Nghỉ dịch lâu, sinh viên lười... đến trường

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Loạt trường đại học trên địa bàn Hà Nội đang đốc thúc đón sinh viên trở lại, tuy nhiên, nhiều sinh viên cho biết "kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 quá dài" nên... "lười" đến trường. 

Một bài mới đăng trên mạng xã hội với tiêu đề "Ở nhà quá dài, các bạn có ngại đến lớp?" thu hút rất nhiều người trẻ tương tác với đa phần câu trả lời là "Có". Các ý kiến đưa ra nhiều lý do để ủng hộ việc học online như: lo sợ dịch bệnh, thời tiết, phải dậy sớm...

Comment tại bài đăng trên Facebook. Ảnh chụp màn hình

Comment tại bài đăng trên Facebook. Ảnh chụp màn hình

P.L.D.Q, sinh viên năm 3 khoa Quản trị Du lịch, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, chia sẻ: "Hơn 2 năm COVID hoành hành, có lẽ thời gian học online nhiều hơn thời gian học ở trường. Lâu dần tôi cũng đã quen với việc học này, dù không được gặp thầy cô và các bạn cũng buồn. Nếu bình thường 7 giờ vào lớp, 6 giờ tôi đã phải dậy để chuẩn bị đến trường, thì học online thoải mái hơn, 6 giờ 55 tôi mới mở mắt, bật máy tính rồi điểm danh là kịp".

Đ.H.T, sinh viên năm 2 trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội, cũng thích học online. Theo T, không chỉ mùa đông mà mùa hè, học online cũng dễ chịu hơn vì trường không có điều hòa. Hơn nữa, khi học trực tiếp T phải ở trọ tại Hà Nội, cơm hàng ngày đều mua ăn ngoài hàng. "Tôi thích học online để ngày nào cũng được ăn cơm mẹ nấu. Giờ đi học lại phải dọn dẹp phòng trọ dưới Hà Nội, đã hơn nửa năm không ở, chắc bẩn lắm, nghĩ đến đã thấy mệt rồi", T nói.

Học online lâu, T đã quen với thời khóa biểu, sinh hoạt hằng ngày. Theo T: "Học online thoải mái và tiện hơn rất nhiều, phần nào không nghe được hay không biết tôi thường lưu rồi xem lại. Vậy nên giờ tôi cảm thấy "lười" đi học ở trường".

Còn đối với L.T.P, sinh viên năm nhất trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình Hà Nội: "Em chưa được đến trường ngày nào và bản thân cũng háo hức gặp thầy cô, các bạn. Nhưng vì tình hình dịch bệnh căng thẳng, em và bố mẹ đều mong được học online cho đến khi hết sạch COVID-19, chứ cứ một thời gian lại bùng dịch, cả nhà ai cũng lo lắng".

PGS.TS Trần Thu Hương - Giảng viên khoa Tâm lý học, Đại học quốc gia Hà Nội

PGS.TS Trần Thu Hương - Giảng viên khoa Tâm lý học, Đại học quốc gia Hà Nội

PGS.TS Trần Thu Hương - Giảng viên khoa Tâm lý học, Đại học quốc gia Hà Nội cho rằng, "lười và sợ đến trường" sau thời gian dài thực hiện giãn cách vì dịch bệnh là một tâm lý rất dễ hiểu.

"Một phần cũng do tâm lý lo lắng về dịch bệnh. Trường học là nơi tập trung đông người, các bạn sợ cũng đúng. Nhìn xa lại là câu chuyện các bạn lười dậy sớm trong mùa đông và học online thoải mái, không nhiều quy tắc như học trực tiếp, các bạn muốn ăn uống lúc nào cũng được. Tuy nhiên, việc đến trường là rất quan trọng, nhất là đối với các bạn học nghề và sinh viên năm cuối cần đi thực tập. Học online sẽ khiến các bạn không được giao lưu, tiếp xúc với môi trường bên ngoài, điều này kìm kẹp bản năng con người rất nhiều. Còn bản thân tôi nghĩ lý do về dịch bệnh, thời tiết... đều có thể thay đổi dễ dàng, khi nhà trường có yêu cầu bắt buộc phải đến trường, lúc đó các bạn sinh viên sẽ được rèn luyện lại vào trong khuôn khổ, mọi thứ sẽ trở lại bình thường", PGS.TS Trần Thu Hương cho biết.

Nhiều trường đại học đã lên phương án đón sinh viên trở lại trường. Ngày 31/10, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân triển khai công tác vệ sinh, khử khuẩn phòng học, chuẩn bị các điều kiện thiết yếu để đáp ứng phòng chống dịch khi sinh viên trở lại học tập trung.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, căn cứ vào tình hình dịch bệnh cụ thể, dự kiến sinh viên có thể trở lại trường vào đầu tháng 11.

Thông tin từ Ban đào tạo Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, nhà trường dự kiến giữa tháng 11 sẽ cho sinh viên trở lại trường. Tuy nhiên, việc trở lại trường của sinh viên sẽ không phải cùng một lúc, mà ưu tiên sinh viên năm cuối đến trường, chuẩn bị bài tốt nghiệp. Sau đó, trường mới cho sinh viên năm 1, 2, 3 đến trường học trực tiếp.

ĐH Bách khoa Hà Nội cũng ra thông báo, sinh viên năm cuối và năm thứ tư sẽ được bố trí lịch đến trường sau ngày 25/11, sinh viên năm thứ ba và thứ hai sau ngày 15/12. Riêng sinh viên năm thứ nhất chưa được xếp lịch tới trường.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?