Nghệ sĩ 'đứng ngồi không yên' vì Hãng phim truyện Việt Nam được 'bán cái'

Hãng phim truyện Việt Nam sở hữu “khu đất vàng” tại Hà Nội.
Hãng phim truyện Việt Nam sở hữu “khu đất vàng” tại Hà Nội.
(PLO) - Việc Hãng phim truyện Việt Nam được “bán cái” cho Công ty Vận tải thủy vốn không có kinh nghiệm về lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là điện ảnh khiến các cây đại thụ điện ảnh đứng ngồi không yên.  Các nghệ sĩ không hiểu tại sao Hãng phim truyện Việt Nam phải bán tháo cho một công ty “lạc dòng” với nghệ thuật. 

Thương hiệu, truyền thống bị bỏ quên

Câu hỏi vừa lại được các cây đại thụ điện ảnh Việt xới xáo trong suốt những ngày trung tuần tháng 9 này. Hãng phim truyện Việt Nam (VFS) là hãng phim đầu tiên sản xuất phim ở Việt Nam. Thành lập năm 1953, năm 1959, bộ phim “Chung một dòng sông” ra đời đánh dấu viên gạch đầu tiên của dòng phim cách mạng kinh điển của VFS. Sau hơn 50 năm tồn tại, hãng đã sản xuất hơn 300 bộ phim trong đó nhiều bộ phim được ví là niềm tự hào của điện ảnh Việt như: “Con chim vành khuyên”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Chị Tư Hậu”, “Mối tình đầu”, “Làng Vũ Đại ngày ấy”…

Đáng buồn, một địa chỉ đỏ của nền điện ảnh cách mạng Việt Nam với hơn nửa thế kỷ tồn tại, cho ra đời biết bao bộ phim với bao tên tuổi đạo diễn, nhà quay phim, diễn viên đình đám…, bấy lâu “sống mòn” thậm chí thua lỗ triền miên. Mỗi năm VFS chỉ sản xuất được 2-3 bộ phim, chủ yếu do Nhà nước đặt hàng và gần như không có hiệu quả về mặt doanh thu.

Chỉ tính riêng năm 2013, VFS lỗ 1,3 tỷ đồng và trong 9 tháng đầu năm 2014 thì số lỗ đã lên tới 3,7 tỷ đồng. Cổ phần hóa là con đường đưa điện ảnh thoát khỏi tư duy bao cấp, phụ thuộc vào “bầu sữa” ngân sách nhà nước và sống một cách èo uột với những bộ phim làm ra chỉ để… xếp kho. Tuy nhiên, việc Hãng phim truyện Việt Nam được mua lại bởi Cty Vận tải thủy vốn không có kinh nghiệm về lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt là điện ảnh khiến các cây đại thụ điện ảnh lo lắng.  

Trước những thắc mắc của rất nhiều người về việc Công ty Vận tải thủy mua VFS với giá “bèo”, rẻ như cho - hơn 33 tỉ đồng mà không tính đến giá trị về thương hiệu, khối tài sản và những mảnh “đất vàng” mà VFS đang sở hữu dưới hình thức được thuê và trả tiền theo năm bao gồm bao gồm: 5.443,5m2 đất tại số 4 Thụy Khuê, 904,9m2 đất ở ngõ 151 Hoàng Hoa Thám, 6.382,8m2 đất ở Đông Anh trường quay Cổ Loa, 1.208,72m2 đất ở số 6 Thái Văn Lung, quận 1, TP HCM, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái từng lý giải khi cổ phần hóa không tính giá trị đất, vì theo Luật đây là đất thuê của Nhà nước nên khi chuyển cổ phần không được tính giá trị đất. Điều này cũng được áp dụng với tất cả các mảnh đất hiện VFS quản lý.

Ngày 28/12/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu rà soát lại toàn bộ quá trình Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam. Thủ tướng yêu cầu đưa giá trị thương hiệu tương xứng với giá trị lịch sử truyền thống của Hãng phim Truyện Việt Nam vào giá trị doanh nghiệp khi có quyết định thành Công ty cổ phần. Tuy nhiên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn giữ nguyên Ban cổ phần cũ. Ngày 23/6/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định thành lập Cty CP Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam thay thế Cty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam mà giá trị thương hiệu của hãng vẫn chưa được tính vào như sự chỉ đạo của Thủ tướng.

Nghệ sĩ, đạo diễn bị “mời đi bán bún, phở”?

Không phải ngẫu nhiên, những nghệ sĩ đã và đang làm việc tại Hãng phim truyện Việt Nam khẳng định cổ đông chiến lược hiện chỉ quan tâm tới giá trị mảng “đất vàng” chứ không phải làm phim. Nhiều nghệ sĩ bức xúc bởi tình trạng chậm lương, trả lương thấp, không có định hướng làm phim của đơn vị mua lại hãng.

Các nghệ sĩ cho biết bộ phim “Người yêu ơi” mà hãng đang sản xuất là dự án nhà nước cấp trước khi cổ phần hóa. Cty CP không thể tính là “đã thực hiện một  phim điện ảnh trong năm” như họ đã cam kết. Trước khi cổ phần hóa, đơn vị này tỏ ra quan tâm và hứa hẹn đầu tư máy móc cũng như xây dựng các chương trình quảng bá truyền thông cho hãng phim - hiện mang tên Cty CP Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam. Tuy nhiên, sau gần ba tháng, lời hứa này không được thực hiện.

Đạo diễn Thanh Vân cho hay: “Chúng tôi đã đề xuất lập một Hội đồng thẩm định kịch bản nhằm tư vấn cho lãnh đạo Cty CP. Ban đầu họ đồng ý, nhưng khi chúng tôi đưa dự án thì họ gạt đi, chứng tỏ họ không hề muốn sản xuất phim”.

Đó là chưa kể việc các nghệ sĩ “nóng mặt” khi lãnh đạo hãng nói các nghệ sĩ “không chịu làm việc”, “hãy tự đi kiếm việc, tự nuôi nhau, nếu không có việc hãng sẽ tạo điều kiện cho mượn địa điểm để bán bún, bán phở”. Các nghệ sĩ còn đau lòng bởi sau khi cổ phần hóa, ban lãnh đạo mới gây nhiều xáo trộn về cơ sở vật chất. Bốn phòng biên kịch, đạo diễn, quay phim và thiết kế mỹ thuật được dồn vào một phòng.

Tủ kịch bản với nhiều tư liệu quý được chuyển sang Viện Phim Việt Nam. Các kho đạo cụ, phục trang bị chuyển đến các kho của Cty vận tải cách đó gần 40km. Các phòng này được cho thuê để kinh doanh, mở cửa hàng ăn uống để kiếm thêm tiền. Bà Hồng Ngát - cựu Giám đốc Hãng phim - cho biết: “Tôi đau lòng khi thấy các thiết bị lăn lóc. Trên thực tế, Cty chủ quản không hiểu về phim ảnh. Máy quay, phục trang, phòng dựng có thể cho các đoàn làm phim khác thuê để tạo ra nguồn thu nhập cho đơn vị, nhưng họ không tận dụng điều đó mà lại cho thuê không gian để bán thức ăn”. 

Với “tổ lái” của Cty Vận tải thủy như vậy thì con thuyền của điện ảnh Việt, nghệ sĩ Việt sẽ lênh đênh về đâu. Câu hỏi còn đang bỏ ngỏ… 

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.