Nghệ sỹ Hà MyO và khát vọng đưa văn hóa dân gian ra thế giới

HaMyO đã ba lần ra đảo Trường Sa, hạnh phúc và thêm yêu Tổ quốc mình. (Ảnh: NVCC)
HaMyO đã ba lần ra đảo Trường Sa, hạnh phúc và thêm yêu Tổ quốc mình. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Bất ngờ rẽ sang dòng nhạc kén người nghe bằng phong cách vừa hiện đại, vừa rất xưa - Hà MyO đã ghi tên mình với rất nhiều dự án về xẩm. Xẩm Hà Nội, Ngãi mẹ sinh thành, Xẩm xuân xanh, Ký sự Trường Sa… Bởi vẫn là xẩm vô cùng thao thiết nhưng lại rất khác bởi sự “se duyên” với ráp điện tử và lối trình diễn đầy phá cách tràn đầy năng lượng.

Không bao giờ là quá muộn

Nguyễn Thị Ngọc Hà (nghệ danh Hà MyO) không phải là một ca nương lớn lên từ những réo rắt của nhị của phách theo làn điệu xẩm. Từ nhỏ Hà, cô gái Mường nhỏ bé đã có đam mê với những làn điệu múa và âm nhạc. Hồi đó, bố hay đưa Hà đi xem văn nghệ ở khắp các thôn xóm vùng quê Ba Vì (Hà Nội).

Suốt thời học sinh, Hà luôn tham gia đội văn nghệ của lớp, của trường. Mẹ muốn Hà trở thành cô giáo nên khi tốt nghiệp phổ thông Hà nộp hồ sơ vào Cao đẳng Sư phạm Trung ương và Đại học Sư phạm Hà Nội rồi xin thi thêm Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Mẹ Hà đồng ý mà không biết Hà bỏ 2 trường kia, chỉ thi Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội. Hà đi thi không hề có sự chuẩn bị trong khi các thí sinh khác đều có nền tảng thanh nhạc, khí nhạc.

Cô gái sinh năm 1993 ấp ủ mơ ước trở thành một giáo viên âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp Hà về làm tại Nhà hát ca múa nhạc Việt Nam và bắt đầu con đường âm nhạc chuyên nghiệp của mình. Gần 10 năm gắn bó với nhạc trẻ, cho đến một ngày cô bén duyên cùng Xẩm…

Năm 2019, Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam nơi Hà đang công tác tổ chức lớp tập huấn cho các nghệ sĩ trẻ tiếp cận với âm nhạc truyền thống. Cô bị cuốn hút bởi ca trù, quan họ, chèo, xẩm. Hà càng cảm thấy tiếc khi xẩm không có nhiều cơ hội tiếp cận với giới trẻ. Nhưng những suy nghĩ đó vẫn chỉ là những cảm nhận thoáng qua, chưa có cơn cớ thúc đẩy Hà làm điều gì đó cho xẩm.

Thế rồi khi cô tham gia Cuộc thi Giọng hát hay Hà Nội năm 2020, Hà đã thể hiện bài “Tứ phủ”, một bài hát nhạc trẻ mang âm hưởng dân gian đương đại. Không ngờ, khi được vào vòng chung kết, ban tổ chức lại xếp Hà sang dòng nhạc dân gian. Bất ngờ rẽ sang dòng nhạc mà cô vô cùng bỡ ngỡ khi chỉ còn cách ngày thi chung kết năm ngày, Hà bắt tay vào chọn bài và lo lắng cực độ. Hà bất chợt nhớ tới xẩm. Khi bắt đầu hát những câu xẩm, cũng là lúc Hà nhận ra chất dân gian trong mình. Vô tình, cô nghe thấy những giai điệu sôi động của nhạc điện tử. Ngay lúc đó, có một sự kết hợp thử nghiệm đầy phá cách giữa xẩm dân gian, rap và nhạc điện tử (EDM).

Hà tìm gặp nhà nghiên cứu âm nhạc, nghệ sĩ Nguyễn Quang Long. Ủng hộ sự kết hợp “liều lĩnh” của Hà, nghệ sĩ Nguyễn Quang Long gấp rút biên soạn lại lời bài Xẩm chợ Đồng Xuân cho cô đọng, phù hợp hơn và đặt tên Xẩm Hà Nội. Hà quyết tâm nhưng cũng đầy âu lo. Liệu rằng, sự kết hợp chưa từng có này có làm “hỏng” xẩm, liệu có giúp xẩm tìm được chỗ đứng trên sân khấu hiện đại hay không?

Sát ngày thi, bài xẩm của Hà lại gặp “sự cố” khi ban tổ chức quy định thí sinh chỉ được hát với ban nhạc. Vậy là bản phối nhạc điện tử trước đó phải hủy bỏ. Lo lắng khi thời gian tập với ban nhạc quá gấp đối với một bài phối phức tạp, nhưng rồi cô lấy dần bình tĩnh, thể hiện “Xẩm Hà Nội” một cách tốt nhất. Cô đoạt giải nhì cuộc thi, giải bài hát về Hà Nội hay nhất. Hà đã đến với Xẩm như thế.

Từ đó, Hà đắm đuối thời gian, công sức quay MV “Xẩm Hà Nội”. Sản phẩm âm nhạc đầu tay về xẩm của cô được khán giả chào đón, đặc biệt là khán giả trẻ. Hà nhận ra, rằng đường đến với xẩm không có sẵn, mà phải tự dò dẫm bằng sự nỗ lực như câu nói của Lỗ Tấn: “Trên đời này làm gì có đường, người ta đi thì thành đường thôi”…

Khi xưa, xẩm thường vang lên những giai điệu buồn thương, ai oán giữa đường, giữa chợ. Người ta nghe xẩm não nề mà rủ lòng thương xót những người mù hát xẩm, những người nghèo lấy tiếng hát mưu sinh. Sau này, các nghệ sĩ hiện đại dù trình diễn xẩm trên sân khấu lớn vẫn giữ lại sự dân dã, mộc mạc của xẩm - với lối trình diễn tĩnh tại, miệng hát, tay kéo đàn nhị hoặc gõ sênh, chân đánh phách.

Còn Hà “rời” cái đặc trưng của xẩm để kết hợp với vũ đạo trên sân khấu. Với mỗi bài xẩm, Hà hiểu, khán giả ngày nay không chỉ nghe bằng tai mà còn nhìn bằng mắt. Bởi vậy, bên cạnh ca từ, cô đầu tư kĩ càng, chỉn chu, nghiêm túc để có được những bộ trang phục bắt mắt và ra “màu” của xẩm. Với lối trang điểm ấn tượng, sắc sảo cùng phong cách biểu diễn biến ảo trên sân khấu khiến xẩm hiện đại, tinh tế. Cùng với trang phục, vẻ phiêu của Hà trên sân khấu vẫn ra “chất xẩm”, vẫn mang “hồn của xẩm”, mặc dù hoàn toàn khác với lối hát “khuôn vàng, thước ngọc” của xẩm xưa.

Xẩm mang hết cả buồn vui cuộc đời

“Cuộc chơi cũng lắm công phu”, Hà may mắn khi nhận được sự cổ vũ hết mình từ “anh xã”, nhà sản xuất âm nhạc Ngô Thế Phương VBK. Hai người đã gắn bó với nhau từ thời sinh viên khi chung một nhóm nhạc. Và tình yêu đến lúc nào không hay… Vì thế, với xẩm, mỗi khi có một ý tưởng lóe lên, lập tức có sự chia sẻ và thử nghiệm ngay. Phải trải qua 38 lần chỉnh sửa, Hà mới có một MV “Xẩm Hà Nội” gây sốt một quãng thời sau đó. Năm đó, khi đến với xẩm, Hà đã từng lỡ hẹn mua một tổ ấm mà vợ chồng cô đã ấp ủ từ lâu. Cũng như khi tận hiến cho dòng nhạc dân gian kén người nghe này, cô không còn nhiều sô đại chúng như nhạc trẻ, thu nhập cũng ít đi. Nhưng cô thấy những lựa chọn ấy đều “xứng đáng”…

Chỉ riêng năm 2023, Hà My O đã nhận nhiều giải thưởng lớn cho những sáng tạo, cống hiến của mình. Ảnh NVCC.

Chỉ riêng năm 2023, Hà My O đã nhận nhiều giải thưởng lớn cho những sáng tạo, cống hiến của mình. Ảnh NVCC.

Bên cạnh tình yêu và sự cổ vũ hết mình của “anh xã”, giúp Hà kiên định với xẩm đôi khi chỉ là một câu bình luận của khán giả, rằng “nhờ có bài xẩm của chị mà em biết đến xẩm, thấy thích xẩm hơn”, rằng “chỉ vì nghe “Xẩm Xuân chúc phúc” mà thấy nhớ nhà, nhớ quê da diết”…

Có thể nói, dù xẩm xưa là những nỗi buồn đằng đẵng của kiếp nhân sinh, thì nay Hà MyO đến với xẩm với một tâm thế tích cực, muốn phô hết những nét duyên dáng, nét đẹp của xẩm để khán giả nghe và muốn hiểu sâu hơn về xẩm. Xẩm đâu chỉ có buồn, xẩm còn mang nét châm biếm, hài hước, là tiếng nói đấu tranh. xẩm mang hết cả buồn vui của cuộc đời.

Hà MyO đã mang đến một tinh thần đầy năng lượng, trẻ trung và sôi động cho những điệu Xẩm với khao khát cháy bỏng bảo tồn âm nhạc dân gian. Ngay sau thành công của Xẩm Hà Nội, nhiều sản phẩm đã ra đời: Xẩm xuân xanh, Xẩm xuân chúc phúc, Xẩm bốn mùa hoa Hà Nội, Đập Nàng Khọt, Gần đây là Ơn Đảng trọn đời, Ký sự Trường Sa, Hát Xoan Trò chơi, í a…

Cùng với hàng loạt ca khúc kết hợp dân gian và hiện đại, Hà đạt nhiều giải thưởng lớn. Gần đây nhất, cô vừa nhận Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh “ Giải lĩnh vực quảng bá”. Hà My O chia sẻ: “Càng đi nhiều, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới thấy điều tạo ra sự khác biệt của Việt Nam chính là con người, là văn hóa Việt. Và âm nhạc dân tộc đã tạo cho bản thân Hà một sự khác biệt khi bước ra thế giới. Hà luôn có khát khao, mong muốn sản phẩm âm nhạc truyền thống Việt Nam được biểu diễn trên sân khấu quốc tế, được thấy các bạn bè quốc tế nhún nhảy trên làn điệu dân ca…”.

Hà kể, chỉ trong một thời gian ngắn, cô đã cùng Xẩm Hà Nội chu du khắp nơi. Nhưng trên những sân khấu đặc biệt như hát ở nước ngoài, hát ngoài đảo xa…, cô luôn có cảm xúc vô cùng đặc biệt. “Ấn tượng sâu sắc nhất đối với Hà là ba lần Hà có dịp biểu diễn xẩm tại Trường Sa, phục vụ các chiến sĩ đang canh gác biển trời thiêng liêng của Tổ quốc. Khi cất lên những giai điệu, bản nhạc hít của mình giữa không gian bao la và thiêng liêng đó, Hà đã rơi nước mắt. Bởi cảm xúc tự hào và bởi tình yêu sâu nặng với Tổ quốc mình”.

Hiện cô đang tiếp tục học thêm nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống khác như: Cải lương, Then, Đờn ca tài tử, học đàn nguyệt để hát Chầu văn... Ngoài ra, cô sẽ thực hiện dự án mang Xẩm đến với các trường đại học lớn, nói chuyện với sinh viên về các loại hình nhạc dân gian Việt Nam và về con đường âm nhạc mà cô đang theo đuổi. Hà MyO mong muốn truyền đến các bạn trẻ lý tưởng của mình để các bạn cùng giữ gìn và phát triển những giá trị đó, không chỉ trong lĩnh vực âm nhạc...

Là nghệ sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, Hà Myo có rất nhiều cơ hội để có thể đưa Xẩm đến với các sân khấu quốc tế trong các chương trình giao lưu văn hóa. Tuy nhiên trong tương lai, cô vẫn mong muốn có những sự hỗ trợ, quan tâm từ cơ quan nhà nước để âm nhạc dân gian được quảng bá với bạn bè quốc tế, để nhanh hơn những bước đi xa vạn dặm…

Nghệ sỹ Hà MyO - Nguyễn Thị Ngọc Hà, sinh năm 1993 tại Ba Vì (Hà Nội).

Giải thưởng: Thanh niên sống đẹp 2022; Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022; Quán quân Sàn Chiến Giọng Hát 2022; Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng 2021; Nhận 2 Bằng Khen của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể Thao và Du Lịch năm 2021; Giải Bài Hát Hay nhất về Hà Nội trong cuộc thi Giọng Hát Hay Hà Nội 2020 (Xẩm Hà Nội); Giải Nhì Tiếng Hát Việt -Trung 2019; Giải Nhì cuộc thi K-Pop Contest 2019 (tiếng Hàn Quốc)... Và gần đây nhất Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh “Giải lĩnh vực Quảng bá” giai đoạn 2021-2023…

Tin cùng chuyên mục

Ông Lùa A Dủa, Bí thư Đảng ủy xã Phiêng Pằn

Bí thư Đảng ủy xã Lù A Dủa tích cực vận động bà con từ bỏ hủ tục

(PLVN) - Ông Lù A Dủa (SN 1970), Bí thư Đảng ủy xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã gắn bó cả đời với bà con vùng cao biên giới. Suốt mấy chục năm tham gia công tác, ông đã dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo nơi vùng cao biên giới. Ông là tấm gương sáng về nỗ lực vươn lên trong học tập và công tác.

Đọc thêm

infographicCách tra cứu Bộ Pháp điển Việt Nam

Cách tra cứu Bộ Pháp điển Việt Nam
(PLVN) - Chỉ với một vào thao tác, người dân có thể dễ dàng tra cứu thông tin tại Bộ Pháp điển Việt Nam. Việc Bộ Pháp điển được đăng tải công khai, sử dụng miễn phí sẽ góp phần bảo đảm tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật. 

Thành phố Lào Cai hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2024

Thành phố Lào Cai hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2024
(PLVN) -  Ngày 7/11, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Lào Cai phối hợp với Toà án nhân dân thành phố, Thành đoàn, Trường THPTDT nội trú tỉnh Lào Cai tổ chức Chương trình hưởng ứng “Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11)”, tổ chức phiên tòa xét xử lưu động và tuyên truyền luật phòng, chống ma túy; luật phòng cháy chữa cháy.

Bộ Công an tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Cảnh Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 7/11, Bộ Công an tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024; tổng kết cuộc thi “Tìm hiểu Luật Căn cước trong Công an nhân dân” và sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật gắn với vận động quần chúng nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở của lực lượng Công an nhân dân”.

Hải Phòng: Tuyên truyền chống khai thác IUU cho ngư dân

Cán bộ Bộ Chỉ huy BĐBP thành phố phát tờ gấp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU cho ngư dân tại hội nghị.
(PLVN) - Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 (9/11), thực hiện chỉ đạo của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương, Bộ Tư pháp và UBND TP Hải Phòng, ngày 6/11, Sở Tư pháp Hải Phòng phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng TP và UBND huyện Cát Hải tổ chức Hội nghị tuyên truyền chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) cho cán bộ, Nhân dân và ngư dân vùng biên giới biển tại huyện Cát Hải.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu kết luận buổi làm việc.
(PLVN) -Tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp ngày 7/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ, ngành Tư pháp phải tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại; thực hiện cơ chế “sửa một luật, điều chỉnh nhiều luật” để khắc phục ngay tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo của các luật.

Công tác tư pháp được triển khai toàn diện, với tinh thần đổi mới, đạt nhiều kết quả tích cực

Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) -Báo cáo tại buổi làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp sáng 7/11, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, từ đầu nhiệm kỳ, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp đã bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, có nhiều đổi mới và quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo Bộ, ngành Tư pháp để có đóng góp tích cực trong xây dựng và triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng.

Quy định chặt chẽ tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 6/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ soạn thảo Thông tư quy định về chương trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá; tập sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá; chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của đấu giá viên; hướng dẫn lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản; biểu mẫu trong lĩnh vực đấu giá tài sản. Thứ trưởng Mai Lương Khôi chủ trì cuộc họp.

Bạc Liêu: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật”

Bạc Liêu: Trao giải cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật”
(PLVN) - Trong không khí cả nước nói chung, tỉnh Bạc Liêu nói riêng đang sôi nổi tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9/11. Ngày 6/11, Sở Tư pháp Bạc Liêu long trọng tổ chức lễ tổng kết, trao giải Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về nông thôn mới và chuẩn tiếp cận pháp luật” năm 2024.

longformSoạn thảo “luật khung”, “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay

TS. Nguyễn Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp (Ảnh: Phương Mai)
(PLVN) - Nên ban hành “luật khung” hay “luật chi tiết” trong bối cảnh Việt Nam hiện nay? Tại Nghị quyết số 27-NQ/TW đã đặt ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tăng cường xây dựng các đạo luật có nội dung cụ thể, hiệu lực trực tiếp; khắc phục tình trạng luật thiếu tính ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn có những quan điểm khác nhau, các tranh luận về chủ đề này. 

longformBộ pháp điển sẽ giúp các cá nhân, tổ chức dễ dàng tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh
(PLVN) - Ngày 5/11, Bộ Tư pháp đã công bố Bộ pháp điển Việt Nam sau 10 năm triển khai thực hiện. Trao đổi với Báo chí, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh cho biết, với 45 chủ đề được sắp xếp khoa học, công phu, Bộ Pháp điển Việt Nam sẽ là công cụ tra cứu, tìm kiếm các quy định pháp luật cực kỳ hữu ích cho người dân, doanh nghiệp.

Hội nghị quán triệt công tác Thẩm định giá trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) -Sáng 05/11, Cục Thi hành án dân sự TP.HCM tổ chức Hội nghị quán triệt công tác thẩm định giá tài sản thi hành án dân sự trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhằm tăng cường chấn chỉnh, quản lý, theo dõi công tác thẩm định giá, bán đấu giá tài sản trên địa bàn Thành phố. Ông Nguyễn Văn Hòa - Cục trưởng Cục THADS TP.HCM chủ trì Hội nghị

longformTư duy lập pháp ở Việt Nam - thực tiễn và yêu cầu đổi mới

PGS. TS Đinh Dũng Sỹ: "Làm luật không nên quá xúc động. Làm luật cũng không nên quá nóng vội" ( Nguồn ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Về đổi mới tư duy lập pháp, trong mấy năm gần đây chúng tôi đã có một số bài viết liên quan đến chủ đề này.Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin tiếp tục hệ thống và phát triển một bước những nhận thức và quan điểm của cá nhân về đổi mới tư duy lập pháp trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.