Ngày xét xử thứ 2: Ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh khai gì tại tòa?

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh TTXVN
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa. Ảnh TTXVN
(PLO) - Bị thẩm vấn trong ngày làm việc thứ 2, bị cáo Đinh La Thăng khai rằng nhìn lại vụ án trong bối cảnh 10 năm về trước, ông có nóng vội, có quá quyết liệt dẫn đến nhiều lúc quyết định sai.

Ngày 9/1/2018, phiên xét xử bị cáo Đinh La Thăng và 21 đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bước sang ngày làm việc thứ 2.

Trong phần này, HĐXX TAND TP Hà Nội thẩm vấn nhiều bị cáo liên quan tới các hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tham ô tài sản. Theo cáo trạng, quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện (NMNĐ) Thái Bình 2, vì những động cơ khác nhau mà 22 bị cáo đã cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế cho Nhà nước. Thậm chí, một số người còn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập khống chứng từ rút tiền từ dự án để ăn chia, chiếm đoạt sử dụng cá nhân.

Trong đó, Đinh La Thăng nguyên là Chủ tịch HĐTV PVN có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định. Sau đó, ông Thăng còn chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.300 tỷ đồng cho PVC để Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỷ đồng. 

Đối với Trịnh Xuân Thanh, cáo trạng xác định: Với vai trò Chủ tịch HĐQT PVC, ông ta đã có hành vi chỉ đạo Vũ Đức Thuận ký Hợp đồng EPC số 33 nêu trên đồng thời quyết định sử dụng số tiền hơn 1.100 tỷ đồng sai mục đích, không đưa vào Dự án, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 119 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Trịnh Xuân Thanh còn đề ra chủ trương cùng Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút hơn 13 tỷ đồng từ Ban điều hành Dự án Vũng Áng – Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân.

Sau khi cách ly bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến (SN 1966, nguyên Phó TGĐ PVC) và Vũ Đức Thuận (SN 1971, nguyên TGĐ PVC), HĐXX thẩm vấn bị cáo Trịnh Xuân Thanh (SN 1966, nguyên Chủ tịch HĐQT PVC). Trả lời, Trịnh Xuân Thanh khai bản thân là lãnh đạo đơn vị, thực hiện triển khai các kế hoạch năm thông qua các kế hoạch của PVC. Theo lời Trịnh Xuân Thanh, từ năm  2009, PVC là công ty đại chúng. Năm 2011, Tổng Công ty do ông ta làm Chủ tịch HĐQT có lãi nhưng đã tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ bởi vốn đầu tư vượt quá vốn điều lệ. Nguyên nhân dẫn tới sự việc trên theo lý giải của bị cáo Thanh là vì lúc đó thực hiện tái cơ cấu, PVN có chuyển một số đơn vị như bất động sản, tài chính của điện lực,… về Tổng Công ty của ông ta. Khi chuyển về PVC, các đơn vị trên không có vốn. Chính vì vậy số tiền đó vượt lên, Tổng Công ty không đủ vốn.

Cũng theo lời ông Thanh, khi PVN chỉ đạo PVC thực hiện Dự án NMNĐ Thái Bình 2, PVC là đơn vị thi công nên rất mừng vì đã được chọn làm tổng thầu. “Bản thân bị cáo lúc đó biết PVC cũng chưa đủ điều kiện nhưng thực tế thời điểm đó cả nước cũng chỉ có PVC và Lilama làm được. Lúc đó PVC cũng từng liên kết với Lilama thực hiện dự án vượt tiến độ và rất thành công”, ông Thanh nói. Trước lời khai này, HĐXX chất vấn: “Với năng lực như vậy theo bị cáo nhận thức việc gánh thêm Thái Bình là gánh nặng hay thuận lợi?”. Bị cáo Thanh khai:  “Tại thời điểm như vậy một đơn vị xây lắp nhận được dự án như thế là rất tốt, có dự án sẽ có lợi nhuận. Càng khó khăn càng có công việc càng mừng”.

Đến lượt mình, ông Đinh La Thăng (SN 1960, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN) khai khi chọn PVC làm tổng thầu căn cứ vào năng lực cũng như thực tiễn của PVC. Bản thân ông ta đồng ý về mặt nguyên tắc cho PVC làm tổng thầu. Lí do chọn PVC làm tổng thầu vì năm 2010, có lãi 1.000 tỷ đồng đồng thời PVN cũng bán 40% cổ phần của PVC, thu được 2.500 tỷ đồng. Trước đó, PVC và Lilama từng liên doanh trong một số dự án, thực hiện triển khai tốt …

Khi bị thẩm vấn về việc yêu cầu tạm ứng 10% giá trị hợp đồng khi Hợp đồng 33 chưa có đủ các điều kiện, ông Thăng khai lúc đó chưa biết gì về Hợp đồng 33. Trước lời khai này, HĐXX hỏi bị cáo Ninh Văn Quỳnh. Tòa nói: “Bị cáo Quỳnh có khai về quá trình giám sát hợp đồng còn thiếu sót, bị cáo đã báo cáo với HĐTV”. Quỳnh đáp: “Bị chỉ báo cáo về Hợp đồng 33, còn một số khiếm khuyết báo cáo trực tiếp với anh Nguyễn Xuân Sơn. Bị cáo không báo cáo với anh Đinh La Thăng”.

Trong khi đó, bị cáo Vũ Hồng Chương  khai tại cuộc họp ngày 31/3 và 1/6, ông Đinh La Thăng có chỉ đạo rà soát lại hợp đồng để ký lại giữa PVC và PVN; yêu cầu ban quản lý dự án tạm ứng 10% giá trị hợp đồng. Khi chưa ứng tiền ngay, ông Chương còn bị Đinh La Thăng gọi lên hỏi tại sao. “Sau đó bị cáo Thăng gọi Nguyễn Xuân Sơn lên hỏi tại sao các ông không chuyển tiền. Lúc đó tôi thấy hợp đồng mới chuyển đổi chủ thể, hợp đồng có 2 trang, chưa có phòng ban nào ký nháy vào đó…”, Chương khai tại tòa. Trước lời khai trên, HĐXX hỏi bị cáo Thăng có ý kiến gì không. Ông Thăng nói tôn trọng ý kiến của bị cáo Chương.

Quá trình bị thẩm vấn, ông Thăng cho biết  suốt quá trình điều tra bản thân cũng nhận trách nhiệm trước cơ quan điều tra, trách nhiệm người đứng đầu. “Đến nay sau 10 năm vụ án được phá, nhìn lại vụ án trong bối cảnh 10 năm về trước bị cáo có nóng vội, có lúc quá quyết liệt dẫn đến nhiều lúc quyết định sai”, ông Thăng khai. Sau đó, HĐXX tiếp tục thẩm vấn các bị cáo khác liên quan tới hành vi tham ô. 

Hôm nay (10/1/2018), HĐXX tiếp tục phiên làm làm việc ngày thứ 3. 

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo Hạnh tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)

Sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil

(PLVN) - Từ ngày 20/11, TAND TP HCM mở phiên xử vụ án xảy ra tại Cty Xuyên Việt Oil. Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Bến Tre, cựu Chủ tịch HĐQT Vietinbank bị truy tố hai tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi và Nhận hối lộ.

Đọc thêm

Kết luận điều tra vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh: Cựu Bí thư, cựu Chủ tịch Lâm Đồng khai về việc “giúp đỡ” bị can Nguyễn Cao Trí

Một góc dự án Đại Ninh. (Chụp hồi tháng 5/2021. Ảnh: Minh Khang)
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành Kết luận điều tra (KLĐT) đề nghị truy tố 10 bị can trong vụ án liên quan “siêu dự án” Đại Ninh. Trong số này có Nguyễn Cao Trí (TGĐ Cty Cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Cty Sài Gòn Đại Ninh), Trần Đức Quận (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng), Trần Văn Hiệp (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng) bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”.

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ

Dự kiến từ 20/11 xét xử cựu Bí thư Tỉnh uỷ Bến Tre Lê Đức Thọ
(PLVN) - TAND TP HCM vừa ra thông báo sẽ xử sơ thẩm vụ án Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Cty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức từ 20/11 - 5/12.

Vụ cháy quán karaoke An Phú (Bình Dương): Các bị cáo bị phạt 4 - 8 năm tù

Vụ cháy quán karaoke An Phú (Bình Dương): Các bị cáo bị phạt 4 - 8 năm tù
(PLVN) - Hôm qua (30/10), TAND tỉnh Bình Dương tuyên mức án với các bị cáo trong vụ cháy quán karaoke An Phú hồi tháng 9/2022. Theo đó, Lê Anh Xuân (chủ quán) bị phạt 8 năm tù; Phạm Quốc Hùng, Vũ Trường Sơn, Phạm Thị Hồng (cùng là cựu cán bộ Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH Công an Bình Dương); Nguyễn Thành Luân (Giám đốc Cty TNHH MTV Thái Bình) bị phạt từ 5 đến 7 năm 6 tháng tù cùng về tội Vi phạm quy định về PCCC.

Bắt đầu xét xử loạt cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh

Cảnh phiên tòa.
(PLVN) - Sáng 29/10, TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh và 12 bị cáo khác về tội “Nhận hối lộ”, “Đưa hối lộ”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Xét xử lưu động vụ án mua bán, tàng trữ trái phép chất ma tuý

Toàn cảnh phiên tòa

(PLVN) -  Vừa qua, tại Nhà văn hoá xã Đồng Tuyển, Toà án Nhân dân thành phố Lào Cai đã mở phiên toà xét xử lưu động 03 vụ án mua bán, tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma tuý.  Phiên tòa thu hút đông đảo người tham gia, qua đó lồng ghép tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân trên địa bàn.

Cựu Trưởng Công an TP Mỹ Tho lãnh 4 năm 6 tháng tù

Các bị cáo tại phiên tòa xét xử sơ thẩm
(PLVN) - Sáng 25/10, TAND tỉnh Tiền Giang tuyên phạt cựu Trưởng Công an TP Mỹ Tho, 4 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Cụ thể, bị cáo đã chỉ đạo cấp dưới phạt “cảnh cáo” 253 hồ sơ, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 650 triệu đồng.

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới

Thi hành án vụ “1 khu đất, 2 bản án, 3 đương sự” tại Cần Thơ: Cục THADS và Văn phòng Đăng ký Đất đai thống nhất chưa cấp sổ đỏ mới
(PLVN) - Sau khi PLVN có bài phản ánh về vụ án bồi thường tiền đặt cọc tại cần Thơ, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Cái Răng đã yêu cầu Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Bình Thủy tạm dừng cấp sổ đỏ mới; đồng thời các cơ quan liên quan đã họp và thống nhất thu hồi quyết định hủy 4 sổ đỏ mà VPĐKĐĐ đã ban hành.

Vụ án “hành động kỳ quặc trong nhà vệ sinh siêu thị”

Bị cáo Phú tại hiện trường vụ án. (Ảnh trong bài: Trần Tiến)
(PLVN) - Vụ án có nhiều tình tiết pháp lý thú vị gây tranh cãi. Chứng cứ cho thấy nạn nhân liên tục đi ra vào nhà vệ sinh công cộng, khi gặp một số nam thanh niên thì sẽ có “hành động kỳ quặc”. Cho rằng mình bị quấy rối tình dục, nam giáo viên dạy nhạc đã huých một cùi chỏ vào lưng nạn nhân, ngã đập vào tường, bất tỉnh nhân sự. Án sơ thẩm tuyên bị cáo 3 năm tù. TAND TP HCM sau đó hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ điều tra lại.