Nghệ sỹ phát ngôn “vô duyên” trên truyền hình: Đi ngược tinh thần văn hóa

Chỉ trích ngoại hình người khác là điều tối kỵ trong giao tiếp xã hội nói chung và trong nghệ thuật nói riêng. (Ảnh minh họa)
Chỉ trích ngoại hình người khác là điều tối kỵ trong giao tiếp xã hội nói chung và trong nghệ thuật nói riêng. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc phát ngôn vô tội vạ, “vô duyên” không còn là chuyện hiếm trên truyền hình. Vấn đề này cần được các nghệ sĩ, nhân vật nghiêm túc nhìn nhận và thay đổi.

Chê bai ngoại hình, bới móc đời tư

Mới đây, MC Trấn Thành đã phải nhận nhiều phản ứng của dư luận khi có những phát ngôn “kém duyên”, thiếu tế nhị trên sóng truyền hình. Cụ thể, trong một tập mới phát sóng của chương trình “Ca sĩ mặt nạ”, trong khi tung hứng cùng ca sĩ Ngô Kiến Huy và ca sĩ Đức Phúc xoay quanh chủ đề muốn hóa thân thành nhân vật nào trong All-Star Concert, khi Đức Phúc chuẩn bị trả lời, Trấn Thành đã đùa: “Nhìn cái răng của Đức Phúc, tôi nghĩ Đức Phúc làm con hải ly là hợp”. Thậm chí, Trấn Thành còn làm điệu bộ trên gương mặt bằng cách chu mồm và nhe răng nhại Đức Phúc.

Cách đùa cợt này khiến không ít khán giả phản ứng vì cảm thấy khá “vô duyên”, thiếu tế nhị, đồng thời nó phạm vào một “cấm kị” trong giao tiếp là “body shaming”, tức chế giễu, kì thị khuyết điểm về ngoại hình của người khác, một hành vi được coi là thiếu văn minh.

Điều đáng nói đây không phải là lần đầu MC Trấn Thành đem ngoại hình đồng nghiệp ra mổ xẻ trên truyền hình. Như trong chương trình “Kỳ tài thách đấu” cách đây một thời gian, khi đóng tiểu phẩm cùng khách mời Hương Giang, Trấn Thành đã đùa rằng người nữ ca sĩ chỉ “toàn mùi silicon”. Trong khi, Hương Giang là một nghệ sĩ chuyển giới, trải qua nhiều đợt phẫu thuật thẩm mỹ. Phát ngôn này khiến công chúng bức xúc vì nó có thể làm tổn thương người khác. Cũng trong một chương trình, tương tác với nghệ sĩ Việt Hương, Trấn Thành từng so sánh nữ danh hài với... chú chó và có những lời chê bai khá kì quặc liên quan đến làn da, cách ăn mặc của Việt Hương.

Chưa kể, Trấn Thành đã có những màn ghép đôi hết sức thô thiển giữa nghệ sĩ này với nghệ sĩ khác, thậm chí có lần ghép đôi cả ca sĩ Đức Phúc với diễn viên hài... Minh Béo.

Tương tự, một nam diễn viên hài khác là Trường Giang, khi giữ vai trò MC cũng không ít lần bị khán giả chê trách. Nhiều nghệ sĩ, khi đứng chung với Trường Giang trên sân khấu đã bị anh lôi chuyện đời tư ra đùa cợt, làm đối phương ngượng ngùng, khó chịu. Như việc Trường Giang lôi chuyện tình cảm tan vỡ của Huỳnh Phương, Khổng Tú Quỳnh ra đùa. Hay chuyện tài sản của nghệ sĩ Đại Nghĩa, chuyện kết hôn của Mạc Văn Khoa cũng bị Trường Giang lôi lên sóng mặc dù các nghệ sĩ đã phản ứng “không muốn nói đến”.

Cần “học” lại lời ăn tiếng nói

Nếu kể ra những lần “kém duyên”, vạ miệng của các nghệ sĩ từ nổi tiếng đến ít nổi tiếng trên sân khấu, trên sóng truyền hình thì còn nhiều lắm. Có người “xát muối” vào vết thương của đồng nghiệp bằng những câu đùa, có người “phớt lờ” đồng nghiệp trên sóng truyền hình khiến đối phương rơi vào trạng thái ngượng ngùng, cũng có người trêu đùa, chọc ghẹo quá lố khiến đồng nghiệp suýt nữa nổi nóng...

Trong những năm qua, sự bùng nổ các chương trình truyền hình thực tế đã dẫn đến tăng cao nhu cầu MC trên sóng truyền hình. Các MC, hay nói đúng hơn giữ vai trò là “host”, tức những người chủ trì, đóng vai trò dẫn dắt, điều phối xuyên suốt từ đầu đến cuối một chương trình, hầu hết đều là những MC “tay ngang”, tức những người làm trong các lĩnh vực nghệ thuật khác đảm nhận vai trò làm MC, mà nhiều nhất là các diễn viên hài. Có thể kể đến những cái tên MC “tay ngang” quen thuộc trên sóng các chương trình truyền hình thực tế, như Trấn Thành, Trường Giang, Ngô Kiến Huy, Hari Won, Lê Dương Bảo Lâm, Hồng Vân, Thành Trung, Cát Tường...

Không thể phủ nhận rằng có những MC tuy tay ngang nhưng ứng biến khéo, duyên dáng, tế nhị, khiến cho chương trình càng trở nên thú vị, hấp dẫn hơn. Nhưng cũng có không ít MC gây ra những sự cố không hay chỉ vì thiếu kiểm soát lời ăn tiếng nói, “tự do” thái quá khi hành xử, phát ngôn trong các chương trình truyền hình.

Đó không chỉ là chuyện của một vài nghệ sĩ hay một vài chương trình truyền hình. Mà mỗi một nghệ sĩ cần chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình trước công chúng. Bởi mỗi một lời họ nói ra có sức ảnh hưởng lớn đến một bộ phận khán giả lẫn những người hâm mộ. Những lời nói, rất có thể sẽ cổ vũ những thói xấu kém văn minh như chỉ trích ngoại hình, bới móc đời tư, phân biệt đối xử, kì thị giới tính...

Theo Quy tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 3196/QĐ-BVHTTDL ngày 13/12/2021 thì nghệ sỹ phải tôn trọng, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp xác đáng của công chúng, khán giả để hoàn thiện bản thân và nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật; ứng xử chân thành, đúng mực, thân thiện và xây dựng hình ảnh đẹp của người hoạt động nghệ thuật với công chúng, khán giả…

Những nội dung trong Bộ Quy tắc ứng xử nhằm mục đích xác định các chuẩn mực trong hành vi ứng xử, nhằm thống nhất nhận thức, hành động của người hoạt động nghệ thuật, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực nghệ thuật và toàn xã hội. Khuyến khích, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp theo tinh thần “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực. Góp phần khẳng định vai trò, trách nhiệm của người hoạt động nghệ thuật trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Vấn đề đặt ra ở đây là nghệ sĩ có ý thức tuân thủ quy tắc hay không, bởi từ trước đến nay, có những nghệ sĩ đã bị chỉ trích rất nhiều lần, nhưng tự bao biện, giữ vững “lập trường” phát ngôn của mình. Đã đến lúc, mỗi một nghệ sĩ, MC đứng trên sân khấu, dẫn các chương trình truyền hình cần nhìn nhận lại những hạn chế, cần điều chỉnh lại lời ăn tiếng nói, hành vi của bản thân, đừng biến mình thành “thảm họa” trên sóng truyền hình, gây những tác động thiếu tích cực đến cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.