia đình và xã hội.

Bệnh nhân có 4 hoặc nhiều hơn các dấu hiệu sau: Nhu cầu đánh bạc với số tiền ngày càng tăng để đạt được sự hưng phấn mong muốn. Bồn chồn hoặc cáu kỉnh khi cố gắng cắt giảm hoặc ngừng đánh bạc. Đã nhiều lần nỗ lực nhưng không thành công để kiểm soát, cắt giảm hoặc ngừng cờ bạc. Thường bận tâm đến cờ bạc (ví dụ có những suy nghĩ dai dẳng về việc hồi tưởng lại những trải nghiệm cờ bạc trong quá khứ hoặc lên kế hoạch cho cuộc mạo hiểm tiếp theo, nghĩ cách kiếm tiền để đánh bạc). Nói dối để che giấu mức độ liên quan đến cờ bạc...

"Những người mắc chứng rối loạn cờ bạc có thể kèm rối loạn ăn uống, giấc ngủ, tập luyện và các hành vi liên quan đến sức khỏe khác, từ đó dẫn đến kết quả tiêu cực về thể chất và tâm thần", bác sĩ Ngọc nói.

Theo bác sĩ Ngọc, cách phòng ngừa để không mắc rối loạn cờ bạc thì chỉ có một liệu pháp duy nhất là không chơi, không sa đà vào thú vui “đỏ - đen”. Và để phòng ngừa tái mắc cờ bạc bệnh lý, bệnh nhân cần phải cách ly khỏi các trò chơi cá cược. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp quan tâm của gia đình, nỗ lực của bản thân. Bệnh nhân có thể cần được trị bằng các phương pháp: trị liệu tâm lý, điều biến não, liệu pháp hóa dược kết hợp. Sau khi ra viện, họ cần được tái khám và hỗ trợ nhiều về mặt tâm lý từ gia đình và nhà trị liệu.

Theo bác sĩ Bảo Ngọc, người nghiện cờ bạc được chẩn đoán khi có một hoặc nhiều triệu chứng sau:

Nhu cầu đánh bạc với số tiền ngày càng tăng để đạt được sự hưng phấn mong muốn.

Bồn chồn hoặc cáu kỉnh khi cố gắng cắt giảm hoặc ngừng đánh bạc.

Đã nhiều lần nỗ lực nhưng không thành công để kiểm soát, cắt giảm hoặc ngừng cờ bạc.

Thường bận tâm đến cờ bạc (ví dụ: có những suy nghĩ dai dẳng về việc hồi tưởng lại những trải nghiệm cờ bạc trong quá khứ hoặc lên kế hoạch cho cuộc mạo hiểm tiếp theo, nghĩ cách kiếm tiền để đánh bạc).

Thường đánh bạc khi cảm thấy đau khổ (ví dụ: bất lực, tội lỗi, lo lắng, chán nản).

Sau khi thua bạc trong cờ bạc, thường quay trở lại vào một ngày khác để hòa vốn ("đuổi theo" số tiền thua lỗ).

Nói dối để che giấu mức độ liên quan đến cờ bạc.

Đã gây nguy hiểm hoặc mất đi một mối quan hệ, công việc, hoặc cơ hội giáo dục hoặc nghề nghiệp quan trọng vì cờ bạc.

Dựa vào người khác để cung cấp tiền để giảm bớt các tình huống tài chính tuyệt vọng do cờ bạc gây ra.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…