Nghề đan khổ lắm em ơi…

Cách thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chưa đầy 2 cây số là Xóm Bàu, thôn Vân Quật, xã Duy Thành, nơi có hơn 60 hộ dân làm nghề đan rổ truyền thống. Nơi đây, người dân vẫn còn truyền tai nhau câu hát: “Nghề đan khổ lắm em ơi/Nửa đêm chưa ngủ mờ mờ dậy đan/Làm ra cái rổ cái sàng/Tre mây có hết xuống làng Triều Châu”…

Cách thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chưa đầy 2 cây số là Xóm Bàu, thôn Vân Quật, xã Duy Thành, nơi có hơn 60 hộ dân làm nghề đan rổ truyền thống. Nơi đây, người dân vẫn còn truyền tai nhau câu hát: “Nghề đan khổ lắm em ơi/Nửa đêm chưa ngủ mờ mờ dậy đan/Làm ra cái rổ cái sàng/Tre mây có hết xuống làng Triều Châu”…

Nghề của mọi nhà

Ở tuổi xế chiều, bà Nguyễn Thị Thân vẫn một mình làm hết các công đoạn của nghề đan.

Ở tuổi xế chiều, bà Nguyễn Thị Thân vẫn một mình làm hết các công đoạn của nghề đan.

Chỉ với hơn 60 hộ dân nằm lọt thỏm giữa những lũy tre xanh, nhưng có đến hơn 90% gia đình có nguồn thu nhập chính từ nghề đan rổ. Trong xóm chỉ nghe tiếng trẻ con, người già nói. Thi thoảng, vào dịp cuối tuần, những người đi làm công nhân ở Đà Nẵng, Tam Kỳ tranh thủ về thăm nhà. Tiếng xe máy xôn xao ngõ xóm.

Ở cái xóm bình yên này, nghề đan lâu nay vẫn là nghề của người già và con nít. Men theo con đường nằm bên bàu nước, chúng tôi tìm đến gia đình ông Huỳnh Thông. Gia đình ông được cả xóm ví von là “vợ chồng son” dù hai người đều đã bước qua tuổi 80. Mang tiếng con đông nhưng vợ chồng ông vẫn sống một mình. Con cái lần lượt có gia đình rồi ra ở riêng, mỗi người mỗi nơi, không mấy ai khá giả để phụ giúp được nhiều cho cha mẹ. Vợ chồng ông Thông ngày ngày cần mẫn bên mấy cây tre. Hết cưa, chẻ, vót, lại làm vành, đan, lận, nứt rổ… Ở cái tuổi không còn khỏe để uốn cong từng chiếc vành rổ to, dày và dài, bàn tay xương xẩu của ông Thông bóp chặt vào múi vành. Hai bàn chân thì đạp vào mạng vành để giữ độ tròn đều của rổ. Hình như, tất cả sức lực của ông đều dồn hết vào công đoạn này. Cạnh đó, vợ ông, đang ngồi nứt rổ. Ông lận xong một cái thì bà lại nứt xong gần một cái. Những khi chồng mệt không thể tiếp tục lận rổ, bà lại thay thế vị trí của ông. Hai vợ chồng làm lụng như thể thời gian đang trôi ở đâu xa lắm.

Làm mãi thành quen tay. Nếu như trước đây, đàn ông chủ yếu nhận nhiệm vụ đi mua tre, cưa tre thành từng đoạn, vót vành, lận rổ. Phụ nữ thường chẻ nan, vót nan rồi đan thành những mành rổ, nứt rổ do người chồng lận ra thì hiện nay, đàn ông hay phụ nữ đều có thể làm thành thạo tất cả những công đoạn ấy. Như gia đình bà Nguyễn Thị Thân, chồng mất sớm, hai người con trai không ai chịu theo nghề đan. Mình bà ở nhà nên quán xuyến tất cả việc trong nhà. Hết đám giỗ đến chạp mả, lễ cưới xin, đầy tháng, thôi nôi cháu… Tất tần tật việc cần đến tiền, bà phải xoay xở kiếm đồng ra đồng vào bằng nghề đan. Bà cho biết: “Ở nhà một mình, người già chúng tôi lấy công việc đan đát làm niềm vui. Một mình làm tất cả các công đoạn thì phải mấy ngày mới làm xong một chục rổ. Làm thì mệt, nhưng không làm lại thấy buồn”.

Thu nhập chẳng là bao

Nhiều học sinh tranh thủ phụ giúp cha mẹ để kiếm thêm thu nhập.
Nhiều học sinh tranh thủ phụ giúp cha mẹ để kiếm thêm thu nhập.

Với nhiều ngành nghề khác, người lao động chỉ làm trong vòng 8 tiếng đồng hồ/ngày thì với nghề đan, người ta có thể ngồi làm từ sáng sớm đến tối mịt. Cứ thế, sau bữa cơm chiều, tiếng chẻ tre, tiếng búa gõ lại vang lên đến tận 10 giờ tối. Bà Lê Thị Tiến bộc bạch: “Không ai bắt mình làm việc, nhưng nhìn công việc đang dang dở thì lại muốn động chân động tay”. Con gái đi lấy chồng, ở tuổi 59, bà Tiến chăm nom người cha già hơn 80 tuổi. Trước đây, hai cha con vẫn làm cùng nhau nhưng mấy năm gần đây, vì tuổi cao nên ông không thể tiếp tục làm việc được. Bà Tiến đan loại mủng giê (một loại rổ dùng giê lúa). Một mình, làm khoảng 5 ngày mới xong một chục mủng, bán được 120.000 đồng. Trừ ra các khoản, bà còn 80.000 đồng. Tính ra mỗi ngày, làm từ sáng đến tối mịt, bà Tiến chỉ kiếm được 15.000 đồng.

Theo thời giá, hiện nay, giá rổ bộng là 130.000 đồng/chục; rổ ki 70.000 đồng/chục; mủng giê 120.000 đồng/chục; sàng ki từ 80-100.000 đồng/chục… So với cách đây chừng 5 năm, thì giá rổ hiện nay tăng gấp đôi. Tuy nhiên, với mức chi tiêu hiện nay, thì giá đó vẫn không thấm tháp gì so với công sức của họ bỏ ra. Như lời bà Nguyễn Thị Nhược: “Không được học hành đến nơi đến chốn, không biết làm nghề gì để kiếm sống nên đành bám vào cái nghề đã có sẵn do cha mẹ để lại. Chứ cái nghề này vất vả, ngồi từ sáng đến tối, mỏi lưng, mỏi tay, hoa mắt cũng chỉ kiếm được hơn mười nghìn đồng. Là cha mẹ, tôi cũng chẳng mong con cái mình sau này làm công việc này. Cực lắm”.

Nhà ở cuối xóm, bà Nguyễn Thị Thôi, làm nghề thu mua rổ gần 20 năm nay cho biết: “Giá rổ tăng theo thời giá, nhưng không phải lúc nào khách hàng cần cũng có rổ sẵn để đáp ứng. Những làng cá ở các xã Duy Nghĩa, Duy Hải (huyện Duy Xuyên), Hội An rất chuộng các loại rổ ở đây. Tuy nhiên, do giá cả không cao nên người lao động chẳng mấy mặn mà. Họ chỉ quan niệm, làm để giết thời gian và kiếm thêm đồng ra đồng vào trong những thời điểm nông nhàn trong năm”.

Thu nhập không đáng là bao, nghề đan rổ ở xóm Bàu, thôn Vân Quật, xã Duy Thành đang dần đi vào ngõ cụt. Trong xóm, ít nhà nào có hơn 2 người còn làm nghề đan rổ. Tồn tại từ đời này qua đời khác, nhưng không ai trong xóm có thể nói về nguồn gốc ra đời của nghề đan. Chỉ biết, nó bắt nguồn thì làng rổ Triều Châu ở xã Duy Phước, hiện đã mất gốc. Để phục dựng một làng nghề là điều không hề dễ dàng, nhưng những người thợ đan kỳ cựu của xóm Bàu vẫn mang niềm mong mỏi đó.

Yến Phi

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.