Nghi vấn tắc trách tại BVĐK Hà Đông: “Bổ sung” nước kiểu gì mà cháu bé thủng dạ dày tử vong?

Ảnh minh họa nguồn VOV
Ảnh minh họa nguồn VOV
(PLVN) - Nhập viện với bệnh lý đơn giản là viêm tiểu phế quản nhưng sau vài tiếng điều trị tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Hà Đông, tình hình bé gái 11 tháng tuổi đã có chiều hướng xấu, được chuyển lên Viện Nhi Trung ương và qua đời sau 3 ngày chuyển viện. Trong sự việc này, cách hành xử của BVĐK Hà Đông khiến bố mẹ cháu thêm đau lòng.

Nén đau thương, bố mẹ cháu Hoàng Trúc Mai (sinh ngày 25/12/2018) là anh Hoàng Văn Thành và chị Trần Thị Hoa kể lại: Khoảng 10h ngày 11/11, bà ngoại trông cháu thấy cháu quấy thì gọi cha mẹ thông báo tình hình. Anh chị về cho cháu đi khám.

Qua thăm khám, chụp X-quang, siêu âm ổ bụng, bác sỹ kết luận: Cháu bị viêm tiểu phế quản, ổ bụng hoàn toàn bình thường. Cháu về nhà ăn được ít thìa cháo loãng và sữa. Khi mẹ bế ru ngủ, bé ôm chặt lấy mẹ và mẹ phát hiện bụng trái cháu hơi cứng, bụng phải và bụng giữa mềm bình thường nên hai vợ chồng anh quyết định cho cháu đến BVĐK Hà Đông kiểm tra. Vào 22h ngày 11/11, bác sỹ tại phòng cấp cứu đo nhiệt độ của cháu là 38 độ C, ít quấy khóc, chỉ ôm mẹ. BVĐK cho cháu nhập viện lúc 23h.

Vào đến Khoa Nhi BVĐK Hà Đông, gia đình tiếp tục thông báo tình hình của cháu và kẹp nhiệt độ lại là 38 độ C, không tiêu chảy. Các bác sỹ thông báo cháu bị mất nước nặng, cần truyền dịch và bổ sung oresol. Ban đầu, bác sỹ truyền 1 chai dịch và dặn mẹ cứ 5 phút đổ 5 thìa oresol thì cháu có hiện tượng nôn ra.

Lúc này các bác sỹ yêu cầu truyền song song 2 chai dịch và bảo cha mẹ ra ngoài. Anh Thành kể: “Quan sát từ bên ngoài, tôi thấy các bác sỹ người đè con tôi ra đổ oresol, người giữ chân tay, người xoa bụng cháu, lúc này bụng cháu đã trương to”. Chị Hoa thì cho hay: “Sau 1 tiếng đồng hồ sơ cứu, tôi thấy cháu quấy khóc vật vã hơn bèn hỏi y tá: “Tại sao trước khi vào viện cháu không quấy khóc, vật vã nhiều, bụng không to mà giờ bụng to như vậy” thì bác sỹ bảo: “Kệ, bé vẫn thiếu nước cần bổ sung””. 

Gần 1h sáng 12/11/2019, bác sỹ thông báo cho vợ chồng anh là tình hình con rất nặng phải chuyển lên Viện Nhi Trung ương, khi đó cháu đang trong tình trạng kích thích quấy khóc, không nhận ra mẹ. Quá trình thăm khám chụp chiếu tại Viện Nhi Trung ương, bác sỹ hội chẩn thông báo với gia đình có nhiều vật thể lạ nghi là phân và nghi cháu đã bị thủng dạ dày, cần phải mổ phanh để kiểm tra, khả năng xác suất 50/50 yêu cầu gia đình ký cam kết.

Sau ca mổ, bác sỹ thông báo cháu bị hoại tử dạ dày và thủng dạ dày 3cm không xác định được nguyên nhân. Bé Mai được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, Khoa Ngoại từ ngày 12 - 15/11/2019 thì không qua khỏi, tắt thở vào lúc 21h30 ngày 15/11. 

Sau khi nhận được giấy chuyển viện từ BVĐK Hà Đông lên Viện Nhi Trung ương do bác sỹ Viện Nhi Trung ương cung cấp để gia đình đi làm thủ tục bảo hiểm, anh Thành mới phát hiện nhiều điều bất thường, không đúng với sự thật.

Cụ thể, trong khai báo dấu hiệu lâm sàng của cháu, bác sỹ BVĐK Hà Đông ghi con anh “sốt 1 tuần, ỉa lỏng, nôn nhiều, tiêu chảy đến viện”, là không đúng sự thật. BVĐK Hà Đông ghi “tình trạng chuyển viện của bé ổn định” là sai, vì thời điểm ấy, cháu kích thích quấy khóc, dù mẹ bế nhưng cháu vẫn cấu xé, gào khóc…

So sánh giữa giấy chuyển viện và biên bản làm việc của BVĐK Hà Đông, anh Thành thấy bác sỹ BVĐK Hà Đông còn thay đổi tên thuốc từ Seduxen sang Gardenal. Giữa hai loại thuốc này có gì khác nhau và tại sao lại phải thay đổi khi làm việc với bác sỹ Viện Nhi Trung ương?

Chiều 18/11, BVĐK Hà Đông đã mời đại diện gia đình anh Thành đến làm việc và phía bên gia đình đã đặt 11 câu hỏi thắc mắc. Ví dụ như khi bé nhập viện, BVĐK Hà Đông chẩn đoán bệnh của cháu là gì, căn cứ khoa học nào; Với trẻ nhỏ mới hơn 10 tháng tuổi nặng 7,6kg thì truyền nhanh hai chai nước - dịch một lúc có hợp lý hay không; Tại sao sau khi đến BVĐK Hà Đông cháu lại tử vong do thủng và hoại tử dạ dày…? Tuy nhiên, tất cả các câu hỏi này đều không được giải đáp tại cuộc họp trên và đến nay gia đình cũng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng nào từ BVĐK Hà Đông.

PLVN sẽ tiếp tục phản ánh sự việc.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.