Theo Kế hoạch, mục tiêu thực hiện là triển khai kịp thời, hiệu quả, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ nhằm tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật. Góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tuân theo pháp luật, sử dụng pháp luật của người dân để thực hiện quyền, bảo vệ lợi ích hợp pháp, hình thành thói quen, văn hóa “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” của người dân.
Đề xuất hoàn thiện chính sách, thể chế bảo đảm, hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật; Đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin để đổi mới nội dung, phương thức thực hiện theo hướng Nhà nước thiết lập các điều kiện cần thiết cho người dân chủ động tiếp cận thông tin pháp luật; Đề xuất hoàn thiện các chính sách, quy định pháp luật về trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp để tạo cơ sở huy động nguồn lực xã hội…
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hình thành thói quen tìm hiểu sử dụng và tuân theo pháp luật của người dân. Trong đó, khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân, nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn; Cũng cố, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật bằng hình thức phù hợp, lồng ghép trong sinh hoạt cộng đồng; Nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của các đối tượng đặc thù như: người dân tộc thiểu số, miền núi, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nạn nhân bạo lực gia đình, người khuyết tật, người đang chấp hành hình phạt tù…
Sở Tư Pháp Nghệ An tập huấn công tác chuẩn tiếp cận pháp luật cho cán bộ |
Đồng thời, nâng cao năng lực, trách nhiệm của các sở, ban ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện. Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức thành viên của mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp…trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong việc hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luât.
UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Tư pháp chủ trì, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả của Đề án để kịp thời khen thưởng các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp.
Chủ trì triển khai các giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin chuyển đổi số trong các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin pháp luật của người dân và hoạt động cung cấp thông tin pháp luật của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền.
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan, xây dựng, ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Đề án này.