Ngày Thị giác thế giới 2023: Hãy yêu đôi mắt của bạn

PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) phụ trách, quản lý, điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương phát biểu tại Lễ mít-tinh. (Ảnh: BTC)
PGS.TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) phụ trách, quản lý, điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương phát biểu tại Lễ mít-tinh. (Ảnh: BTC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù loà và 1/3 trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. Trước thực trạng nói trên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chọn ngày thứ năm tuần thứ hai của tháng 10 hằng năm là Ngày Thị giác thế giới, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc chăm sóc mắt tốt trên toàn cầu.

80% nguyên nhân gây mù có thể phòng tránh

Vừa qua, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống mù lòa (Bộ Y tế), Bệnh viện Mắt Trung ương, Hội Nhãn khoa Việt Nam đã phối hợp tổ chức mít-tinh Hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới. Trong khuôn khổ mít-tinh còn có nhiều hoạt động thiết thực như khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí; kêu gọi gây quỹ chăm sóc mắt cho người dân nghèo, vùng khó khăn; tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức người dân, chính quyền các cấp về chăm sóc và bảo vệ đôi mắt, khám mắt định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh mắt…

Phát biểu tại buổi mít-tinh, PGS,TS Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế) phụ trách, quản lý, điều hành Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người mù lòa; 1/3 trong số đó là những người nghèo không có tiền điều trị mang lại ánh sáng. Qua điều tra cho thấy, các nguyên nhân gây mù chính hiện nay, đục thể thủy tinh vẫn là nguyên nhân chủ yếu (chiếm tới 66,1%), tiếp đó là các bệnh lý đáy mắt, glôcôm, tật khúc xạ...

Hầu hết người lao động chưa ý thức được mức độ nguy hiểm của tai nạn ở mắt, khi xảy ra các chấn thương vùng mi, mắt thường bỏ qua những triệu chứng đơn giản như cộm xốn, rát, chảy nước mắt hay tự ý chữa trị, mua thuốc. Phải đến khi có các triệu chứng nặng hơn như nhìn mờ, sưng đỏ, chảy mủ, ghèn ở mắt mới chịu đi khám. Do đó, các tổn thương ở mắt ngày càng nghiêm trọng hơn, không chỉ ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần mà quá trình điều trị kéo dài và chi phí nhiều hơn. Một số trường hợp có biến chứng lây qua mắt lành, gây giảm thị lực ở bên mắt lành, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây mù lòa vĩnh viễn cả hai mắt.

Đáng chú ý, tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) đang ngày càng phổ biến trong thanh, thiếu niên, với tỷ lệ mắc khoảng 15 đến 20% ở học sinh nông thôn và 30 đến 40% ở thành phố. Nếu tính riêng nhóm trẻ từ 6 - 15 tuổi (lứa tuổi cần ưu tiên được chỉnh kính) cả nước có khoảng gần 15 triệu em, với tỷ lệ mắc các tật khúc xạ khoảng 20, thì Việt Nam ước tính gần 3 triệu em mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó có tới 2/3 bị cận thị.

Có 2 nguyên nhân chính gây ra các tật khúc xạ ở mắt gồm di truyền và môi trường. Trong đó, yếu tố di truyền chiếm tỉ lệ không nhiều. Hầu hết những trường hợp mắc tật khúc xạ đều có điểm chung như: ngồi sai tư thế, đọc sách báo trong điều kiện thiếu ánh sáng, lạm dụng các thiết bị điện tử… Đây đều là những thói quen sinh hoạt không hợp lý của thanh, thiếu niên hiện nay.

Bên cạnh đó, công tác phòng, chống mù lòa xuất hiện những thách thức mới như tỷ lệ mắc bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non, bệnh võng mạc do đái tháo đường bệnh glôcôm cũng ngày càng tăng cao. Đặc biệt, bệnh glôcôm có thể gây mất thị lực, mù loà vĩnh viễn, đây là một nhóm bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt, lõm, teo đĩa thần kinh. Cứ 200 người ở độ tuổi 40 thì có một người bị bệnh, tỷ lệ này tăng lên 1/8 ở độ tuổi 80 và dự đoán có 111,8 triệu người mắc bệnh glôcôm vào năm 2040.

Tuy nhiên, bệnh glôcôm và 80% các nguyên nhân gây mù có thể điều trị hoặc phòng tránh được. Việc trang bị những hiểu biết cơ bản về dấu hiệu sẽ giúp người bệnh phát hiện sớm và điều trị ngay từ những giai đoạn đầu tiên. Điển hình với nguyên nhân hàng đầu gây mù loà hiện nay, dấu hiệu của đục thuỷ tinh thể là thị lực giảm, loá mắt, giả cận thị và nhìn đôi, nhìn thấy nhiều vật cùng một lúc. Vì bệnh thường tiến triển từ từ và không gây đau, không có triệu chứng nên cần chú ý các dấu hiệu trên và đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán kịp thời, từ đó có những biện pháp phòng ngừa làm chậm lại quá trình tiến triển của bệnh, ngăn ngừa nguy cơ mù lòa cho người bệnh.

1/3 tổng số chấn thương do tai nạn nghề nghiệp

Hãy yêu đôi mắt của bạn tại nơi làm việc. (Ảnh: Internet)

Hãy yêu đôi mắt của bạn tại nơi làm việc. (Ảnh: Internet)

Để phòng tránh các bệnh lý về mắt từ đó hạn chế tối đa nguy cơ mù loà, có một lối sống lành mạnh là rất cần thiết nhưng việc bảo vệ và chăm sóc đôi mắt cũng quan trọng không kém. Nhận thấy các rủi ro từ ánh sáng mặt trời gay gắt, tiếp xúc lâu với màn hình hay tai nạn tại nơi làm việc có thể khiến mắt tổn thương. Năm nay, Ngày Thị giác thế giới với chủ đề “Loves your eyes at work” - Yêu đôi mắt của bạn tại nơi làm việc.

Thông điệp của năm nay là bất kỳ bạn đang làm công việc gì, ở đâu hãy ưu tiên bảo vệ đôi mắt. Hãy làm mọi cách có thể để tránh tai nạn mắt khi làm việc. Tai nạn mắt thường đi kèm với giảm thị lực hoặc mù lòa. Để phòng tránh không có gì khác ngoài nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ mắt cho người lao động.

Ngày Thị giác thế giới lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1998 với mục đích nâng cao nhận thức của toàn cầu về tình trạng mù lòa, suy giảm thị lực và việc phục hồi các chức năng thị giác. Đây là sáng kiến của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổ chức Quốc tế về phòng, chống mù lòa (IAPB) nhằm nhắc nhở mọi người tầm quan trọng của việc bảo vệ đôi mắt và chữa trị cho các bệnh nhân bị khiếm thị.

Theo các báo cáo, tai nạn nghề nghiệp gây thương tích cho mắt chiếm hơn 1/3 tổng số chấn thương. Trong đó, nam giới trẻ chiếm 96,3%, trong phân nhóm này 89,1% các trường hợp chấn thương nhãn cầu hở xảy ra trong khi làm việc, trong bối cảnh không đeo kính bảo hộ. Chấn thương mắt cũng có thể xảy ra tại nhà bởi những thói quen người lao động có được ở nơi làm việc hầu hết cũng sẽ được thực hiện tại nhà. Trong đó, chấn thương rách giác mạc là một trong những tổn thương rất hay gặp của mắt, nếu không được xử trí kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng tới chức năng thị giác sau này.

Điều trị chấn thương mắt rất phức tạp, tốn kém mà hậu quả do chấn thương mắt để lại rất nặng nề, ảnh hưởng cả về mặt chức năng thị giác lẫn thẩm mỹ. Chỉ một chút sơ suất hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ là nguy cơ tai nạn gây chấn thương mắt có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do vậy, để phòng, chống tai nạn mắt, người lao động và sử dụng lao động cần lưu ý thực hiện bốn biện pháp chính: nâng cao hiểu biết về nguy cơ mất an toàn với mắt khi lao động; loại bỏ nguy cơ chấn thương khi thao tác với điều khiển và thao tác với máy móc, động cơ, màn hình; mang phương tiện bảo vệ mắt phù hợp; giữ gìn phương tiện bảo vệ mắt cẩn thận và thay thế nếu chúng nếu bị hư hại. Và một điều quan trọng rất cần thiết đối với người lao động, là cần trang bị cho bản thân mình những kiến thức căn bản về sơ cấp cứu để có hướng xử lý đúng trong mọi trường hợp.

Hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới 2023, nhiều tỉnh, địa phương đã tổ chức các buổi mít-tinh, Lễ hưởng ứng. Tại tỉnh Lai Châu đã tổ chức Lễ hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới tại Trung tâm Y tế huyện Than Uyên. Trong khuôn khổ Lễ hưởng ứng Ngày Thị giác thế giới đã diễn ra nhiều hoạt động như: truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh theo chuyên đề các bệnh về mắt; khám sàng lọc, phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí cho các bệnh nhân bị đục thủy tinh thể trên địa bàn toàn tỉnh tại 3 điểm phẫu thuật: Trung tâm Y tế huyện Than Uyên, Mường Tè và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu.

Gánh nặng mù loà đã trở thành vấn đề xã hội và sẽ gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện các sáng kiến về bảo đảm sức khỏe mắt theo các tiêu chuẩn và thúc đẩy những thói quen bảo vệ mắt. Không chỉ mang lại lợi ích sức khoẻ, sự an toàn và năng suất cho hàng triệu lao động mà còn hạn chế mù loà ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.