VÌ CUỘC SỐNG KHÔNG KHÓI THUỐC LÁ

Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 - Lên án sự 'hấp dẫn giả tạo' từ thuốc lá

Đạp xe hưởng ứng Ngày Thế giới không hút thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không hút thuốc lá 25/5 - 31/5 năm 2024 (Ảnh minh họa: PV)
Đạp xe hưởng ứng Ngày Thế giới không hút thuốc lá 31/5 và Tuần lễ Quốc gia không hút thuốc lá 25/5 - 31/5 năm 2024 (Ảnh minh họa: PV)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - WHO lựa chọn chủ đề cho ngày Thế giới không thuốc lá năm 2025 là "Vạch trần sự hấp dẫn giả tạo" với mục tiêu nhằm phơi bày chiến thuật của các tập đoàn thuốc lá trên thế giới trong việc quảng cáo sai sự thật, gây hiểu lầm thuốc lá là sản phẩm không có hại nhằm thu hút người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ.

15 triệu người Việt đang hút thuốc lá

Bộ Y tế mới có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25 - 31/5/2025 và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới đã và đang phải đối mặt. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 8 triệu ca tử vong do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá, trong đó 1,3 triệu ca tử vong do hút thuốc thụ động.

Tại Việt Nam, đến nay có hơn 15 triệu người đang hút thuốc lá, nằm trong số các quốc gia có lượng người hút thuốc cao nhất thế giới. Thuốc lá là nguyên nhân liên quan gây tử vong cho hơn 103.300 người, bao gồm 84.500 người chết do hút thuốc chủ động và 18.800 người chết vì phơi nhiễm khói thuốc thụ động. Các bệnh lý gây ra bởi thuốc lá như ung thư, tim mạch, và bệnh đường hô hấp... Đáng chú ý, phần lớn những người tử vong này đang ở độ tuổi lao động, làm suy giảm chất lượng và quy mô nguồn nhân lực quốc gia.

Các chuyên gia khuyến cáo, khi thuốc lá vẫn dễ dàng tiếp cận với mức giá rẻ, thì thế hệ trẻ tiếp tục bị đặt vào nguy cơ phơi nhiễm với khói thuốc nghiêm trọng, dẫn đến những gánh nặng y tế không hề nhỏ trong tương lai.

Nghiên cứu của Hội Kinh tế y tế Việt Nam năm 2022 cho thấy, chi phí y tế cho điều trị và mất sức lao động do bệnh tật và tử vong sớm liên quan đến sử dụng thuốc lá hàng năm ở Việt Nam ước tính là 108 nghìn tỷ đồng. Con số này lớn hơn 5 lần so với đóng góp của nguồn thu thuế từ sản phẩm thuốc lá cho ngân sách quốc gia.

Với những nỗ lực của Bộ Y tế, các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố và sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, hơn 10 năm qua, công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu trong nam giới trưởng thành tại Việt Nam giảm (trung bình giảm 0,5% mỗi năm). Tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên 13-15 tuổi giảm từ 2,5% năm 2014 xuống còn 1,9% năm 2022.

Tuy vậy, theo Bộ Y tế, Việt Nam vẫn là 1 trong 15 quốc gia có tỷ lệ nam giới trưởng thành hút thuốc lá cao nhất trên thế giới.

"Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng là mục tiêu quan trọng trong việc giảm các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe" là quan điểm chỉ đạo trong Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 24/5/2023. Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 173, trong đó có nội dung "cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng kể từ ngày 1/1/2025".

5 nhiệm vụ cần triển khai

Hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá từ 25 - 31/5, đồng thời để tiếp tục tăng cường thực thi Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Chiến lược quốc gia về Phòng chống tác hại thuốc lá, đặc biệt là đẩy mạnh việc triển khai Nghị quyết số 173/2024 của Quốc hội, Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố phối hợp, chỉ đạo triển khai các hoạt động.

Thứ nhất, tổ chức thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về việc triển khai Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2030, trong đó chú trọng nội dung đưa chỉ tiêu giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá vào chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương theo từng thời kỳ.

Thứ hai, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá từ ngày 25 đến ngày 31/5/2025 thông qua các hoạt động thiết thực như: treo băng rôn, khẩu hiệu; tổ chức mít tinh, hội nghị, diễu hành và các hình thức truyền thông khác phù hợp với tình hình thực tế tại tỉnh, thành phố.

Thứ ba, tổ chức thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ quy định cấm hút thuốc tại các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, nơi làm việc, khách sạn, nhà hàng và các địa điểm cấm hút thuốc lá khác theo quy định của Luật phòng chống tác hại thuốc lá; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng theo Nghị quyết số 173/2024/QH15 của Quốc hội và các quy định khác của Luật phòng chống tác hại thuốc lá.

Thứ tư, tăng cường thông tin, giáo dục, truyền thông về Luật Phòng chống tác hại thuốc lá, Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá, Nghị quyết số 173/2024 của Quốc hội về nội dung "cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển và sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng".

Thứ năm, lồng ghép hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trong các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa".

Tin cùng chuyên mục

Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ) thăm khám, phẫu thuật cho bệnh nhân.

Phú Thọ: Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh phẫu thuật thành công 2 ca bệnh u bì, áp xe buồng trứng

(PLVN) - Cả hai bệnh nhân nữ được nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị, vùng bụng dưới bị căng tức, sốt, có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Sau khi được các bác sĩ của Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh thăm khám và phẫu thuật, tình trạng sức khỏe của cả hai bệnh nhân đều ổn định, các chỉ số sinh tồn đều tốt, ăn uống đi lại bình thường.

Đọc thêm

Bệnh sốt xuất huyết ngày càng khó lường

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhận định trên được đưa ra tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề "Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH): Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp" vừa được tổ chức mới đây.

'Giảm hại' chỉ là vỏ bọc để 'ông lớn' thuốc lá duy trì lợi nhuận

TS. Nguyễn Thu Hương - Chuyên gia Tổ chức STOP (Ảnh: PV)
(PLVN) - Dưới vỏ bọc “giảm hại”, ngành công nghiệp thuốc lá đã và đang tiếp tục triển khai những chiến dịch truyền thông tinh vi nhằm duy trì thị phần và lợi nhuận. Từ việc quảng bá thuốc lá đầu lọc là “an toàn hơn” trong thế kỷ trước, đến các sản phẩm thuốc lá điện tử ngày nay, mục tiêu cuối cùng vẫn là khiến người dùng tin rằng họ đang lựa chọn một giải pháp “ít độc hại”.

Đưa Methadone về trạm y tế xã

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thời gian qua, mô hình điều trị Methadone tại trạm y tế (TYT) xã sau khi được triển khai tại một số địa phương, được đánh giá đã mang lại một số kết quả tích cực, thiết thực trong công tác y tế cộng đồng.

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định

Khai mạc Hành trình đỏ lần thứ XII tại Bình Định
(PLVN) -  Chiều ngày 12/6, Ban Tổ chức Hành trình Đỏ Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Bình Định đã tổ chức Lễ khai mạc Hành trình Đỏ lần thứ XII và Tôn vinh người hiến máu tiêu biểu năm 2025, qua đó đánh dấu một chặng đường đầy ý nghĩa của phong trào hiến máu tình nguyện trên cả nước.

Tăng thêm 5.000 đồng/bao thuốc lá sẽ cứu sống hàng triệu người, tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng

Việc tăng thuế là hành động thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức chính sách. (Ảnh: Minh Trang)

(PLVN) - Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), với mức tăng 5.000 đồng cho mỗi bao thuốc lá từ năm 2026 và tiếp tục tăng đến 15.000 đồng/bao vào năm 2030, Việt Nam có thể tiến một bước dài trong hành trình bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm tỷ lệ tử vong sớm, tiết kiệm hàng trăm nghìn tỷ đồng chi phí y tế, đồng thời tạo nguồn lực bền vững cho ngân sách quốc gia.

'Nếu giá thuốc lá tăng mạnh, tôi đã không nghiện'

Giá thuốc lá tại Việt Nam thuộc nhóm rẻ nhất khu vực, khiến sản phẩm gây nghiện này dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. (Ảnh: Thanh Hà).
(PLVN) -  Đó là chia sẻ của anh Đinh Đức Hoàng, một người đàn ông đã hút thuốc hơn 20 năm. Với anh và nhiều người khác thói quen này bắt đầu từ sự tò mò tuổi trẻ rồi ngày càng hút nhiều hơn bởi... “giá thuốc rẻ ”. Khi vấn đề tăng thuế được đưa ra lấy ý kiến, chính những người “trong cuộc” ấy thừa nhận: Đó là biện pháp cần thiết để ngăn chặn con đường “nghiện thuốc lá”. Bởi họ hiểu rõ hơn ai hết: “Hút thì dễ, bỏ mới khó và khi thuốc lá còn rẻ, ai cũng có thể nghiện.”