Nghị sỹ Mỹ muốn cấm bán thiết bị cho Công ty Trung Quốc

Ảnh minh họa nguồn Internet
Ảnh minh họa nguồn Internet
(PLVN) - Một nhóm các nghị sĩ thuộc cả 2 đảng Dân chủ và Cộng hòa của Mỹ đã công bố dự luật cấm bán con chip và các linh kiện khác cho Huawei, ZTE và các công ty viễn thông khác của Trung Quốc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ hay kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Theo Reuters, các nghị sỹ soạn thảo dự luật gồm có Thượng nghị sĩ Tom Cotton và Hạ nghị sĩ Mike Gallagher thuộc đảng Cộng hòa, các Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen và Hạ nghị sĩ Ruben Gallego thuộc đảng Dân chủ. Dự luật này yêu cầu Tổng thống Mỹ cấm xuất khẩu các thiết bị của Mỹ cho bất cứ công ty viễn thông nào của Trung Quốc vi phạm các lệnh trừng phạt hay kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Dự luật chỉ ra 2 trường hợp cụ thể là ZTE và Huawei - 2 công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc hiện đang bị nghi ngờ rằng thiết bị của họ có thể được dùng để do thám người Mỹ. Cả hai công ty này cũng đã bị cáo buộc không tuân thủ lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.

“Nếu các công ty viễn thông của Trung Quốc như Huawei vi phạm các lệnh trừng phạt hay luật cấm xuất khẩu của chúng ta, họ cần phải bị “kết án tử”, bị từ chối các đơn hàng”, nghị sỹ Cotton viết trong một tuyên bố.

Dự luật được công bố chỉ ít giờ trước khi tờ Wall Street Journal tiết lộ các công tố viên liên bang Mỹ đang tiến hành điều tra Huawei về cáo buộc đánh cắp bí mật thương mại từ tập đoàn T-Mobile và nhiều doanh nghiệp khác của Mỹ.

Cụ thể, theo tờ báo trên, việc điều tra được tiến hành dự trên cáo buộc cho rằng Huawei đã đánh cắp công nghệ được gọi là Tappy – công nghệ bắt chước ngón tay của con người, được sử dụng để thử nghiệm điện thoại thông minh – thuộc sở hữu của T-Mobile.

Trước đó, Huawei trong một tuyên bố cho biết công ty và T-Mobile đã giải quyết tranh chấp vào năm 2017, sau khi bồi thẩm đoàn tại Mỹ ra phán quyết cho rằng hành vi của công ty này không gây thiệt hại, không làm giàu bất chính và Huawei cũng không có hành vi cố tình lấy cắp bí mật thương mại của T-Mobile.

Dự luật trên là biện pháp mới nhất trong một loạt các động thái đang được phía Mỹ thực hiện nhằm chống lại việc mà theo một số quan chức trong chính quyền của Tổng thống Donald Trump là hành vi đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ, hỗ trợ các doanh nghiệp bất hợp pháp và gây tổn hại đến các doanh nghiệp Mỹ muốn bán hàng hóa tại Trung Quốc.

Trước đó, hồi tháng 11/2018, Bộ Tư pháp Mỹ cũng đã công bố một sáng kiến để điều tra các hành vi kinh doanh của Trung Quốc nhằm đưa các vụ việc đánh cắp bí mật thương mại ra xét xử. 

Dự luật và cuộc điều tra nói trên là 2 trong số vài thách thức mà Huawei – công ty sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất của Trung Quốc – đang phải đối mặt ở thị trường Mỹ. Washington cũng đang thúc giục các đồng minh không mua các sản phẩm của Huawei vì lo sợ khả năng các thiết bị này được sử dụng vào mục đích do thám.

Còn ZTE hồi năm ngoái cũng đã phải đồng ý nộp phạt 1 tỉ USD tại Mỹ vì vi phạm lệnh cấm kinh doanh với Iran. Theo thỏa thuận, lệnh cấm mua các thiết bị của Mỹ đối với ZTE sau đó đã được gỡ bỏ.

Phản hồi thông tin về dự luật trên, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng, dự luật là kết quả của hành vi thổi phồng quá mức, đồng thời kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ ngăn dự luật này. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.