Nghịch cồn, bé gái phải cấp cứu

Ảnh minh họa: Công an tỉnh Đồng Nai
Ảnh minh họa: Công an tỉnh Đồng Nai
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời điểm xảy ra sự cố H. đang chơi với bạn nhỏ ở sau nhà. Không chứng kiến các bé nghịch cồn, người thân chỉ phát hiện khi H. bị lửa bén vào người.

Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) mới tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi bỏng nặng do cồn. Cháu bé đang được các y, bác sĩ tích cực điều trị.

Bệnh nhi là bé gái N.K.H., sinh năm 2019 tại Đồng Nai. H. nhập viện trong tình trạng sốc, bỏng nặng vùng đầu, ngực, đùi, mông và hai tay. Sau khi được chống sốc, truyền dịch, vận mạch tại khoa Cấp cứu, bệnh nhi tiếp tục được các y bác sĩ theo dõi tích cực.

Theo gia đình nạn nhân, thời điểm xảy ra sự cố H. đang chơi với bạn nhỏ ở sau nhà. Không chứng kiến các bé nghịch cồn, người thân chỉ phát hiện khi H bị lửa bén vào người. Bé H. được dập lửa và nhanh chóng được đưa vào cơ sở y tế tuyến dưới sơ cứu trước khi chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2.

Cồn là chất dễ cháy, dễ bắt lửa. Hiểm họa cháy nổ do cồn gây ra rất nghiêm trọng. Bỏng do cồn là một trong những tai nạn sinh hoạt thường gặp ở trẻ nhỏ, xảy ra khi trẻ sử dụng các chất hóa học, thích khám phá, tìm hiểu và thử nghiệm. Phần lớn các sự cố xảy ra khi không có người lớn bên cạnh.

Trước những hậu quả từ bỏng, BS.CK1 Ngô Hồng Phúc, Phó Trưởng khoa Bỏng - Chỉnh trực của bệnh viện Nhi đồng 2 lưu ý, khi phát hiện trẻ bị bỏng, phụ huynh nên: Bình tĩnh và đưa trẻ ra khỏi khu vực gây bỏng; Loại bỏ quần áo hoặc vật dụng gây bỏng nếu có thể nhưng không cố gắng kéo ra nếu chúng bám vào da; Làm mát vết bỏng bằng cách đưa chỗ bỏng vào vòi nước đang chảy với áp lực vừa phải khoảng 15 phút. Không sử dụng đá hoặc nước đá lạnh trực tiếp lên vùng da bỏng; Sử dụng gạc, khăn hoặc vải sạch để choàng lại vết thương, phòng ngừa nhiễm khuẩn và giảm đau; Đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để tiếp tục sơ cứu và điều trị. Trong thời gian đó, hãy giữ ấm cho trẻ bằng cách che chắn hoặc đắp thêm chăn mền;

Trong khi sơ cứu vết bỏng, nên tránh sử dụng các loại thuốc dân gian, mỡ trăn, nước mắm hay kem đánh răng, vì nó có thể gây nhiễm trùng và kéo dài quá trình điều trị.

Đọc thêm

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bác sĩ đa chuyên khoa phối hợp tìm ra phương án điều trị cho bệnh nhân.
(PLVN) - Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống ngoạn mục.