Ngày thứ hai phiên xử nữ “đại gia” Bạch Diệp

Bị cáo Diệp (hàng ghế đầu, ngoài cùng bên phải) tại phiên tòa.
Bị cáo Diệp (hàng ghế đầu, ngoài cùng bên phải) tại phiên tòa.
(PLVN) - Hôm qua (16/3), phiên xử bà Dương Thị Bạch Diệp (tức “đại gia” Diệp Bạch Dương, 72 tuổi) tiếp tục với phần thẩm vấn của VKS về việc nhà đất 57 Cao Thắng đã được bị cáo thế chấp cho Agribank trước khi hoán đổi cho UBND TP HCM lấy trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ 185 Hai Bà Trưng. Đây là một trong những căn cứ xác định bà Diệp có hay không phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản như cáo trạng truy tố.

Trong phiên tòa một ngày trước đó, bà Diệp kêu oan, cho rằng bị Agribank "cài bẫy" chứ chưa thế chấp căn nhà này. Tuy nhiên, bị cáo không trả lời được vì sao ngân hàng lại nắm giữ giấy chứng nhận quyền sở hữu bất động sản này.

Trả lời VKS, đại diện Agribank cho biết, ngày 8/11/2008 bà Diệp thế chấp căn 181 Hai Bà Trưng (sát trụ sở Cty Diệp Bạch Dương) vay 14.000 lượng vàng để mua căn 57 Cao Thắng. Ngày 15/12/2008, căn nhà này được cấp giấy chứng nhận. Bà Diệp sau đó không trả được nợ, đề nghị ngân hàng gia hạn đến 31/10/2009 nhưng cũng không trả được.

Trước đó, bà Diệp có văn bản cam kết thế chấp một trong số 15 tài sản, trong đó có 57 Cao Thắng, để bảo đảm khoản vay 67.000 lượng vàng. Việc thế chấp này được đăng ký giao dịch bảo đảm.

Cty Diệp Bạch Dương của bà Diệp có 2 văn bản gửi Agribank liên quan nhà đất 57 Cao Thắng, đó là Biên bản họp hội đồng thành viên và Đơn xin mượn lại giấy chứng nhận quyền sử dụng để cập nhật lại thông tin.

Đại diện ngân hàng đưa ra các tài liệu và trích nội dung đơn thể hiện Cty Diệp Bạch Dương cam kết sau khi làm xong thủ tục hoàn công, cập nhật lại giấy chứng nhận sẽ gửi lại toàn bộ hồ sơ tài sản thế chấp. Agribank sau đó có Công văn số 32 gửi Sở TN&MT đề nghị khi hoàn thành thủ tục thay đổi giấy chứng nhận tài sản trên phải bàn giao giấy chứng nhận cho ngân hàng. "Tất cả đều thể hiện bằng văn bản và có trong hồ sơ vụ án", đại diện Agribank nói.

Được gọi lên đối chất ngay sau đó, bà Diệp cho rằng đại diện Agribank nói sai sự thật và toàn bộ tài liệu ngân hàng cung cấp là giả mạo.

Không đồng ý với quan điểm này, đại diện VKS nói, chữ ký của bà Diệp trên các đơn xin mượn lại giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất 57 Cao Thắng đã được giám định, kết quả cho thấy đều do bà Diệp ký.

Bà Diệp trả lời: "Tôi không tin cơ quan điều tra, giờ không có gì là không làm giả được. Đối với các tài liệu này tôi có quyền nghi ngờ đến 90% là có thể giả mạo".

Về phía đại diện Sở TN&MT TP, cho biết, bà Diệp là người trực tiếp nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 57 Cao Thắng cho Sở. Nhưng sau đó cơ quan này nhận được công văn của Agribank nên Sở biết tài sản này đang thế chấp cho ngân hàng.

Người này cho biết, về nguyên tắc, sau khi hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận cho bà Diệp mà có công văn từ phía ngân hàng thì phải chuyển giấy chứng nhận cho ngân hàng.

Được gọi lên đối chất ngay sau đó, bà Diệp cho rằng, đại diện ngân hàng và Sở TN&MT trả lời không đúng sự thật. Toàn bộ tài liệu do Agribank và Sở cung cấp đều là giả mạo.

Ngay lập tức, VKS cho rằng trong hồ sơ vụ án có rất nhiều chữ ký của bị cáo và đã được giám định là do một người ký ra. Bị cáo Diệp nói mình nghi ngờ tính xác thực của kết quả giám định chữ ký. "Tôi nghi ngờ 90% tài liệu trong vụ án này đã bị làm giả, ngụy tạo", bà Diệp trình bày tại tòa.

Theo cáo trạng, bà Diệp dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất 57 Cao Thắng để làm căn cứ hoán đổi bất động sản 185 Hai Bà Trưng (trụ sở Trung tâm Ca nhạc nhẹ, thuộc quyền quản lý của UBND TP HCM). Tuy nhiên, bà che giấu cơ quan chức năng việc đã thế chấp nhà 57 Cao Thắng cho Agribank.

Khi được cấp giấy chứng nhận cho khu nhà đất 185 Hai Bà Trưng, bà Diệp đem thế chấp cho Ngân hàng Phương Nam (đã sáp nhập Sacombank) vay 160 tỷ đồng. Việc này khiến Nhà nước mất quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với tài sản 185 Hai Bà Trưng - trị giá 352 tỷ đồng.

Do có các sai phạm trong việc ký duyệt và làm thủ tục hoán đổi nhà, cựu Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP HCM Nguyễn Thành Tài và hàng loạt người bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Đọc thêm

Vụ án Ban quản trị chung cư Miếu Nổi “tham ô”, “lợi dụng chức vụ”: Tự ý tiêu xài nhiều tỉ đồng đóng góp của cư dân

Đối tượng Phương và Đại khi bị bắt. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa ban hành kết luận điều tra (KLĐT) bổ sung vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi (quận Bình Thạnh). CQĐT đề nghị truy tố Phạm Phương, Đinh Việt Cường cùng về tội "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; Phan Dương Đại, Lê Văn Bình, Nguyễn Phước Nguyên tội "Tham ô tài sản"; Tôn Ngọc Bạch, Nguyễn Thị Đào về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Tuyên án vụ Xuyên Việt Oil

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Quỳnh Trần)
(PLVN) - Hôm qua (29/11), TAND TP HCM công bố bản án với cựu Bí thư tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ; cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải; Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil Mai Thị Hồng Hạnh; cùng 12 bị cáo khác.

Đánh người suýt mất mạng, 4 thanh niên lĩnh 31 năm tù

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 27/11, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt 4 bị cáo: Nguyễn Tấn Tường (21 tuổi), Trần Xuân Tuyến (23 tuổi), Trần Hữu Tèo (29 tuổi); Nguyễn Văn Khanh (23 tuổi), tổng cộng 31 năm tù về tội “Giết người”. Nạn nhân trong vụ án này là N.T.D (18 tuổi, ngụ TP Phú Quốc), hiện bị tổn thương cơ thể do các bị cáo gây ra là 44%.