Ngày về ấm áp nghĩa tình cùng Bộ trưởng Lê Thành Long …

Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp quyên góp hỗ trợ đồng bào huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) 300 triệu đồng
Cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tư pháp quyên góp hỗ trợ đồng bào huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) 300 triệu đồng
(PLO) - Người dân miền Trung dù đã quen với sự khắc nghiệt của thiên nhiên mà vẫn phải bàng hoàng bởi sức tàn phá khủng khiếp trận lũ lịch sử tháng 10/2016. Vượt lên những mất mát, gian khổ, người miền Trung lại kiên cường đứng dậy bằng ý chí bền bỉ, truyền thống kiên cường cùng với sự chung tay góp sức của đồng bào cả nước. Phóng viên Báo PLVN vinh dự có mặt trong một chuyến đi vào tâm lũ cùng Bộ trưởng Bộ Tư pháp để ghi nhận, thấu hiểu ý chí đó.

Về với bà con nhanh nhất có thể

Người dân hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hẳn không bao giờ quên được trận lũ lịch sử tháng 10/2016. Những cơn mưa kéo dài không ngớt, nước dâng ngập quá đầu người, ngập từng ngôi nhà, nhấn chìm tất cả. Rất nhanh, hơn 92 ngàn ngôi nhà ở Quảng Bình và 30 ngàn nhà ở Hà Tĩnh bị ngập, hàng vạn người bỗng chốc trắng tay, không nơi nương tựa. Thời điểm đó, mỗi ngày nhìn những dòng tin tức, những con số về tình hình thiệt hại được cập nhật, đồng bào cả nước lại thắt lòng, cùng hướng về tâm lũ miền Trung với tình yêu thương, sự đồng cảm sẻ chia ruột thịt.

6h sáng ngày 30/10, giữa lúc người miền trung đang gượng mình sau lũ. Tôi - PV Báo Pháp luật Việt Nam tại Hà Tĩnh bỗng nhận được điện thoại từ Tổng Biên tập: “Đồng chí chuẩn bị phương tiện, thiết bị tác nghiệp… Đoàn đã về đến Hà Tĩnh rồi”. Tôi nhận lệnh lên đường với tất cả sự hăm hở nhiệt huyết khi được về với bà con vùng rốn lũ.

Gặp Đoàn công tác, tôi ngỡ ngàng trước hình ảnh Bộ trưởng Lê Thành Long giản dị với quần vải, áo sơ mi luôn đi trước, dẫn đầu. Không kịp chào hỏi, Bộ trưởng nói nhanh gọn mà rất gần gũi: “Quảng Bình có mấy xã ngập nặng, anh em mình bây giờ sẽ về với bà con nhanh nhất có thể, nhé”. Rồi cứ thế, Bộ trưởng Lê Thành Long, Thứ trưởng Trần Tiến Dũng cùng với Tổng Biên tập Báo Pháp luật Việt Nam - TS. Đào Văn Hội nhanh chóng lên đường.

Để tiện cho việc đưa tin, ghi hình ảnh nhanh nhất về người dân trong lũ, tôi cùng một đồng nghiệp để sẵn trang thiết bị, phương tiện trên một chiếc xe bán tải, cập rập bám theo Đoàn. 

8h sáng Đoàn đã đến Quảng Trạch, huyện được đánh giá là thiệt hại nặng nề nhất của tỉnh Quảng Bình. Đoàn công tác xót xa khi nghe từng con số thiệt hại mà Bí thư Huyện ủy Đậu Minh Ngọc đánh giá: Mưa lũ đã khiến toàn tỉnh Quảng Bình có 21 người tử vong, 25 người bị thương và 1 người mất tích; 92.509 ngôi nhà bị ngập; 19 tàu, thuyền bị chìm, hư hỏng; 893 phòng học bị hư hại; 237 phòng của các trạm y tế, công trình phúc lợi bị tốc mái, ngập lụt; gần 1.140ha hoa màu và lúa bị ngập, hư hỏng; gần 4.300 tấn lương thực bị thiệt hại; trên 121.000 gia súc, gia cầm bị cuốn trôi; 1.262ha nuôi trồng thuỷ sản bị thiệt hại… Ước tính tổng thiệt hại là 871 tỷ đồng.

Sau khi thăm hỏi, động viên bà con nơi đây, cả đoàn được phép dừng nghỉ ngơi chừng… 10 phút, vừa đủ để chúng tôi chỉnh trang lại máy ảnh, vừa đủ để trò chuyện hỏi han dăm, ba câu. Đoàn lại ngược đường mòn Hồ Chí Minh về với bà con vùng Hương Khê – Hà Tĩnh.

Khi đến gần khu vực đèo Đá Đẽo (nằm giữa địa phận huyện Bố Trạch và Minh Hóa – Quảng Bình) trời bỗng nổi giông lớn, mưa như trút nước. Đây là con đèo có những khúc cua quanh co hiểm trở, một bên là vực sâu thăm thẳm, bên kia là vách núi dựng đứng. Không có xe ưu tiên hỗ trợ, chiếc xe 7 chỗ chở Bộ trưởng rẽ nước dẫn đường, đoàn chúng tôi lầm lũi đi theo. Nhiều đoạn, gặp nước chảy xiết, tràn ngập mặt đường là các hố sâu, đoàn xe vẫn kiên nhẫn chạy trong làn mưa trắng trời, trắng đất, cả Đoàn công tác ai cũng muốn đến thật nhanh, thật sớm để chia sẻ với bà con vùng lũ… 

Tôi cùng một đồng nghiệp lần đầu tiên chạy xe gần như cả ngày liên tục dưới trời mưa tầm tã theo xe Đoàn công tác, vượt qua cả những khúc lụt lội. Lòng không khỏi lo lắng vì sợ bị hụt lại, mặt khác, thầm ngưỡng mộ sự hết mình và lăn xả vì dân của Bộ trưởng và Đoàn công tác Bộ Tư pháp.

Ấm mãi tấm chân tình

“Đây chỉ là một cái chăn, bà nhớ dùng nó để đắp, chỗ này là cái phong bì, bên trong có một ít tiền của anh em cán bộ, công nhân viên Bộ Tư pháp quyên góp. Bà hãy dùng nó để mua cho mình lương thực, mua thêm áo ấm mà mặc, bà nhé!”. Đó là nguyên văn những lời thăm hỏi khi Bộ trưởng Lê Thành Long trực tiếp trao tận tay cho bà Trần Thị Hợi (Xóm 5, xã Hương Đô, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh). Bà Hợi nhận quà mà rưng rưng cảm động, cả đoàn chứng kiến cũng xúc động lặng đi, chẳng ai nói được câu gì.

Bộ trưởng Bộ tư pháp Lê Thành Long trao quà cho bà Trần Thị Hợi (Xóm 5 xã Hương Đô, huyện Hương Khê)
Bộ trưởng Bộ tư pháp Lê Thành Long trao quà cho bà Trần Thị Hợi (Xóm 5 xã Hương Đô, huyện Hương Khê)

Trong căn nhà xập xệ vì mưa lũ, nhận trên tay món quà của Bộ trưởng Lê Thành Long, chị Nguyễn Thị Thanh bất chợt nghẹn ngào: “Gia đình vốn đã nghèo, mưa lũ đã khiến chúng tôi chịu nhiều thiệt hại. Đáng nói hơn trong khi khắc phục hậu quả mưa lũ chồng tôi không may bị ngã và qua đời. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, gia đình tôi rất cảm ơn tấm lòng của Bộ Tư pháp đối với gia đình cũng như bà con nhân dân vùng lũ. Chúng tôi nguyện không bao giờ quên”.

Chỉ trong một thời gian rất ngắn, sau khi lũ lụt xảy ra với người dân miền Trung. Bộ trưởng Lê Thành Long đã kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, công đoàn Bộ Tư pháp bằng tình cảm, tấm lòng nhân ái và trách nhiệm của mình với cộng đồng cùng tham gia ủng hộ đồng bào ở mức cao nhất có thể, góp phần giúp người dân xoa dịu nỗi đau mất mát, sớm ổn định sản xuất và đời sống.

Với lũ, dường như là điều mặc định mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho người miền Trung. Vì lũ, người miền Trung mất đi tài sản, nhà cửa và hoa màu. Nhưng cũng vì lũ, mà người quê hiểu rõ được sự đùm bọc, thương yêu giữa con người với con người. Hơn bao giờ hết, sự sẻ chia của đồng bào cả nước hướng về miền Trung ruột thịt làm ấm lòng những người bị thiệt hại. Đồng cảm hơn, gần gũi nhau hơn.

Một điều rất ít người có thể biết được, trong vòng mấy ngày diễn ra bão lũ, Bộ Tư pháp đã quyên góp được gần 1 tỷ đồng. Số tiền này gần như ngay lập tức được Bộ trưởng trực tiếp trao tận tay những xã, huyện hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Điều này là cả một sự nỗ lực lớn, như Bộ trưởng đã bộc bạch ngay trong trụ sở UBND huyện Hương Khê: “Bộ Tư pháp không có doanh nghiệp, không có công ty… Số tiền và quà trên là của mỗi một người cán bộ, công chức, viên chức nhịn ăn và nhịn những ngày lương của mình, gửi gắm qua tôi để chuyển đến đồng bào vùng lũ”.

Bao giờ cũng thế, sau mỗi cơn bão dữ, sau mỗi đợt lũ lụt, việc cứu trợ lại được triển khai một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả. Tình người những lúc này không chỉ thể hiện qua việc thăm hỏi, sẻ chia của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chính quyền các địa phương… mà còn là tấm lòng thơm thảo của nhân dân, kiều bào cả nước hướng về những vùng bão lũ. Đây chính là tinh thần đồng cảm sẻ chia, “lá lành đùm lá rách”, “tương thân tương ái” sau mỗi cơn hoạn nạn, sau những khó khăn chồng chất. 

Báo PLVN cũng thế, ngoài đội ngũ phóng viên, cộng tác viên kịp thời tác nghiệp, truyền tải thông tin đến bạn đọc một cách nhanh nhất có thể. Còn vận động quyên góp, chia sẻ, hỗ trợ đến đồng bào bị lũ lụt kể cả những khi bão chưa tan, lũ chưa rút, giúp người dân giảm đi phần nào những thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống. Người Quảng Bình và Hà Tĩnh chắc chắn sẽ nhớ mãi chuyến đi của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long vào tâm lũ, đó chính là “Ngày về ấm áp những ân tình”. 

Đọc thêm

Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai các dự án

Đại biểu Triệu Quang Huy phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, việc nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu khi phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án sẽ góp phần thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện dự án, giải ngân vốn đầu tư công, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Lãng phí là lực cản sự phát triển của đất nước

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) -  Theo các đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.