Được biết đến với vẻ ngoài hoàn hảo, màu sắc ưa nhìn và độ sáng bóng như gương chiếu, do vậy ngọc trai Akoyarất dễ sử dụng và được mọi lứa tuổi phụ nữ ưa thích. Ngọc trai Akoya được coi như biểu tượng cho nét đẹp thanh lịch và truyền thống ở người phụ nữ Nhật Bản.
“Ông tổ” nghề nuôi trai
Từ xưa đến nay, trang sức ngọc trai vốn vẫn luôn được phái đẹp ưa chuộng. Bởi nó là biểu tượng cho sự thuần khiết, sang trọng, quý phái và nữ tính. Hơn nữa, ngọc trai cũng là biểu tượng của sự giàu có và địa vị xã hội nên rất nhiều người khao khát muốn có, đặc biệt là giới nhà giàu và vua chúa.
Từ cách đây khoảng 4.000 năm, ngành khai thác ngọc trai tự nhiên đã bắt đầu ra đời. Để có được những viên ngọc trai quý giá, con người đã bất chấp nguy hiểm, lặn tìm ở các vùng biển trên thế giới.
Chính vì nhu cầu muốn sở hữu ngọc trai, trong khoảng thờ gian từ 1860-1890, hoạt động kinh doanh ngọc trai bắt đầu khi con người khám phá ra vùng ngọc trai giàu có nhất thế giới ở ngoài khơi bờ biển phía Tây nước Úc.
Thị trấn Broome nhanh chóng trở thành một nguồn cung cấp ngọc trai chính cho ngành công nghiệp trang sức trên toàn cầu. Hơn 100 tàu lặn bắt ngọc trai hoạt động tại Broome cung cấp 75% số lượng ngọc trai của thế giới thời điểm đó.
Vì bị khai thác quá nhiều, ngọc trai tự nhiên dần cạn kiệt. Các đây khoảng 100 năm, con người nghĩ ra việc nuôi cấy ngọc trai nhân tạo. Nuôi ngọc trai lần đầu tiên xuất hiện ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ 20. “Ông tổ” Kokichi Mikimoto là người đã phát minh ra ngọc trai nuôi cấy và phương pháp của ông vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Loại ngọc trai Akoya được chính ông Kokichi Mikimoto đã tạo ra từ phương pháp nuôi cấy. Ngọc trai Akoya được nuôi cấy từ giống hàu Akoya, tên khoa học là Pinctada Martensii Fucata – một loại hàu đặc trưng riêng của Nhật Bản tạo nên sự khác biệt với các loại ngọc trai khác.
Chiếc nhẫn gồm 5 viên ngọc trai Akoya là sản phẩm bán chạy nhất của ông Tasaki |
Sau nhiều năm nghiên cứu dai dẳng, “ông tổ” Kokichi Mikimoto trở thành người đầu tiên thành công trong việc thương mại hoá ngọc trai nhân tạo chất lượng tốt vào năm 1905.
Ba mươi năm sau đó ngành công nghiệp ngọc trai Akoya Nhật Bản phát triển 350 trang trại trải rộng khắp cả nước. Thậm chí hiện nay, ngọc trai Akoya còn được nuôi phổ biến nhiều nơi trên thế giới như Australia, Thái Lan, Việt Nam…
Ngọc trai Akoya phổ biến với hình dạng tròn, màu trung tính nhưng lại sở hữu ánh sắc phong phú. Hầu hết các viên ngọc có màu trắng xám nhẹ với ánh hồng, xanh lá hay bạc, đôi khi, chúng có màu xanh bạc nhưng màu này rất hiếm. Akoya là loại ngọc trai có kích thước nhỏ nhất trên thế giới, trung bình chỉ 7mm.
“Hoài thai” ngọc trai
Nằm ngoài khơi bờ biển của Công viên Quốc gia Saikai xanh tươi của Nhật Bản, Kuroshima hay còn gọi là Đảo Đen, thuộc Quần đảo Kujukushima được biết đến là vùng nuôi trai lấy ngọc nổi tiếng nhất Nhật Bản.
Ở đảo Kuroshima, ông Tasaki, một nghệ nhân chế tác trang sức nổi tiếng Nhật Bản đang vận hành một trang trại nuôi trai trong hơn 70 năm qua. Ông đang nuôi khoảng 1 triệu con trai Akoya mỗi năm, trong hàng chục nghìn tấm lưới nằm ngay dưới mặt nước biển.
Thông thường, ngọc trai tự nhiên sẽ tự hình thành khi có tác nhân bên ngoài, ví dụ như hạt cát chui vào và nằm luôn trong đó. Bị kích thích bởi vật lạ này, con trai tạo ra một lớp xà cừ bao bọc lấy hạt cát xâm nhập đó.
Các lớp xà cừ cuối cùng tạo thành một viên ngọc cứng trong lớp vỏ của động vật thân mềm này. Tuy nhiên, để có được những viên ngọc trai có kích thước, hình dạng, màu sắc và độ bóng đồng đều, ông Tasaki phải kiểm soát chặt chẽ quá trình nuôi, sản xuất và chế tác một cách tỉ mỉ, thậm chí là phức tạp.
Đầu tiên, ông Tasaki nuôi trai trong khoảng một năm rưỡi trước khi cấy nhân. Nhiều người khác thường nuôi trai tới 2 năm, nhưng ông Tasaki cho rằng một năm rưỡi là thời điểm cho ra ngọc trai có chất lượng tốt hơn.
Việc nuôi trai bắt đầu vào khoảng tháng 2 hàng năm, sau khi được đem đi cấy phôi nhân tạo, trai được nuôi vỗ trong khoảng 3 tháng trước đi sẵn sàng sống dưới biển. Trai phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 10 đến 30 độ C và phải sống ở môi trường nước trong sạch đối với động vật thân mềm.
“Ban đầu trai sống dưới đáy đại dương, nhưng để cho ra loại ngọc trai Akoya, chúng tôi phải nuôi chúng cách xa đáy biển, bởi môi trường đáy biển có thể khiến ngọc trai bị bẩn. Vì vậy, chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian và công sức để giữ cho chúng luôn sạch sẽ”, ông Masato Yamashita (65 tuổi), cố vấn cao cấp của trang trại nuôi ngọc trai của ông Tasaki, đồng thời là người có kinh nghiệm nuôi trai lấy ngọc hơn 40 năm, cho biết.
Trang trại nuôi ngọc trai của ông Tasaki |
Việc nuôi trai gần bờ biển được ưa chuộng hơn, vì có ít cá hoặc động vật săn mồi khác. Biển bao quanh quần đảo Kujukushima cũng rất giàu sinh vật phù du cho trai ăn. “Mọi điều kiện nuôi trai phải được cân bằng thật tốt.
Nếu trai được nuôi trong một môi trường phù hợp, chúng sẽ tạo ra ngọc trai có chất lượng tốt. Mặt khác, nếu chúng được nuôi dưỡng trong môi trường chật chội hoặc không lành mạnh, chúng tạo ra ngọc trai chất lượng kém”, ông Masato Yamashita cho biết thêm.
Việc chèn nhân vào con trai cũng là yếu tố quan trọng. Nghệ nhân Tasaki lựa chọn hai loại nhân, đó là vỏ ngao Mississippi và vỏ của chính con trai Akoya khác. Đây là yếu tố quyết đính cấu trúc, độ sáng, màu sắc của viên ngọc trai Akoya.
Sau khi được cấy nhân, những con trai được đưa vào một “giấc ngủ” sâu với sự trợ giúp của một chất gọi là “nigari”, giống chất đông tụ được sử dụng để làm đậu phụ. “Chúng tôi giảm căng thẳng và lượng thức ăn của chúng, ru chúng ngủ trong một môi trường yên tĩnh”, ông Masayuki Kondo, một quản lý cao cấp khác tại trang trại của Tasaki giải thích, “Chúng gần như ở trạng thái ngủ đông. Giống như con người, sau một ca phẫu thuật bạn cần nghỉ ngơi. Bạn không thể thức dậy và chạy vào ngày hôm sau”.
Hoạt động thu hoạch ngọc trai tại trang trại diễn ra vào tháng 12. Nhân của hạt ngọc nuôi được tạo ra bởi con người và viên ngọc có hình dáng của nhân mà người ta cấy vào. “Nếu chúng ta giữ cho trai sống trong một môi trường thoải mái - bất kể thời tiết, hay ngay cả trong những ngày mưa gió - chúng sẽ cho ra những viên ngọc trai rất đẹp. Đối với tôi, đó là khoảnh khắc vui nhất” - ông Masato Yamashita chia sẻ.
Với đường kính trung bình từ 7-8mm, ngọc trai Akoya thường nhỏ hơn ngọc trai ở những nơi khác. Tuy nhiên ở Nhật Bản, hầu như ai cũng mong muốn được sở hữu loại ngọc trai này vì chúng có hình dạng tròn hoàn hảo, kết hợp với vẻ ngoài sáng bóng, óng ánh rực rỡ.
Hiện tại, một trong những sản phẩm bán chạy nhất của ông Tasaki là chiếc nhẫn gồm 5 viên ngọc trai Akoya có chất lượng hoàn hảo giống y hệt nhau.
Ngọc trai Akoya được biết đến với tên khoa học là Fucata Pinctada. Loài ngọc này có kích thước nhỏ cho nên tạo ra những viên ngọc cũng có kích thước vừa phải so với ngọc trai South Sea và Tahiti thì khiêm tốn hơn.
Ngọc trai Akoya là loại trai đầu tiên trên thế giới được tạo ngọc bằng phương pháp nuôi cấy. Với hình dáng tròn đều cùng sự tươi sáng và màu sắc trung tính ưa nhìn, trang sức được làm từ ngọc trai Akoya dành được sự yêu thích, quan tâm từ phái đẹp.
Ngọc trai Akoya được sử dụng nhiều trong trang sức cao cấp bởi chúng tạo ra sản phẩm dễ phối đồ. Cùng nhiều phong cách trang phục, kiểu tóc khác nhau, phù hợp với mọi làn da, khi tham gia sự kiện, tiệc tùng hay dạo phố, đi chơi cực quyến rũ và nổi bật...
Ngọc trai Akoya được nuôi cấy phổ biến tại Nhật Bản, Úc, Thái Lan và đặc biệt trong đó có Việt Nam. Ngọc trai Akoya Việt Nam nuôi tự nhiên trong vùng biển tại Khánh Hòa với môi trường sinh sống thuận lợi giúp mang lại ánh sắc long lanh. Cùng độ bóng lý tưởng tuyệt vời với tông màu trắng xám nhẹ ánh hồng và vàng...