Xưa, cứ gần Tết, người ta lại kéo nhau lên núi, chặt một cây Mai ưng ý, về cắm vào một cái bình dạng lọ lớn cắm bông, rồi tìm cách cho hoa nở đúng dịp tết để trưng ra giữa phòng khách. Khoảng hơn chục năm trước, việc kiếm một cây Mai đẹp vào dịp tết không khó. Bởi khi đó, các cánh rừng vùng trũng, vùng đồng bằng còn nhiều, đôi khi chỉ cách khu dân cư vài trăm mét cho đến vài cây số. Nhưng nay, việc phá những cánh rừng tạp, rừng cây bụi thấp để cải tạo đất sản xuất, cộng với việc tàn phá những cánh rừng khiến những cây Mai không còn nhiều. Chưa kể việc chặt Mai rừng vào dịp tết những năm trước diễn ra thường xuyên, và nhu cầu ngày càng tăng khiến Mai phát triển không đáp ứng kịp.
Sôi động “nghề” lạ dịp Tết
Vào độ tiết trời trở xuân những ngày cuối tháng 1 dương lịch, nhiều người địa phương bắt đầu rục rịch lên rừng, trèo núi tìm Mai. Nhen nhóm từ ngày 10/12 (âm lịch) hàng năm, trên các tuyến đường liên thôn, liên xã, kể cả các tuyến quốc lộ 27A, 27B, chạy dài qua các huyện lỵ, dễ dàng bắt gặp các hình ảnh “nài” Mai (người vận chuyển Mai rừng bằng xe máy - NV). Những chiếc xe bon bon trên đường, chằng phía sau là những cây Mai rừng đang được đưa từ núi về làng.
Cũng giống như người miền Bắc chơi hoa Đào, người miền Nam lại thích chơi hoa Mai dịp tết. Ở xứ này, mai kiểng, mai chậu người dân chưa chơi nhiều, vì Mai rừng vẫn còn cây lớn, cây đẹp.
Xưa, cứ gần Tết, người ta lại kéo nhau lên núi, chặt một cây Mai ưng ý, về cắm vào một cái bình dạng lọ lớn cắm bông, rồi tìm cách cho hoa nở đúng dịp tết để trưng ra giữa phòng khách. Khoảng hơn chục năm trước, việc kiếm một cây Mai đẹp vào dịp tết không khó. Bởi khi đó, các cánh rừng vùng trũng, vùng đồng bằng còn nhiều, đôi khi chỉ cách khu dân cư vài trăm mét cho đến vài cây số. Mai là một loại cây gỗ nhỏ, sinh trưởng rất nhiều trong những cánh rừng tại địa phương.
Nhưng nay, việc phá những cánh rừng tạp, rừng cây bụi thấp để cải tạo đất sản xuất, cộng với việc tàn phá những cánh rừng khiến những cây Mai không còn nhiều. Chưa kể việc chặt Mai rừng vào dịp tết những năm trước diễn ra thường xuyên, và nhu cầu ngày càng tăng khiến Mai phát triển không đáp ứng kịp.
Trước khoảng sân của căn nhà sát đường quốc lộ thuộc xã Phước Đại (huyện Bác Ái), chúng tôi gặp cha con anh Nguyễn Thanh Tâm (36 tuổi) đang chăm chút, tỉa tắn cây Mai rừng lớn. Xung quanh gần chục cây Mai rừng nhỏ hơn cũng được cắm vào các thùng, hộp sắt chứa đầy nước, đã được nhặt lá, chỉ còn trơ cành và búp được cố định bằng các sợi dây dựa vào tường nhà. Bố con anh Tâm hồ hởi: “Cây Mai này, cha con tôi vừa chặt trên núi về, mới tỉa lá xong, giờ phải cho vào lu để cho cây hút nước mới kịp”.
Cha con anh Tâm bên cây Mai rừng mới chặt đem về. |
Mai bị chặt đi, gốc cũ lại phát triển chồi mới. Những năm bắt đầu khó khăn hơn trong việc tìm được Mai trưng tết, nhiều người đào hẳn những gốc mai cũ, cây con đem về trồng trong vườn, hoặc bỏ chậu bán. Dân địa phương thích trưng hoa Mai dịp tết, nhưng lại kén trưng Mai chậu. Bởi Mai chậu chỉ đặt trước nhà, ngoài sân thì đẹp, chứ không thể thay thế được nhành Mai trưng giữa phòng khách, treo đèn nhấp nháy, bao lì xì. Mà Mai trưng giữa phòng khách, mỗi năm phải mỗi thế (kiểu) cây khác nhau mới đẹp, lạ.
Kể về “nghề”, anh Tâm cười, cho biết, công việc chỉ mang tính chất thời vụ, kiếm thêm. Công việc chính của anh là ở tiệm sửa xe gắn máy tại nhà. “Cách đây khoảng năm năm, vào gần tết, tôi phải lặn lội, trèo lên các núi cao cũng chọn được một cây ưng ý. Đem về nhà, vừa lặt lá xong, ngâm gốc vào chậu nước, có người ghé vào hỏi có bán không? Người ta trả giá cao, tôi đồng ý bán. Bắt đầu từ đó, trước tết năm nào tôi cũng tranh thủ đi lên núi chặt Mai về bán, kiếm thêm thu nhập”, anh Tâm chia sẻ cái duyên với “nghề”.
Kinh nghiệm săn Mai
Chính việc Mai khan hiếm dưới các cánh rừng tạp ở vùng trũng, vùng thấp, nên muốn chặt Mai phải trèo lên các dãy núi cao, mất nhiều thời gian, công sức, không phải ai cũng đi được; nghề” săn Mai rừng mới hình thành.
Để có những cây Mai lớn, đẹp, phải lặn lội trên các dãy núi cao hơn. Hiện nay các dãy núi phía huyện Ninh Sơn ít Mai lớn, lâu năm; nên nhiều người chọn các vùng núi thuộc huyện Bác Ái để săn lùng; thậm chí lùng sục qua các cánh rừng, triền núi cao thuộc các tỉnh Khánh Hoà, Lâm Đồng.
Muốn một chuyến vào rừng hiệu quả, dân đi “săn” Mai rừng phải là người có sức khoẻ tốt, am hiểu việc đi rừng, có kinh nghiệm về hướng. Đồ nghề gồm một chiếc xe gắn máy đủ mạnh để chạy trên các con đường sỏi đá, ghồ ghề, chiếc rựa bén, dây để buộc.
Trước kia, có thể sáng sớm đi, trưa trở về đã có một cây Mai ưng ý. Nhưng nay, nhiều khi sáng đi sớm, phải đến chập tối mới trở về được. Xe máy chỉ chạy được tới chân núi, sau đó phải cuốc bộ leo núi. Giữa những cánh rừng mênh mông, nếu không nhớ đường tốt sẽ bị lạc, không nhớ vị trí để xe.
Khi đã tìm được cây Mai ưng ý, với các thế đẹp, búp nụ nhiều, khoan hãy chặt vội mà hãy nghỉ lấy sức. Khi nào cảm thấy khoẻ, chặt gốc xong, dùng dây nhợ đem theo, gia cố các nhánh ôm sát vào thân chính của cây. Phải làm sao cho cây cùng các nhành ôm sát, gọn nhất. Tránh bị va đập vào cây cối, bụi rậm, để khi vác xuống núi không rụng búp. Canh sao vác một mạch từ nơi chặt đến nơi để xe. Tới xe, phải tính làm sao để bó cây vào sát xe, tuỳ thế cây, hạn chế rụng búp. Nếu không cân bằng sẽ khó di chuyển, dễ té xe khi chạy trên đường dốc, đá. Mai khi đã chặt gốc, phải về nhà càng nhanh càng tốt, chứ quá lâu xem như hỏng cây.
Một địa điểm tập trung bán Mai rừng dịp giáp Tết |
Sau khi cây được đưa về nhà, phải nhanh chóng lặt lá bỏ đi. Chặt xéo lại phần gốc, cạo bỏ lớp mủ cây, rồi cắm vào chậu nước. Nước dùng để ngâm gốc Mai tốt nhất là nước suối, nước sông. Gia cố sao cho cây đứng vững vàng, để ngoài sân cho cây có thể hứng sương đêm. Qua một đêm, kiểm tra chậu nước, nếu cây hút nước, cây “đạt chất lượng”. Còn mực nước vẫn y nguyên thì cây đã bị khô thân, bỏ đi.
Đối với những cây đã hút nước, tuỳ theo thời tiết để canh cho hoa nở đúng ngày. Thời tiết lạnh, việc chặt Mai cũng phải diễn ra sớm hơn thường lệ, tầm từ ngày 8/12 (âm lịch) đã có thể chặt Mai về, kéo dài đến tầm 16/12 (âm lịch) là ngưng. Mai chặt sau ngày này sẽ không kịp thúc hoặc hãm nở hoa đúng những ngày tết. Thời tiết lạnh, để thúc Mai nhanh bung nụ xanh, thợ săn Mai sẽ ngâm gốc vào nước ấm hàng đêm. Đối với tiết trời nóng ấm, Mai sẽ nở nhanh, nên phải hãm việc hút nước. Kể từ ngày 20/12 (âm lịch) trở đi, các búp mai sẽ dần bung các nụ xanh, bung lá. Lúc đó, có thể đem Mai vào trưng trong nhà, chờ khoảnh khắc giao thừa ngồi ngắm những bông mai vàng khoe sắc.
Anh Tâm cho biết, với những người lớn tuổi thường chỉ có thể “săn” các cây Mai giá chỉ từ 400 ngàn - 1 triệu đồng. Dẫn khách qua nhà mình gần đó, chỉ gần chục gốc mai đã ngay ngắn trong các chậu nước, anh “khoe” đã có khách hàng đặt cọc phân nửa. Các gốc Mai của anh đẹp, lớn nên giá dao động từ 1- 2,5 triệu/ cây. Có năm anh bán được một gốc đẹp giá 3 triệu. “Tôi khoẻ, leo núi tốt nên cũng ráng tìm các gốc cho có giá bán cao hơn. Một ngày thường chỉ đem về được một cây”, “thợ săn” Mai cho hay..