Nghi án Phó Chánh án quận 4, TP HCM “xâm phạm chỗ ở”: Vì sao VKS trả hồ sơ, yêu cầu điều tra lại?

Ông Nam (người quay mặt lại) cho rằng thuê một phòng tại nhà, khi tới nơi thấy các bên giằng co, nghe một dân phòng nói “có ai bế giùm đi” nên bế đứa bé, chứ không “xâm phạm chỗ ở” hay “bắt giữ người”
Ông Nam (người quay mặt lại) cho rằng thuê một phòng tại nhà, khi tới nơi thấy các bên giằng co, nghe một dân phòng nói “có ai bế giùm đi” nên bế đứa bé, chứ không “xâm phạm chỗ ở” hay “bắt giữ người”
(PLVN) - VKSND TP HCM không ra cáo trạng truy tố mà trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra (CQĐT) Công an TP HCM điều tra lại vụ ông Nguyễn Hải Nam (SN 1974, Thẩm phán, Phó Chánh án TAND quận 4) và ông Lâm Hoàng Tùng (SN 1991, giảng viên Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP HCM) bị cáo buộc “Xâm phạm chỗ ở trái phép”.

Nội dung Kết luận điều tra có gì?

Trước đó, ngày 26/2, CQĐT Công an TP HCM có Kết luận điều tra (KLĐT) số 1019-25/KLĐT-PC07(Đ7), đề nghị truy tố ông Nam và ông Tùng.

Theo KLĐT, năm 2017, bà Hoàng Trọng Anh Chi (chủ căn nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đa Kao, quận 1) ký hợp đồng bán nhà cho bà Hoàng Thị Thu Thảo với giá 25 tỷ.

Theo đơn tố cáo, bà Thảo còn tố cáo nhóm ông Tùng tháo gỡ một số trang thiết bị nội thất gây thiệt hại tài sản, bị mất số tài sản có giá trị lớn. Nhưng đến nay, bà Thảo chưa cung cấp các chứng từ liên quan đến tài sản bị hỏng và bị mất cắp.

Bà Thảo đặt cọc 7 tỷ đồng và đưa bà Chi hơn 1 tỷ đồng chi phí xây dựng, hoàn công… Bà Chi bàn giao căn nhà cho bà Thảo để tiếp tục giám sát thi công.

Sau đó hai bên thỏa thuận gia hạn thời gian hoàn công căn nhà đến tháng 2/2018. Tuy nhiên, do căn nhà xây dựng sai giấy phép nên bị xử phạt và không thể hoàn công. Bà Thảo yêu cầu bà Chi trả lại tiền cọc, chi phí phát sinh nhưng bà Chi không đồng ý.

Tháng 4/2018, bà Thảo khởi kiện bà Chi đến TAND quận 1 đòi tiền cọc, phạt cọc và các chi phí khác. TAND quận 1 thụ lý nhưng đến ngày 10/10/2018 thì tạm đình chỉ để chờ kết quả thu thập chứng cứ của UBND quận 1.

Dù đã khởi kiện đòi lại tiền cọc, chi phí phát sinh khi xây dựng nhưng tháng 9/2018 bà Thảo vẫn thuê một công ty tiếp tục hoàn thành căn nhà và đưa các con vào nhà để sinh sống.

CQĐT cho rằng khoảng 14h ngày 19/9, bà Thảo vắng nhà, người giúp việc đang trông 2 con bà Thảo. Lúc này cửa đang mở, ông Tùng và Nguyễn Thị Hương Tâm, cùng một số người xông vào nhà. Người giúp việc chốt cửa lại thì bị giật bung ra. Bà Tâm yêu cầu người giúp việc bế hai đứa trẻ ra và không được đồng ý.

Lúc này, con nuôi và một con ruột bà Thảo đi khám bệnh, nhận được điện thoại về sự việc nên quay về thì bị nhóm ông Tùng không cho vào. Ông Tùng và bà Tâm bế hai con bà Thảo ra khỏi nhà và đến một xe taxi đậu trước nhà.

Ông Nam mở cửa xe cho hai người vào. Người nhà bà Thảo ngăn cản không cho taxi chạy, yêu cầu bế hai đứa trẻ vào nhà, hai bên xảy ra xô đẩy. Lúc này, ông Nam bế một bé từ tay bà Tâm đi ra ngoài nhưng bị ngăn cản.

Mẹ nuôi bà Thảo đến xin vào nhà trông các con bà Thảo nhưng không được nên xảy ra cự cãi. Nhóm ông Tùng tiếp tục bế hai con bà Thảo ra ngoài và bị ngăn cản quyết liệt.

Sau đó, ông Tùng bị cáo buộc chiếm giữ nhà và không cho người nhà bà Thảo vào nhà. Ông Tùng bị cáo buộc cho người đến tháo dỡ một số tài sản trong nhà.

Ngày 19/9, UBND phường Đa Kao có Công văn 427/UBND gửi Công an quận 1 nêu về sự việc và cho rằng “đã làm náo động, gây mất an ninh trật tự tại khu dân cư, khiến cho người dân trong khu nhà này hoang mang trước những động thái của nhóm người vào cưỡng chế lấy nhà”.

Đến ngày 23/9, bà Thảo có đơn tố cáo gửi Công an quận 1. Ngày 27/9, CQĐT Công an quận 1 khởi tố vụ án. Ngày 28/9 khám nghiệm hiện trường. Ngày 1/10/2019, ông Nam và ông Tùng bị khởi tố bị can, tạm giam.

Nhiều mâu thuẫn về nội dung, thời gian

Nội dung KLĐT miêu tả việc xô xát xảy ra rất lâu nhưng không hề nhắc đến chuyện sau lần bị “buộc phải ra khỏi nhà”, người nhà bà Thảo có được vào nhà lần nào hay không? Theo đó, trong kết luận có ít nhất 3 lần người nhà bà Thảo đến đòi vào nhà chăm sóc hai cháu bé. Lần thứ nhất là lúc con nuôi bà Thảo từ bệnh viện về, lần thứ hai là mẹ nuôi bà Thảo đến và lần thứ ba là lúc nhóm ông Tùng bế hai con bà Thảo ra ngoài.

Một luật sư cho rằng như vậy, dù không nêu nhưng việc bế hai con bà Thảo và việc ra vào căn nhà gần như là liên tục, thể hiện sự tranh giành quyết liệt giữa hai nhóm.

Ngoài ra, trong KLĐT có sự mâu thuẫn về thời gian so với trích xuất camera khu vực hẻm 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Camera cho thấy khoảng 15h15 ông Tùng, bà Thảo và một nhóm người đến. Một phút sau, thừa phát lại quận 1 đến.

Khoảng 15h31 Công an phường Đa Kao có mặt trước nhà. Tiếp theo, con nuôi bà Thảo về và có 3 người thuê phòng lần lượt mang balo từ trong nhà ra. Kế đến, người giúp việc của bà Thảo ra ngoài và sau đó vào lại.

Đến khoảng 16h21, ông Nam ngồi sau xe máy một người khác đến. Rồi mẹ nuôi bà Thảo đến. Tiếp theo là sự việc tranh giành hai cháu nhỏ trước nhà như KLĐT mô tả. Camera cũng cho thấy hai bên liên tục ra vào nhà.

Theo camera thì Công an phường Đa Kao có mặt từ rất sớm, nhưng không hiểu tại sao sự việc vẫn diễn ra từ 15h31 đến gần 19h?

Một luật sư đánh giá, Điều 16 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định “Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân là chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân”. “Như vậy, tại sao việc xô xát, bế các cháu bé ra vào ngôi nhà căng thẳng đến mức xảy ra tội phạm, nhưng công an địa phương đến từ sớm mà không có động thái can thiệp? Công an địa phương có thực hiện tốt nhiệm vụ, có thiếu trách nhiệm để hành vi phạm tội xảy ra hay không?”.

Phó Chánh án Nam khai gì?

Tại CQĐT, ông Tùng khai có góp vốn mua căn nhà. Trong lúc đang xây dựng thì bà Chi bán nhà và bàn giao cho bà Thảo giám sát thi công, hoàn thiện. Do bà Thảo xây dựng sau phép nhưng không khắc phục, bà Chi ủy quyền cho ông Tùng làm thủ tục điều chỉnh giấy phép, hoàn công và giải quyết các tranh chấp. Ông Tùng nhiều lần thông báo cho bà Thảo khắc phục vi phạm hoặc bàn giao công trình để ông khắc phục theo quyết định cưỡng chế nhưng bà Thảo không hợp tác.

Do đó, ngày 19/9, ông Tùng mới thuê thừa phát lại và công ty bảo vệ đến lập vi bằng lấy lại căn nhà. Ông Tùng khẳng định những người trong nhà tự nguyện đi ra và ông không đe dọa, ép buộc họ ra ngoài.

Việc ông Tùng bế cháu bé ra ngoài là do có người phụ nữ trong nhà đi ra ngoài nhưng không bế. Do biết bà Thảo có một cơ sở làm ăn khác, ông định bế đến giao cho bà Thảo.

Còn ông Nam khai biết việc tranh chấp căn nhà và kêu ông Tùng thuê thừa phát lại để lập vi bằng việc lấy lại nhà. Do không có nhà ở, ông Nam thuê 1 phòng trong nhà 29. Khi ông Nam đến thì thấy có đông người xô xát và giằng co với 3 người phụ nữ khác. Bà Tâm đưa cháu bé cho 3 phụ nữ nhưng không ai nhận. Ông Nam nghe một dân phòng nói “có ai bế giùm đi” nên vào bế rồi đặt vào nôi trước nhà.

Nghe ông Tùng nói bà Thảo đang ở ở khách sạn trên đường Nguyễn Trãi, ông Nam kêu mang đến. Ông Nam mở cửa taxi cho ông Tùng và bà Tâm bế hai đứa bé vào. Sau đó thấy bà Tâm bị xô đẩy, sợ bà Tâm ngã nên ông Nam bế giúp đứa bé.

Nhận xét về KLĐT, Luật sư Lưu Vũ Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nói: “KLĐT chưa nói đến căn cứ nào để xác định đó là chỗ ở của bà Thảo dẫn đến việc quy buộc ông Nam, ông Tùng “xâm phạm chỗ ở”. Theo KLĐT mô tả thì đó là một giao dịch dân sự đặt cọc, việc mua bán chưa hoàn thành và việc bà Thảo tự ý hoàn thiện căn nhà và vào ở là trái luật. Việc ở trái luật này thể hiện qua việc ông Tùng nhiều lần yêu cầu bà Thảo hoặc tự khắc phục vi phạm hoặc ra khỏi nhà để ông khắc phục. Vậy ai mới là người xâm phạm chỗ ở?”.

Vẫn lời Luật sư Vũ Anh: “Về cáo buộc với ông Nam, KLĐT không cho thấy ông Nam có vào nhà hay không? Ông Nam đến sau công an và những hành động đều có mặt của công an, liệu việc kết tội ông Nam có ổn hay không?”.

Thế nhưng theo KLĐT, ngoài hành vi xâm phạm chỗ ở người khác, ông Tùng và ông Nam có hành vi bế con của bà Thảo lên xe taxi và đưa đi nơi khác, có dấu hiệu “bắt, giữ người trái pháp luật” nên “đang tiếp tục điều tra làm rõ”.

Được biết, VKSND TP HCM trả hồ sơ để yêu cầu CQĐT kết luận có hay không hành vi “hủy hoại, trộm cắp tài sản” và “bắt, giữ người trái pháp luật”?

Đọc thêm

Hà Giang: Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố

Hà Giang: Một cán bộ địa chính xã bị khởi tố
(PLVN) - Mới đây, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Thủy (SN 1980) là công chức địa chính xã Kim Linh (huyện Vị Xuyên) về hành vi Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam

Đăng thông tin xuyên tạc trên Facebook, một đối tượng bị bắt giam
(PLVN) -Ngày 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, cho biết đã ra quyết định Khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Bùi Tiến Lợi (SN 1969, nơi thường trú khu phố 8, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) về hành vi “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố thêm 2 cán bộ trong vụ sai phạm về quản lý đất đai tại Lào Cai

Vũ Xuân Nghiêm thời điểm bị bắt giữ.
(PLVN) -  Ngày 19/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lào Cai đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc  của 2 bị can để điều tra về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến công tác quản lý đất đai tại xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Bắt tạm giam Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã thi hành lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi.
(PLVN) - Liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh An Giang, sáng 20/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh An Giang cho biết vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Giỏi (SN 1991, ngụ huyện An Phú, tỉnh An Giang) - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt về hành vi “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.