Nghệ sĩ đóng 2.000 lần vai Bác Hồ vẫn đứng “bên lề” danh hiệu

(PLO) - “Với con người tài năng và có nhiều cống hiến trong nghệ thuật như nghệ sĩ Văn Tân mà đến nay vẫn chưa có danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND), Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) quả là một điều phi lý. Đừng để nghệ sĩ Văn Tân giống nghệ  Văn Hiệp, khi “khuất núi” mới được Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch phong danh hiệu NSƯT. 
4 thập kỷ với gần 2.000 lần đóng vai Bác Hồ
Cơ duyên nghệ sỹ Văn Tân (sinh năm 1943, quê Lạng Giang, Bắc Giang) được vinh dự đóng vai Bác Hồ ấy là năm 1970. Một năm sau ngày Bác mất, Trung ương có chỉ thị về việc đưa hình tượng Bác Hồ lên sân khấu, phim ảnh. Lúc đó, ông là diễn viên Đoàn Ca múa kịch Hà Bắc. Ông luôn mơ ước một lần được đóng vai Bác Hồ. Ở nhà, ông âm thầm tự tết tóc, làm râu, học hóa trang và ấp ủ ý tưởng viết hoạt cảnh về Bác. Năm 1974, trong vở kịch ngắn “Kỷ niệm cao quý” do ông sáng tác, lần đầu tiên ông diễn xuất hình tượng Bác Hồ và được mọi người khen khá giống Bác.
Nghệ sĩ Văn Tân hóa thân vào hình tượng Bác Hồ.
 Nghệ sĩ Văn Tân hóa thân vào hình tượng Bác Hồ.
Để hóa thân vào hình tượng Bác Hồ và được mọi người đón nhận là một điều không dễ. Nghệ sĩ Văn Tân đã phải hóa trang tất cả trên khuôn mặt như mũi, trán, cằm, râu… Lần đầu tiên hóa trang thành Bác Hồ, các chuyên gia đã phải làm việc hàng chục giờ đồng hồ mới xong. Riêng việc học nói giọng và cử chỉ đi đứng của Bác cũng mất rất nhiều thời gian, nhất là luyện ánh nhìn trìu mến, thân thương của Người là vô cùng khó. Hầu như ngày nào ông cũng nghe để tập cho thật giống giọng nói của Người, thể hiện được tư tưởng, thần thái của vị Cha già của dân tộc. Ông còn vào Nghệ An quê Bác học tiếng cả tháng trời, nhiều khi nhập tâm đến quên cả giọng Bắc quê mình.
Nghệ sĩ Văn Tân có may mắn và vinh dự là hai lần (vào năm 1961 và 1963) được gặp Bác khi Người về thăm tỉnh Bắc Giang. Với sự làm việc nghiêm túc, say mê,  ông được đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký riêng của Bác hướng dẫn về dung mạo, cốt cách, phong thái của Bác và tặng cho một băng có 13 bài Bác diễn thuyết, nói chuyện, đọc thơ. Đặc biệt hơn, ông còn được đồng chí Vũ Kỳ chọn bộ ka ki, đôi dép cao su được làm theo đúng mẫu trang phục của Bác. 
Và từ đó tới nay tròn 40 năm, nghệ sĩ Văn Tân đã có 1.716 buổi biểu diễn trên hầu hết các tỉnh, thành trong cả nước. Sở dĩ ông nhớ chính xác con số “khủng” ấy bởi mỗi lần đi diễn, ông lại ghi vào cuốn sổ luôn ở bên mình. Cuốn sổ ấy ghi đầy đủ ngày tháng, vở kịch, nơi diễn và đặc biệt là những cảm xúc khi ông hóa thân vào hình tượng Hồ Chủ tịch kính yêu. 
Danh hiệu NSND, NSƯT “quên” Văn Tân?
Mặc dù đã đóng vai Bác Hồ hàng nghìn lần nhưng với nghệ sĩ Văn Tân, tất cả những lần diễn của ông đều vẹn nguyên và trào dâng cảm xúc. Ông diễn thật tới nỗi “Người” bước vào với cử chỉ thân thiện, gần gũi, sau đó là những tiếng vỗ tay, hoan hô thật to “Bác Hồ, Bác Hồ”...  Có nhiều lần, khán giả ở Bắc Kạn, Tuyên Quang, Nghệ An… chạy đến níu “Bác” và khóc: “Bác Hồ ơi, thấy Bác khỏe, cháu thấy ấm lòng. Được tận mắt ngắm Bác, còn gì hạnh phúc hơn”... Những lúc ấy, khóe mắt nghệ sĩ không ngăn nổi dòng nước mắt vì xúc động. 
Những lần ấy càng thôi thúc ông cống hiến với nghiệp diễn của mình. Đến giờ, dù 70 tuổi, nghệ sĩ vẫn muốn đi biểu diễn phục vụ nhân dân, đem tình cảm và hình ảnh của Bác lan tỏa tới mọi người.
Nghệ sĩ cười, nhẹ nhàng nói: “Có rất nhiều nghệ sĩ hóa thân vào hình tượng Hồ Chủ tịch. Mỗi người đóng vai thành công hình tượng Bác từng thời kỳ. Thời khi Bác là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc thì có nghệ sĩ Sĩ Hùng, Ngọc Thủy, Tiến Hợi thể hiện tốt. Còn Bác thời những năm 1954 trở về sau thì bạn nghề đánh giá tôi thể hiện tốt nhất. Mỗi người có một thế mạnh riêng khi hóa thân thành vị “Cha già dân tộc” với những tình cảm riêng”.
 Qua 40 năm hoạt động sân khấu và thể hiện vai Bác Hồ, nghệ sĩ Văn Tân đã được tặng thưởng: “Huy hiệu Bác Hồ”, Huy chương “Chiến sĩ Văn hóa”, Huy chương “Vì Thế hệ trẻ”, “Bằng lao động sáng tạo”, “Giải thưởng Đào Tấn”, Huy chương “Vì sự nghiệp sân khấu”, Huy chương “Vì sự nghiệp văn hóa nghệ thuật Việt Nam” và nhiều Bằng khen, Giấy khen của nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Văn Tân đã vinh dự được Viện Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam trao tặng bằng chứng nhận “Xác lập kỷ lục Việt Nam”; “Người thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu và điện ảnh phục vụ nhân dân nhiều nhất”. 
Hỏi về danh hiệu NSND, NSƯT, nghệ sĩ Văn Tân buồn buồn, không đáp.
Trong buổi tọa đàm “40 năm nghệ sĩ Văn Tân thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu” do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Trung tâm Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam tổ chức vừa qua tại Hà Nội, Giáo sư Hoàng Chương đã khẳng định: “Nghệ sĩ Văn Tân là người thể hiện hình tượng Bác Hồ trên sân khấu thành công nhất”.
Giáo sư cũng nhắn nhủ: “Với con người tài năng và có nhiều cống hiến trong nghệ thuật mà đến nay vẫn chưa có danh hiệu NSND, NSUT quả là một điều phi lý. Đừng để nghệ sĩ Văn Tân giống nghệ sĩ Văn Hiệp, khi “khuất núi” mới được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phong danh hiệu NSUT. Đó là sự thiệt thòi lớn cho các nghệ sĩ chân chính, cả đời cống hiến cho nghệ thuật”. 

Tin cùng chuyên mục

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đọc thêm

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

'Multiverse - Đa vũ trụ' - Khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người

"Multiverse - Đa vũ trụ” ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Album “Multiverse - Đa vũ trụ” của Tùng Dương có các ca khúc ẩn chứa những câu hỏi về bản chất con người, về sinh tồn và ý nghĩa cuộc sống, về khả năng vượt thoát khỏi không gian sống chật hẹp để vươn tới những vũ trụ xa xăm hoặc để trở về khám phá một vũ trụ bên trong mỗi con người…

Khát khao làm phim điện ảnh “bom tấn”

Bộ phim "Khóc hay cười" thu hút nhiều khán giả.
(PLVN) - “Chúng tôi cố gắng một năm sẽ làm 3 - 4 phim chiếu rạp. Chúng tôi mong muốn làm phim điện ảnh bom tấn, kiểu Hollywood ”. Đó là lời chia sẻ của Đạo diễn Phạm Đức Dũng tại họp báo ra mắt Hãng phim Bạch Mã ngày 13/11/2024 tại Hà Nội.

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt

Huỳnh Thị Thanh Thủy- Tự hào nhan sắc Việt
(PLVN) -  Xuất sắc vượt qua nhiều đại diện đến từ các quốc gia trên thế giới, Huỳnh Thị Thanh Thủy đã đăng quang ngôi vị cao nhất, mang về chiếc vương miện danh giá Hoa hậu Quốc tế đầu tiên cho Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu tên tuổi Việt Nam trên bản đồ nhan sắc thế giới.

'Giọng hát hay Hà Nội năm 2024' - khơi dậy tình yêu Hà Nội

Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” chính thức trở lại, tiếp tục hành trình tìm kiếm và vinh danh những giọng ca trẻ đầy tài năng của Thủ đô. (ảnh Thùy Dương)
(PLVN) - Cuộc thi “Giọng hát hay Hà Nội năm 2024” không chỉ là sân chơi nghệ thuật, mà còn là dịp để các thí sinh cũng như người dân Hà Nội ôn lại những trang sử hào hùng và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về quê hương trong trái tim mỗi người.

Văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước

Các đại biểu thảo luận tọa đàm: "Doanh nghiệp thời 4.0: Chuyển đổi văn hóa số tạo nên sự khác biệt."(Ảnh: BTC).
(PLVN) -  “Trong giai đoạn hiện nay, trước các cơ hội và thách thức đặt ra, chúng ta đã xác định văn hóa là nguồn lực nội sinh quan trọng. Bảo vệ bản sắc văn hóa, phát huy tiềm năng sức mạnh văn hóa dân tộc trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh là giải pháp quan trọng để phát triển đất nước”.

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ

200 tác phẩm "Hiện Linh" khám phá thế giới của đất mẹ (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm gốm "Hiện Linh" mang tới công chúng, những người yêu nghệ thuật gần 200 tác phẩm lần đầu được ra mắt của Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính. Trong không gian đương đại tại Bảo tàng Hà Nội, các tác phẩm gốm ‘Hiện Linh’ sẽ dẫn dắt người xem bước vào thế giới vừa quen thuộc, vừa mới lạ của đất Mẹ.