Nghị quyết 68: Hướng dẫn viên du lịch tự do có được hỗ trợ?

Hình minh họa.
Hình minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Do đặc điểm của nghề hướng dẫn viên (HDV) du lịch, trong số hơn 26.000 hướng dẫn viên được Tổng cục Du lịch cấp thẻ có tới 90% là hướng dẫn viên tự do đi hướng dẫn cho nhiều doanh nghiệp du lịch khác nhau.

Với đặc thù của HDV tự do, khi đi hướng dẫn, HDV chỉ có hợp đồng theo tour theo khung thời gian chương trình tour công ty lữ hành với du khách. Thông thường các tour này có thời hạn dưới 30 ngày.

Chính vì đặc điểm này, khi có thông tin về gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và hướng dẫn tại Quyết định 23, trên các diễn đàn du lịch, nhiều HDV tranh luận hợp đồng theo tour có được coi là hợp đồng lao động hay không để làm hồ sơ theo quy định.

Về vấn đề này, đại diện các Sở quản lý du lịch tại địa phương cũng đang chờ hướng dẫn từ Tổng cục Du lịch và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Mới đây, trao đổi với truyền thông, ông Nguyễn Văn Bình - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 không quy định thời gian tối thiểu mà chỉ quy định hợp đồng có thời hạn và không có thời hạn.

Do đó, tên gọi là hợp đồng theo tour hay hợp đồng kinh tế chỉ được coi là hợp đồng lao động nếu nội dung quy định trong hợp đồng có các yếu tố của quy định hợp đồng lao động theo quy định của luật.

Liên quan đến yếu tố thời gian của hợp đồng lao động, ông Nguyễn Văn Bình cho biết, tại Điều 33 Quyết định 23 cũng đã ghi rõ là cung cấp bản sao hợp đồng lao động có hiệu lực từ 1/1/2020 đến thời điểm nộp hồ sơ. Hạn cuối cùng nộp hồ sơ là ngày 31/1/2022.

Được biết, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định mức hỗ trợ cho mỗi HDV du lịch là 3,71 triệu đồng/người, Để được chi trả số tiền này, theo hướng dẫn, các HDV cần có đủ các điều kiện sau:

Có thẻ HDV còn hạn sử dụng; có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành hoặc cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên các hiệp hội về hướng dẫn du lịch; có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch đối với HDV du lịch tại điểm. HDV du lịch có nhu cầu hỗ trợ cần gửi hồ sơ đề nghị đến Sở quản lý du lịch nơi cấp thẻ cho HDV.

Đọc thêm

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình

Những quy định pháp luật phụ nữ cần biết để bảo vệ mình
(PLVN) - Trong xã hội hiện đại, pháp luật là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi cho mọi công dân, đặc biệt là phụ nữ. Dù các quyền cơ bản đã được công nhận, phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện quyền này. Hiểu biết về pháp luật giúp phụ nữ tự bảo vệ và đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Nhiều điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo

Ảnh minh họa
(PLVN) - Tăng lương, tăng phụ cấp, giảm tuổi nghỉ hưu, chính sách bảo vệ, thu hút nhà giáo... là một số điểm mới đáng chú ý trong dự thảo Luật Nhà giáo sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15.

Phí sử dụng đường cao tốc do Nhà nước đầu tư cao nhất là 5.200 đồng/xe.km

Phí sử dụng đường bộ cao tốc từ 900 đồng/xe.km đến 5.200 đồng/xe.km. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2024/NĐ-CP quy định về thu phí sử dụng đường bộ cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác.Theo đó, có 5 nhóm đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư, với mức thu thấp nhất 900 đồng/xe.km và cao nhất là 5.200 đồng/xe.km.