Nghệ sĩ ưu tú Tố Nga – ” định mệnh đã đặt sẵn lên vai”

Nghệ sĩ ưu tú Tố Nga – ” định mệnh đã đặt sẵn lên vai”
(PLVN) -25 năm làm nghệ thuật, một chặng đường dài nhiều chông gai, có đắng đót, có khổ đau nhưng Tố Nga – người nghệ sĩ ấy đã tìm cho mình một lối riêng, đem tiếng hát nồng nàn, diết da ấy mà thổi vào cuộc sống, như một niềm an ủi, mê say và dâng hiến.

25 năm – đánh dấu bằng những sản phẩm chất lượng nhưng không khoa trương, ôn ào, không live show riêng, Tố Nga dành tất cả tâm huyết để thực hiện những MV về chiến tranh- một cách làm hoàn toàn khác. Sau thành công MV “Cúc ơi” năm 2018, nghệ sĩ ưu tú Tố Nga lại thực hiện MV  “Gửi vào thương nhớ” đúng vào dịp 27/7, một MV lấy nhiều nước mắt của khán giả trong dịp ra mắt vào ngày 22/7 vừa qua. 

- Thưa nghệ sĩ Tố Nga, điều gì khiến chị thực hiện MV “Gửi vào thương nhớ”? 

NSUT Tố Nga:  Sau MV “Cúc ơi” thực hiện đúng dịp này năm ngoái, tôi đã tự bảo mình là sẽ không làm MV về chiến tranh nữa, bởi thứ nhất là rất khó, thứ hai là MV “Cúc ơi” đã thành công rồi, nếu tiếp tục làm thì sợ không vượt qua được tác phẩm này, tôi hơi ngần ngại. Nhưng khi bắt gặp bài hát “ Gửi vào thương nhớ” của nhạc sĩ Lê Trọng Lập, tôi đã bị cuốn hút ngay. Giai điệu bài hát khiến cho tôi xúc động vô cùng. Và tôi lại muốn làm MV, thực sự muốn bắt tay vào ngay.

Tôi gọi cho nhạc sĩ Lê Trọng Lập xin bài, anh bảo với tôi là “bài này viết theo kiểu nhạc nhẹ, có hợp với em không?”. Tôi quả quyết rằng tôi sẽ làm được, làm khác đi. Và tôi bắt tay làm, bao nhiêu tháng trời đi lại khắp mấy tỉnh miền Trung, Quảng Trị, Hà Tĩnh, nghĩa trang đường 9. Cả ê- kip đã dốc hết sức mình để hoàn thành đúng dịp 27/7 năm nay.

Tôi làm MV này như một định mệnh đặt sẵn trên vai, cứ như có ai đó xui khiến vậy. 

- Khi hát ca khúc này, chị cảm nhận điều gì rõ nhất? Một ca khúc viết về nỗi đau trong chiến tranh mà khi nghe, ai cũng khóc vì xúc động. Và khi chị hát, chị cũng gần như khóc. Chị có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi thực hiện Mv “Gửi vào thương nhớ”? 

NSUT Tố Nga: Những luống rau mẹ trồng vẫn xanh ngắt, chỉ có cha không trở về. Lời cha dặn đứa con thơ trước giờ phút lên đường chiến đấu, ánh mắt đứa con gái cứ ám ảnh, cứ đeo bám. Hình ảnh đứa bé chạy theo cha, dàn dụa nước mắt.. Và chờ mãi, chờ mãi.. người cha không bao giờ trở về với mẹ con. Tất cả những hình ảnh trong câu chuyện đó đã khiến tôi bật khóc, mỗi ca từ, giai điệu như cứa vào tim. Tôi đã khóc trong nhiều cảnh quay tại nghĩa trang đường 9, đứng trước hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ, và hóa thân vào nhân vật trong bài hát, tôi đã cố kìm nén cảm xúc. Nhưng thú thực là bài hát này, tôi hát bằng tất cả tình cảm và sự xúc động mãnh liệt. 

 

- Chị có thể kể quá trình thực hiện MV này được không?

NSUT Tố Nga: Phải hơn một năm đổ công sức vào MV này, cả ê- kip quay ròng rã hàng tuần, hàng tháng tại nghĩa trang đường 9, hơn 400 diễn viên quần chúng tham gia, đặc biệt là cả dàn nhạc giao hưởng, các nghệ sĩ, diễn viên không quản ngại cái nắng gần 40 độ để quay. Để có được những khung hình trọn vẹn, chúng tôi đã phải thuê chiếc đàn piano chở từ Huế ra tận nghĩa trang đường 9, hay như đáng nhớ nhất là cả ê- kip liên hệ với trưởng ga tàu, xin tàu dừng lại mấy phút để thực hiện cảnh quay.

Cả đoàn chờ từ đêm đến 4h sáng, tất cả các diễn viên trong tư thế sẵn sàng, khi đoàn tàu đi đến, chỉ dừng lại 10 phút, và chúng tôi phải khẩn trương thực hiện trong niềm xúc động vô bờ. Cảnh quay ấy xuất hiện trong MV chỉ mấy giây thôi nhưng để có được mấy giây quý giá đó, cả đoàn phải thức trọn cả đêm.

Cảnh quay ở nghĩa trang cũng là kỉ niệm đáng nhớ, trời hôm ấy buổi sáng nắng, lúc bắt đầu quay thì trời đổ mưa. Cả ê –kip phải chờ, tôi rất lo lắng vì nếu không quay kịp thời thì sẽ chậm tiến độ, hơn nữa bên cho thuê đàn, họ phải về Huế ngay chiều đó. Tôi và các anh chị em trong đoàn thắp hương khấn xin linh hồn các anh phù hộ, cũng thật khó lí giải, sau đó ít lâu thì trời tạnh. Cả đoàn lại bắt tay vào việc.

Tôi cũng không quên được ngôi nhà tranh của một gia đình ở  huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ngôi nhà tuềnh toàng, nghèo khổ lắm, xung quanh không có cây xanh, không có vườn rau.. thế là tôi phải huy động bà con, anh em trồng gấp trong mấy ngày một vườn rau xanh tươi xung quanh ngôi nhà.. Tất cả những chi tiết ấy trong MV rất sinh động nhưng để có được điều này, anh em trong đoàn vất vả và nỗ lực rất nhiều. Tôi vô cùng biết ơn anh chị em trong ê- kip đã giúp tôi có được một sản phẩm tuyệt vời. 

- MV “Gửi vào thương nhớ” được xây dựng thành một câu chuyện xúc động về tình cảm của người con gái đối với người cha đã anh dũng ngã xuống vì nền độc lập dân tộc. Theo ước nguyện của người cha, người con gái đã thực hiện tâm nguyện của cha mình, cô trở thành nghệ sĩ và trong lễ tốt nghiệp đại học, cô đã đứng trước mộ cha và hát cho cha nghe bằng cả trái tim xúc động, nghẹn ngào.Vì sao ê- kip lại có ý tưởng xây dựng thành câu chuyện như vậy thưa nghệ sĩ Tố Nga? 

NSUT Tố Nga: Phải nói rằng ý tưởng của đạo diễn Lam Hạ và những ấp ủ của Tố Nga đã gặp nhau, hai chị em khi bàn bạc xây dựng kịch bản thì vô cùng ăn ý, để bài hát phát triển theo diễn biến câu chuyện về cha con, quả thực là điều cần phải làm.

Bài hát quá sâu sắc, thấm thía và xúc động, mỗi phân cảnh, mỗi lát cắt của câu chuyện được hòa quyện cùng giai điệu. Tôi hát mà có lúc như nghẹn lại, cảnh quay giữa nghĩa trang khi đứng hát, nước mắt cứ thế mà tuôn rơi.

Cũng như khi hát bài “Cúc ơi!”, ca khúc này cũng đã lấy đi nhiều nước mắt của tôi, xúc động lắm. Tôi nghĩ tôi cũng đã truyền được cảm xúc đó cho khán giả. Điều mà tôi tâm đắc khi Lam Hạ thực hiện MV này, đó là làm về phim chiến tranh mà không xây dựng cuộc chiến khốc liệt về bom rơi, đạn nổ, bi thương mà câu chuyện chạm đến những điều rất thiêng liêng là tình cha con, tình cảm gia đình. Mất mát, đau thương trong câu chuyện được chuyển tải một cách sâu lắng, nhẹ nhàng nhưng quặn thắt, ám ảnh, dâng trào nước mắt. 

- Xin trân trọng cảm ơn NSUT Tố Nga đã chia sẻ. Chúc chị luôn thành công trong sự nghiệp!

Tin cùng chuyên mục

“Đàn ông không cần khóc” với những câu chuyện đầy cảm hứng

“Đàn ông không cần khóc” với những câu chuyện đầy cảm hứng

(PLVN) - Những hình ảnh trong MV như một bộ phim ngắn với những cảnh đời khác nhau, đều phải đi qua rất nhiều thử thách cuộc đời, để họ không khóc “dù tâm bão đang giày xéo trong đêm",họ lặng im đi qua sóng gió đời mình mà trong lòng “ôm dòng sông cuộn dâng chảy xiết”.

Đọc thêm

Nghệ sĩ lan tỏa sự sẻ chia với đồng bào vùng lũ

Diễn viên Kiều Anh (áo trắng) chuẩn bị đồ tiếp tế cho đồng bào vùng lũ. (Ảnh: NVCC)

(PLVN) - Những ngày qua, cơn bão yagi khiến các tỉnh, thành miền Bắc hứng chịu thiệt hại, thương vong do lở đất, lũ quét. Để san sẻ gánh nặng cùng mọi người, nhiều nghệ sĩ đã đóng góp tổng số tiền lên tới hàng tỷ đồng. Hành động của họ không chỉ cho thấy một mặt tích cực của đời sống nghệ thuật mà còn có đóng góp rất lớn trong sự phát triển chung của xã hội.

'Bond live in Vietnam' dành toàn bộ số tiền bán vé để ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Bond - bộ tứ đàn dây. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Lần đầu tiên Bond - bộ tứ đàn dây nổi tiếng thế giới đến với công chúng Việt Nam trong một sự kiện ý nghĩa để đóng góp cho hoạt động thiện nguyện và tham gia quảng bá cho du lịch Việt Nam. Tiền bán vé của chương trình “Bond live in Vietnam” sẽ được dành để ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.

'Việt Nam giang sơn gấm vóc' - tỏa sáng tình người trong gian khó!

“Việt Nam giang sơn gấm vóc” - Thương lắm đất Mẹ ơi!". (ảnh Đài PTTH Hà Nội)
(PLVN) - Tự hào về giang sơn gấm vóc của chúng ta càng quyết tâm đồng lòng chung sức hàn gắn vết thương do bão lũ gây ra, tỏa sáng tình người trong gian khó, xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Đó chính là thông điệp của chương trình “Việt Nam giang sơn gấm vóc”.

Cánh Diều Vàng 2024 'chắp cánh yêu thương' tại Làng trẻ em SOS ở Khánh Hoà

Cánh Diều Vàng 2024 'chắp cánh yêu thương' tại Làng trẻ em SOS ở Khánh Hoà
(PLVN) -  Sáng 10/9, ngay trước thềm lễ trao giải Cánh diều vàng 2024, BTC cùng các nghệ sĩ, diễn viên, hoa hậu và đại diện các doanh nghiệp, doanh nhân đã tham gia thực hiện chương trình thiện nguyện “Chắp cánh yêu thương” tại Làng trẻ em SOS Nha Trang, Trung tâm Bảo trợ xã hội và Công tác xã hội tỉnh Khánh Hòa.

Vang khúc tráng ca lịch sử của ngành cơ yếu

Vang khúc tráng ca lịch sử của ngành cơ yếu (ảnh BTC)
(PLVN) -  Lần đầu tiên công chúng cả nước có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về ngành cơ yếu Việt Nam, một ngành cơ mật đặc biệt thông qua chương trình nghệ thuật “Vinh quang thầm lặng 2024”.

'Di sản tình yêu' Thanh Tùng gợi thanh xuân tươi đẹp

Chương trình được kỳ vọng khắc họa rõ nét di sản mà Thanh Tùng để lại.
(PLVN) - Di sản của nhạc sĩ Thanh Tùng chính là tình yêu bởi vì nó không chỉ đề tài ông thường viết mà còn là nơi nhiều người có thể gặp được một tâm hồn đồng điệu với mình, để rồi yêu, để rồi nhớ, để rồi hoài niệm...

"Sinh viên thế hệ mới" theo đuổi đam mê và lý tưởng

Các bạn trẻ được thể hiện tài năng, cá tính và sự sáng tạo (ảnh VTV).
(PLVN) - Với chọn từ khoá “Dám” chứa đựng đầy tính thử thách, “Sinh viên thế hệ mới 2024” tạo cơ hội cho các bạn trẻ được thể hiện tài năng, cá tính và sự sáng tạo trong việc theo đuổi đam mê và lý tưởng của mình.

'Độc đạo' với nỗi đau đớn, giằng xé giữa lương tri, thù hận

"Độc đạo" đi sâu khai thác những quan hệ phức tạp, đan xen giữa “yêu” - “hận” của các nhân vật, (ảnh VFC)
(PLVN) - Bộ phim "Độc đạo" vạch trần những âm mưu, tinh khôn, lọc lõi và tàn bạo của những kẻ vì tiền mà gieo rắc cái “chết trắng” đến cho xã hội. Đồng thời, bộ phim sẽ mang đến cho người xem những câu chuyện về các chiến sĩ công an đã, đang và luôn âm thầm hy sinh, dấn thân vào những hiểm nguy, bảo vệ bình yên của Tổ quốc.