Nghiệm thu Đề tài nghiên cứu khoa học về đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp

Ban Chủ nhiệm đề tài chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng nghiệm thu.
Ban Chủ nhiệm đề tài chụp ảnh lưu niệm cùng Hội đồng nghiệm thu.
(PLVN) - Vừa qua, Học viện Tư pháp đã tổ chức nghiệm thu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”. GS.TS. Hoàng Thế Liên – nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

TS. Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thay mặt Ban chủ nhiệm Đề tài báo cáo sơ bộ về kết quả nghiên cứu. Trong đó nêu tính cấp thiết, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Đề tài và kết cấu, nội dung chính của báo cáo tổng hợp kết quả đề tài.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc đã đưa ra nhiều quan điểm, giải pháp mới về phát triển giáo dục, đào tạo; cải cách tư pháp gắn với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và xây dựng nguồn nhân lực tư pháp, bổ trợ tư pháp. Gần đây, Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đưa ra nhiều quan điểm, giải pháp liên quan tới nguồn nhân lực tư pháp trong đó có đội ngũ các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp và công tác đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp.

GS.TS. Hoàng Thế Liên – nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

GS.TS. Hoàng Thế Liên – nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp là Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

Trong bối cảnh triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII, Nghị quyết số 27-NQ/TW và các nghị quyết có liên quan, việc đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp cần gắn liền với việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước ta và hướng tới việc xây dựng nguồn nhân lực tư pháp đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN, cải cách tư pháp theo định hướng của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Nhận thức được yêu cầu này, thời gian vừa qua, Bộ Tư pháp (Học viện Tư pháp) đã có nhiều đổi mới trong hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là đổi mới về nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp và phương thức đào tạo. Tuy nhiên, so với yêu cầu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, còn khá nhiều việc phải làm, từ việc nhận diện chính xác các yêu cầu của Nghị quyết đối với hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp đến việc xác định và thực hiện các giải pháp đổi mới hoạt động đào tạo.

Trong bối cảnh đó, đặc biệt gắn với việc triển khai Quyết định số 1155/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, việc nghiên cứu toàn diện các vấn đề lý luận, thực tiễn, đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động đào tạo của Học viện trong bối cảnh triển khai Nghị quyết Đại hội XIII là việc làm cần thiết. Đây là những vấn đề mới, mang tính thời sự chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống trong các công trình khoa học đã công bố.

Do đó, việc triển khai nghiên cứu Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” có ý nghĩa cấp thiết nhằm tạo cơ sở, tiền đề cho việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII trong thực tiễn hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp của Bộ Tư pháp (Học viện Tư pháp).

Đề tài nghiên cứu hướng đến mục đích làm rõ những yêu cầu mới đặt ra cho hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp trong bối cảnh triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng; làm rõ thực trạng hoạt động đào tạo các các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp của Bộ Tư pháp so với những yêu cầu đó, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp của Bộ Tư pháp.

TS. Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thay mặt Ban chủ nhiệm Đề tài báo cáo sơ bộ về kết quả nghiên cứu.

TS. Nguyễn Xuân Thu – Giám đốc Học viện Tư pháp thay mặt Ban chủ nhiệm Đề tài báo cáo sơ bộ về kết quả nghiên cứu.

Đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp đáp ứng yêu cầu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng là vấn đề nghiên cứu mới, việc nhận diện cụ thể các yêu cầu của Nghị quyết đối với hoạt động đào tạo của Học viện từ đó đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp là vấn đề không đơn giản. Ngoài Phần mở đầu, Kết luận chung, Danh mục tài liệu tham khảo, Báo cáo tổng hợp kết quả Đề tài được kết cấu gồm 03 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận về đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Chương 2. Thực trạng hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp trước yêu cầu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Chương 3. Nội dung, giải pháp, điều kiện đảm bảo và lô trình đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Hội đồng nghiệm thu đánh giá, Ban chủ nhiệm Đề tài đã thực hiện nghiên cứu nghiêm túc, công phu, đề xuất nhiều điểm mới đáng ghi nhận. Đề tài đã tổng hợp, phân tích, đánh giá những vấn đề lý luận về đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp trong bối cảnh triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp của Bộ Tư pháp so với yêu cầu đặt ra của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Đề tài cũng đã đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp của Bộ Tư pháp trong bối cảnh triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tất cả các thành viên Hội đồng nghiệm thu nhất trí xếp loại xuất sắc cho Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”.

Thay mặt Ban chủ nhiệm Đề tài, ông Nguyễn Xuân Thu cảm ơn các thành viên Hội đồng nghiệm thu đã đánh giá xuất sắc cho kết quả nghiên cứu Đề tài “Đổi mới hoạt động đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng”. Đề tài được nghiệm thu sẽ là tài liệu để các chuyên gia, nhà khoa học pháp lý tham khảo, các cơ sở đào tạo pháp luật sử dụng làm tài liệu trong việc hoạch định chính sách, xây dựng chiến lược, mô hình đào tạo cán bộ tư pháp phù hợp trong bối cảnh hiện nay. Đây cũng là tài liệu có giá trị hỗ trợ cho việc hoàn thiện chương trình, phương pháp đào tạo cán bộ pháp luật, tư pháp tại Việt Nam.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)
(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế 'Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư'

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Hồng Mây)
(PLVN) - Hội thảo quốc tế “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc ‘Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ’ trong lĩnh vực đầu tư" sẽ diễn ra ngày 5/4 tới đây tại Quảng Ninh, với sự tham gia của khoảng 150 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật XLVPHC để bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước và bảo vệ quyền công dân

Quang cảnh buổi làm việc. (Ảnh PV)
(PLVN) - Liên quan đến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã nhấn mạnh, nếu không cấp thiết sửa Luật này thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước và ảnh hưởng đến quyền công dân.

Chánh án Tráng A Tếnh hết lòng với việc “gieo” pháp luật

Chánh án TAND huyện Mai Sơn (Sơn La) Tráng A Tếnh
(PLVN) - Ngoài tận tâm, hết lòng vì ngành Tòa án, Chánh án TAND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Tráng A Tếnh còn luôn đau đáu với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở nơi “chôn nhau cắt rốn”. Trong phiên tòa dân sự, hình sự hay những lần công tác đến các bản làng xa xôi, ông đều cố gắng tuyên truyền cho người dân biết luật, hiểu luật, sống và làm theo pháp luật.

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng

Giao dịch tài sản mã hóa cần liên kết với tài khoản ngân hàng
(PLVN) -  Hầu hết các ý kiến đưa ra tại Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm quản lý và vận hành các sàn giao dịch tài sản mã hoá tập trung”, do Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức ngày 27/3/2025 đều cho rằng, để quản lý tốt nhất sàn giao dịch tài sản mã hóa, cần liên kết với tài khoản ngân hàng.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013: Nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết lập bộ máy hành chính mới

Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. (Ảnh: trong bài: PV)
(PLVN) - Có ý kiến chuyên gia cho rằng, trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, vấn đề đặt ra là thiết lập bộ máy hành chính mới như thế nào để quản lý hiệu quả, cũng như phân quyền hợp lý giữa cấp tỉnh và cấp cơ sở. Quá trình cải cách này đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng để vừa bảo đảm tinh gọn bộ máy, vừa duy trì hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh mới.

Nữ giảng viên người dân tộc Khmer nỗ lực đưa kiến thức pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số

Cô Hữu Kim Ly, giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau.
(PLVN) - Tại Khoa Nhà nước và Pháp luật, Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, mỗi khi nhắc đến cô Hữu Kim Ly, mọi người đều ấn tượng với trình độ chuyên môn và sự tâm huyết, trách nhiệm của một nữ giảng viên tiêu biểu . Đ ặc biệt , không chỉ đưa kiến thức pháp luật, nghiệp vụ đến cho học viên, mà còn tích cực đưa pháp luật đến với đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số

Tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư trong kỷ nguyên số
(PLVN) - Các đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đã đóng góp nhiều ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, tạo hành lang pháp lý bảo vệ quyền riêng tư của công dân Việt Nam trong kỷ nguyên số, thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững.

Luật Thủ đô 2024 - Kỳ 3: Để triển khai hiệu quả, cần sự đồng lòng của chính quyền, người dân và doanh nghiệp

TS. Mạc Quốc Anh.
(PLVN) - Ngày 1/1/2025 Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực. Văn bản pháp luật này được kỳ vọng tạo ra một khung pháp lý vững chắc nhằm giúp Hà Nội phát triển bứt phá, xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - công nghệ của cả nước. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và những nội dung mới của luật, PLVN đã có buổi trao đổi với TS. Mạc Quốc Anh - Viện trưởng Viện Kinh tế và Phát triển doanh nghiệp (DN); Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa TP Hà Nội.

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp

Quy định hạn chế về quyền quyết định số con không còn phù hợp
(PLVN) -  Chiều 25/3, tại trụ sở Bộ Tư pháp, chủ trì hội đồng thẩm định Hồ sơ xây dựng Pháp lệnh sửa đổi điều 10 của pháp lệnh dân số , Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định Nguyễn Thị Hạnh , Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính y êu cầu cơ quan soạn thảo cần tính đến các cơ chế dài hạn, có tầm nhìn xa, dự báo xu hướng sinh sản, đồng thời xây dựng chính sách gắn kết mức sinh với chất lượng dân số .

Sở Tư pháp tỉnh Hủa Phăn thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La

Hai đoàn công tác ký kết biên bản làm việc.
(PLVN) - Ngày 25/3, bà Phu Hương Phổm Mạ Văn, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào làm Trưởng đoàn đã thăm, trao đổi và học tập kinh nghiệm công tác tư pháp, công tác thi hành án dân sự tại tỉnh Sơn La. Tiếp và làm việc với Đoàn có lãnh đạo Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự tỉnh.