Nghị trường QH sôi động về chuyện cấm hút thuốc nơi công cộng

Phòng chống tác hại thuốc lá là dự thảo luật đầu tiên được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII. Các ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội đều khẳng định tính cấp thiết của luật phòng chống tác hại thuốc lá đối với đời sống.

Phòng chống tác hại thuốc lá là dự thảo luật đầu tiên được đưa ra thảo luận tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII. Các ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội đều khẳng định tính cấp thiết của luật phòng chống tác hại thuốc lá đối với đời sống.

Kỳ họp thứ 3 Quốc Hội khóa XIII
Kỳ họp thứ 3 Quốc Hội khóa XIII

“Không được hút thuốc khi trong nhà có người không hút thuốc”

Trong phiên thảo luận sáng nay, 30 đại biểu đã có ý kiến về Dự thảo luật phòng chống tác hại thuốc lá.

Đa số các ý kiến đều thống nhất với dự thảo, và chỉ góp ý thêm về các quy định cụ thể để chi tiết hơn. Về nơi cấm hút thuốc lá, các đại biểu đều đưa ra quan điểm: Đã quy định thì phải có tính khả thi.

Ông Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) phát biểu: “Chúng ta đã có quy định nơi công cộng là như thế nào. Thế nên, không nên quy định quá cụ thể. Ví dụ như không nên quy định cấm hút thuốc lá ở trường phổ thông, nhưng ở trường đại học lại chỉ cấm ở khu vực nhất định. Tôi nghĩ nên quy định đã là trường học là phải cấm”.

Về địa điểm cấm hút thuốc lá được quy định tại điều 12 dự luật, đại biểu Bùi Mạnh Hùng, Bình Phước, cho rằng như thế là chưa đủ. Cần quy định cả nơi nuôi dưỡng, chăm sóc người già cũng không được phép hút thuốc lá. Thậm chí, đại biểu Bùi Mạnh Hùng nhấn mạnh: Không chỉ nơi vui chơi, chăm sóc, cả khu giải trí, thể thao của người già và trẻ em, những tụ điểm văn hóa cũng phải cấm hút thuốc. Cùng quan điểm này, đại biểu Nguyễn thanh Bình (Vĩnh Long) đưa ra ý kiến: Các cơ sở y tế, giáo dục phải cấm hút thuốc.

Quy định việc hút thuốc trong nhà hàng khách sạn phải có khu vực riêng được các vị đại biểu cho rằng khó khả thi. Bởi đây là nơi tập trung nhiều đối tượng. “Tôi không thể mời bạn tôi đi ăn, đến nơi lại bảo bạn tôi ngồi riêng một chỗ, tôi ngồi riêng một chỗ”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nói.

Bên cạnh quy định cấm hút thuốc, các đại biểu cũng đề nghị làm rõ  thêm về nghĩa vụ của người hút thuốc được quy định trong điều 13 dự thảo luật. Cụ thể là người hút thuốc không chỉ không được hút khi trong nhà có trẻ em, người già, phụ nữ có thai, mà còn không được hút khi có người bị bệnh.  Có đại biểu còn kiên quyết hơn khi đề nghị người hút thuốc phải không được hút thuốc khi trong nhà có người… không hút thuốc.

Có riêng một lực lượng xử phạt?

Dự thảo luật đưa ra khá nhiều các quy định về việc cấm hút thuốc. Nhưng điều khiến các đại biểu băn khoăn là tính khả thi của luật khi những biện pháp, chế tài xử lý hành vi vi phạm chưa được quy định rõ. Đặc biệt là vấn đề  Ai, Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm xử lý vi phạm.

“Có một lực lượng riêng, mặc sắc phục riêng để xử lý người vi phạm hay không?. Chắc chắn là không thể có. Như vậy, chúng ta càng phải quy định rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn để luật được thực thi”, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định)  nói. Theo ông, cần đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, những nơi cấm hút thuốc, những người này sẽ có thẩm quyền xử phạt những người vi phạm.

Đại biểu Lê Nam (Thanh hóa) chia sẻ: “Vấn đề xử lý vi phạm, ngăn chặn vi phạm là băn khoăn lớn nhất trong cả quá trình tiếp xúc cử tri. Từ thực tế cho việc xử lý vi phạm cần phải giao cho một số cơ quan, một số người có trách nhiệm. Ví dụ như thanh tra y tế, lực lượng quản lý thị trường…”.  Ông đặt giả thiết: “Các thủ trưởng hút thuốc thì nhân viên có được xử phạt không?”. Đại biểu Lê Nam cũng cho rằng cần gắn trách nhiệm của Hội phụ nữ, đoàn thanh niên vào việc phòng chống thuốc lá.

Trong phần phát biểu của mình, đại biểu Hoàng Đức Thắm (Quảng Trị) cũng đặt câu hỏi: Ai phạt, phạt thế nào, tiền nộp ở đâu, biên lai thế nào?.

Cần quỹ để thúc đẩy hoạt động

Một vấn đề được các đại biểu bàn luận khá sôi nổi là việc thành lập quỹ phòng chống tác hại thuốc lá. Theo dự thảo, có hai phương án để lập quỹ. Phương án thứ nhất là Hàng năm ngân sách cấp một khoản kinh phí tối đa bằng 2 phần trăm (%)  tổng số tiền thu được từ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá. Kết hợp với nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế;cùng nguồn thu khác.

Phương án thứ hai chủ yếu là  từ khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán thuốc lá chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, nhưng tối đa không quá 2% và được thu cùng với thu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh nghiệp tự khai tự nộp vào tài khoản của Quỹ.

Một số đại biểu cho rằng không nên lập quỹ. Theo đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên), việc quản lý cần công khai, minh bạch, hiệu quả, không nên thành lập quỹ ngoài ngân sách – như vậy là không phù hợp với xu thế, hiến Pháp và luật Phí và lệ Phí. Bà Chi kiến nghị, cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, trích từ quỹ này để tăng ngân sách về hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá… Bà cũng cho rằng không nên thành lập quỹ để hạn chế những quỹ tương tự.

Đây cũng là ý kiến của các đại biểu cho rằng không nên lập quỹ. Hoặc nếu có thì cũng nên gọi là “quỹ vì sức khỏe cộng động” để sau này có thể tập trung cả quỹ phòng chống tác hại rượu bia, quỹ phòng chống tác hại môi trường…, nhằm hạn chế sự “bùng nổ” các quỹ ngoài ngân sách.

Tuy nhiên, phần đa ý kiến cho rằng cần thiết thành lập quỹ. Và chủ yếu đồng ý với việc sử dụng phương án 2 để hình thành quỹ. Ý kiến của Đại biểu Vương Đình Huệ đã làm sáng tỏ thêm về quy định quản lý, điều hành quỹ. 

“Phòng chống tác hại thuốc lá không hoàn toàn là trách nhiệm của nhà nước. Hơn nữa, việc sử dụng ngân sách sẽ bị hạn chế nhiều khó sử dụng bởi cơ chế. Và do đó kho tạo bứt phá cho hoạt động này. Vì thế, việc xử dụng ngân sách tốn kém mà lại hiệu quả không cao. Đặc biệt, trong khi lợi nhuận từ thuốc lá khá cao, nên rất cần sự xã hội hóa trong lĩnh  vực này”, ông Huệ phát biểu. “Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc lập quỹ như thế là hợp lý", ông nhấn mạnh.

Ngoài các vấn đề trên, các địa biểu còn đề nghị sớm có nghị định về vấn đề này để Luật ban hành là có thể đi vào cuộc sống ngay. Các sý kiến của đại biểu quốc hội cũng yêu cầu làm rõ về thuật ngữ trong luật. Ví như “Người đứng đầu” là thế nào, cần thay “hút thuốc lá” bằng “sử dụng thuốc lá”…

Chiều nay, Quốc hội sẽ làm việc về dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật phòng, chống rửa tiền.

Vân Tùng

Đọc thêm

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.