Nghề “đổi giấy lấy tiền” trong dịp Tết ông Công ông Táo

Giá cả hàng Tết ông Công ông Táo cũng tùy thuộc từng năm nhưng không biến động nhiều
Giá cả hàng Tết ông Công ông Táo cũng tùy thuộc từng năm nhưng không biến động nhiều
(PLVN) - Thôn Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội) được biết đến như thủ phủ sản xuất vàng mã lớn nhất miền Bắc. Ở đây có khoảng hơn 150 hộ dân làm nghề sản xuất vàng mã quanh năm. 

Tuy nhiên thu nhập của nghề làm vàng mã chủ yếu đến từ hai vụ lớn là rằm tháng 7 và dịp cận Tết Nguyên đán. Đến với Phúc Am thời điểm này sẽ thấy tràn ngập không khí nhộn nhịp chuẩn bị cho vụ hàng lớn nhất cả năm.

Thu nhập “khủng” dịp Tết ông Công ông Táo

Vào khoảng trước Tết ông Công ông Táo 2 tuần, từ đầu làng đến khắp các ngõ nhỏ của Phúc Am, đâu đâu cũng thấy xe tải lớn, xe tải bé từ nội thành Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình nối đuôi nhau đến đây lấy hàng. Hầu như người dân nơi đây đều chuẩn bị cho đợt hàng cuối năm từ mấy tháng trước và đa dạng hóa thêm nhiều sản phẩm.

Ông Vũ Quốc Văn, một chủ cơ sở sản xuất cho biết : “Nhà tôi bắt đầu sản xuất hàng cho Tết ông Công ông Táo từ đầu tháng 11. Năm nào vào vụ này cũng phải gọi thêm khoảng 10 đến 15 công nhân, nhờ cả họ hàng đến giúp. Dịp này thì làm quần áo ông Công ông Táo là nhiều nhất, ngoài ra còn làm thêm cả quần áo để cúng Thổ quan. Mấy ngày nay gia đình tôi phải thức đến 1, 2h sáng để kịp làm xong giao cho khách”.

Cũng theo ông Văn, giá cả hàng Tết ông Công ông Táo cũng tùy thuộc từng năm nhưng không biến động nhiều. Trung bình bộ rẻ nhất thì khoảng 35 nghìn đồng, bộ đắt có thể lên đến 250 nghìn đồng hoặc hơn.

Mỗi vụ nhà ông sản xuất được khoảng 1.500 đến 2.000 bộ. Không giống như Rằm tháng 7, Tết ông Công ông Táo không có khách đặt đơn hàng đặc biệt, nhưng bù lại đợt này lại có nhiều khách hơn và đơn hàng trải đều từ tháng 11, làm hàng có phần đỡ vất vả hơn.

Theo chị Minh, chủ một đại lí vàng mã tại Phúc Am cho biết:  “Nhà nào cũng phải cúng ông Công ông Táo nên nhu cầu dịp này nhiều gấp 3, 4 lần bình thường, tháng nhiều bù tháng ít nên gọi là đủ ăn đủ tiêu. Ngày thường thì nhà tôi chỉ bán đến 5h chiều, nhưng mấy hôm này, 10 giờ đêm vẫn còn khách hỏi mua”.

Kinh tế phát triển, người ta không chỉ có nhu cầu cúng khấn, đốt vàng mã nhiều lên mà đồng thời yêu cầu thẩm mĩ cũng tăng cao. Chính vì thế các sản phầm làm ra cũng phải bắt mắt hơn. Ví như mặt hàng mũ ông Công ông Táo ngày càng được làm đẹp hơn do có thêm nhiều loại giấy ánh kim, phun thêm kim tuyến bắt sáng…  nhưng giá bán lại không cao hơn trước là mấy. Đồng thời các cơ sở sản xuất muốn bán chạy hàng thì luôn phải cập nhật, thay đổi mẫu mã để đáp ứng nhu cầu thị trường.

“Chạy đua” sản xuất hàng cúng khai xuân, giải hạn sau Tết

Tay ngừng làm thì miệng cũng ngừng nhai, hơn nữa, cái đặc biệt của nghề làm vàng mã là không phải phải tháng nào cũng đều việc như tháng nào, càng bận thì lại càng vui. Theo những người dân Phúc Am, dịp gần Tết là một trong hai vụ lớn nhất của năm. Ở vụ này, không chỉ có làm hàng cúng ông Công, ông Táo mà còn phải chuẩn bị hàng cho dịp cúng khai xuân, dâng lễ giải hạn.

Những đồ cúng khai xuân như: tiền vàng, đô địa; đồ cúng gia Tiên như: quần áo, nón mũ thường được người dân mua nhiều vào dịp trước Tết. Vì thế người làm vàng mã  sau ngày 23 tiễn ông Công ông Táo về trời thì lại quay cuồng làm hàng dịp Tết.

Trong những ngày Tết, cúng Tất niên, cúng thông thiên, hóa vàng nhu cầu về tiền vàng đô đại cũng cao gấp 2, 3 lần bình thường. Ra Tết là đi du xuân, lễ chùa, nhu cầu tiêu thụ vàng mã lại càng tăng cao.

Không chỉ có tiền vàng, đầu xuân. nhu cầu vàng mã cúng sao giải hạn, cúng tứ phủ cũng rất lớn. Chị Hoài, chủ cơ sở sản xuất tại Phúc Am chia sẻ: “Hàng cúng tứ phủ, giải hạn phải làm cầu kì và lâu hơn đồ cúng ông Công, ông Táo rất nhiều. Với khách quen thường là cô đồng, thầy bói thì họ có thể sẽ đặt trước vài tháng, để kịp hàng mình phải làm trước cả hàng ông Công, ông Táo. Còn ra Giêng có khách đặt gấp cũng phải làm ngày làm đêm để kịp giao cho khách”.

Khách đặt vàng mã ở Phúc Am dịp này cũng rất đa dạng, ngoài những tỉnh lân cận Hà Nội thì còn có những người từ tận Lạng Sơn, Thanh Hóa, Hải Phòng…  Những mặt hàng phục vụ dịp sau Tết lại càng đa dạng hơn nữa như: ngựa, voi, hình người, tướng lĩnh, xích lô rước các công chúa, vị vua Hùng...

Giá thành những mặt hàng này lại không hề rẻ. Một mô hình nộm tướng lĩnh bán buôn với gia dao động từ khoảng 400 đến 600 ngàn đồng, một mô hình ngựa, voi cao 2 mét được bán với giá trên 200 ngàn đồng/sản phẩm. Nếu loại đẹp thì có thể lên đến 500 ngàn đồng/sản phẩm. Một đàn ngựa cúng tứ phủ có khi lên đến cả chục triệu đồng.

Những năm gần đây, kỹ thuật làm vàng mã ở Phúc Am ngày càng trở nên hiện đại, người ta không còn phải cắt từng chi tiết từ những tờ giấy xanh đỏ mà ngày nay chỉ cần lấy mấu có sẵn, mang đi in nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

Tuy nhiên có những chi tiết vẫn phải làm thủ công để ghép lại với nhau. Đặc biệt là công đoạn làm khung thì vẫn phải làm thủ công hoàn toàn. Chính vì thế, sau khi làm hàng ông Công ông Táo, người dân Phúc Am lại chạy đua để kịp những đơn hàng sau Tết.

Việc đốt vàng mã vào dịp Tết nói riêng và tục đốt vàng mã của người Việt nói chung là một tục lễ có từ lâu đời ở nước ta. Chúng ta tiếp nhận văn hóa ấy ở thời điểm bị Trung Quốc đô hộ. Tuy nhiên ngày nay, tục đốt vàng mã ngày càng trở nên thái quá. Tháng 2/2018 đã có những đề nghị về việc bỏ tục đốt vàng mã, hoặc đề xuất đánh thuế cao mặt hàng vàng mã.

Trao đổi với phóng viên về tục đốt vàng mã của người Việt Nam ngày nay, GS Hoàng Chương cho rằng: “Người Việt đang không hiểu được quy luật của văn hóa phương Đông, đáng lí nên đốt tượng trưng với số lượng ít, nhiều người lại đốt như một lò than. Hành động đó là phản văn hóa, xuất phát từ tư tưởng sống vì tiền. Nhiều người cho rằng họ đốt nhiều, dâng nhiều thì thần thánh cho lại nhiều”.

Từ đó có thể thấy, việc làng nghề giàu lên nhờ vàng mã là một điều đáng mừng. Tuy nhiên cũng cần phải cân đối sự phát triển đi đôi với tính bền vững của nghề.

Tin cùng chuyên mục

Bà Bungon Ritthiphakdee, Nhà sáng lập và Cố vấn cấp cao, Liên minh Kiểm soát Thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA).

Cấm thuốc lá mới, Singapore và Brazil giảm tỷ lệ hút thuốc xuống mức thấp nhất thế giới

(PLVN) - Hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã cấm thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng (TLNN), trong đó Singapore, Brazil và Hồng Kông (Trung Quốc) đã chứng minh hiệu quả của lệnh cấm khi duy trì tỷ lệ hút thuốc thấp nhất thế giới, lần lượt là 10,1%, 9,1% và 9,5%. Thuế thuốc lá cũng được xem là một trong những công cụ hiệu quả nhất trong việc kiểm soát tỷ lệ hút thuốc.

Đọc thêm

Lập kỷ lục mới, xuất khẩu thủy sản 2024 tự tin cán mốc 10 tỷ USD

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau khi đạt mức kỷ lục 1 tỷ USD trong tháng 10, xuất khẩu thủy sản tháng 11 ghi nhận giá trị 924 triệu USD, tiếp tục tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Ngành xuất khẩu thủy sản đang tiến sát tới mốc 10 tỷ USD, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển xuất khẩu của ngành này.

Giá vàng SJC tăng, nhẫn trơn “nín lặng”

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giá vàng SJC tiếp tục tăng mạnh, thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nhẫn trơn lại giữ mức giá ổn định, không có biến động đáng kể, phản ánh xu hướng thận trọng của người tiêu dùng trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động.

Chờ đợi tin sốc từ giá vàng hôm nay

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giá vàng ngày 26/11 trên thị trường quốc tế tiếp đà lao dốc sau hoạt động chốt lời của giới đầu tư. Trong nước, nhiều doanh nghiệp điều chỉnh hạ giá tới hơn 1 triệu đồng/lượng.

Chuyên gia nêu lý do cần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Việc tăng thuế thuốc lá không chỉ là giải pháp kinh tế mà còn là chiến lược quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Theo các chuyên gia y tế và kinh tế, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá có thể giảm đáng kể tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và nhóm người có thu nhập thấp – những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác hại của thuốc lá.

Giá vàng nhẫn trơn lại tiếp tục tăng cao

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Giao dịch lúc 8h55 sáng nay – 20/11, giá vàng tiếp tục tăng ở cả thị trường trong nước và quốc tế. Giá vàng miếng SJC chạm mốc 85 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn vượt 8 5 triệu đồng/lượng.

Nỗ lực giảm chênh lệch giá vàng trong nước với thế giới

Giá vàng trong nước luôn duy trì mức chênh lệch từ 3 - 5 triệu đồng/lượng so với thế giới. (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Cùng với mức giá vàng trong nước khoảng 90 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng thế giới ở 2 giai đoạn có 2 mức giá khác nhau, chênh lệch lên tới 300 USD/ounce, cho thấy nỗ lực kéo giảm mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới của Ngân hàng Nhà nước.

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm

Giá vàng chiều 11/11 tiếp tục giảm
(PLVN) - Chiều nay ngày 11/11 giá vàng trong nước tiếp tục giảm theo đà giảm của giá vàng thế giới. Giá vàng giảm từ 100.000đ - 300.000đ ở chiều mua vào và 200.000 đồng - 400.000 đồng ở chiều bán ra.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên 'hồi sinh' đón Tết Nguyên đán

Tại làng nghề trồng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) những ngày này nhiều hộ gia đình trồng đào ở đây đang tất bật hồi sinh những vườn đào sau bão. (Ảnh: Sức khỏe đời sống)
(PLVN) - Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội) là hai biểu tượng đặc trưng thú chơi hoa cho Tết Nguyên đán của người dân đất Kinh kỳ. Năm nay, đợt bão số 3 làm nước sông Hồng dâng cao khiến nhiều vườn cây cảnh ở đây bị thiệt hại nghiêm trọng. Những người trồng cây cảnh nơi đây đang dồn hết công sức để hồi sinh những vườn đào, quất để đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tăng giá xăng, dầu

Hình ảnh minh họa
(PLVN) -Chiều nay, 7/11, giá xăng dầu trong nước đồng loạt tăng, chỉ dầu madút giảm nhẹ.

Ngày mai giá xăng có thể tiếp tục giảm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong kỳ điều hành ngày mai (7/11), giá xăng trong nước được dự báo giảm theo xu hướng thế giới. Cụ thể, giá bán lẻ xăng E5 RON 92 có thể giảm 66 đồng/lít về mức 19.334 đồng/lít, còn xăng RON 95-III có thể giảm 123 đồng /lít về mức 20.377 đồng/lít.