Ngày sức khỏe tâm thần thế giới 2023: Chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử

0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Chúng ta cần đấu tranh chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử về sức khỏe tâm thần. Tất cả chúng ta đều có quyền sống cuộc sống của mình mà không bị kỳ thị và phân biệt đối xử ở những nơi như trường học và nơi làm việc.

Hàng năm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lấy ngày 10/10 để tổ chức các hoạt động truyền thông về Sức khoẻ Tâm thần với mục tiêu là tăng cường nhận thức của các quốc gia về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần, kêu gọi mọi người cùng chung tay nâng cao sức khỏe tâm thần toàn cầu, đầu tư vào các dịch vụ phòng ngừa và điều trị các bệnh tâm thần.

Ngày Sức khoẻ Tâm thần Thế giới năm 2023 được Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra với chủ đề:“ Sức khoẻ Tâm thần là quyền của mỗi người” nhằm nâng cao kiến thức, nhận thức và thúc đẩy các hành động chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tâm thần của mọi người.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC), sức khỏe tâm thần tốt là rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc tổng thể của chúng ta. Tuy nhiên, thống kê cho thấy cứ 8 người trên toàn cầu thì có 1 người đang phải sống với các tình trạng sức khỏe tâm thần. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, hạnh phúc của họ, cách họ kết nối với người khác và sinh kế của họ. Tình trạng sức khỏe tâm thần cũng đang ảnh hưởng đến ngày càng nhiều thanh thiếu niên và thanh niên.

Tình trạng sức khỏe tâm thần không bao giờ được coi là lý do để tước bỏ quyền con người của một người hoặc loại họ ra khỏi các quyết định về sức khỏe của chính họ. Trên khắp thế giới, nhiều người mắc bệnh tâm thần bị loại khỏi cuộc sống cộng đồng và bị phân biệt đối xử, trong khi nhiều người khác không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần mà họ cần hoặc chỉ có thể tiếp cận dịch vụ mà vi phạm nhân quyền của họ.

Sức khỏe tinh thần tốt là một phần không thể thiếu trong sức khỏe và hạnh phúc tổng thể của chúng ta. Sức khỏe tinh thần tốt cho phép chúng ta đương đầu với thử thách, kết nối với người khác và phát triển trong suốt cuộc đời. Mọi người đều có quyền tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần chất lượng, đáp ứng nhu cầu về sức khỏe tâm thần và được tôn trọng.

"Chúng ta cần đấu tranh chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử về sức khỏe tâm thần. Tất cả chúng ta đều có quyền sống cuộc sống của mình mà không bị kỳ thị và phân biệt đối xử ở những nơi như trường học và nơi làm việc", HCDC khuyến cáo.

Để hưởng ứng ngày Sức khoẻ Tâm thần Thế giới năm 2023, cộng đồng xã hội và gia đình cần:

Một là: Nâng cao nhận thức về bệnh tâm thần và tích cực tham gia vào việc chữa bệnh, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Hai là: Phục hồi chức năng tâm lý xã hội thông qua giao tiếp tạo điều kiện cho người bệnh vui chơi giải trí với mọi người.

Ba là: Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người bệnh tâm thần, không nên tranh luận với họ.

Bốn là: Giúp đỡ người bệnh tâm thần khi họ gặp khó khăn và tạo cho người bệnh có việc làm phù hợp với khả năng của họ.

Năm là: Gia đình cần có thái độ xem người bệnh tâm thần như những thành viên khác trong gia đình, không phân biệt đối xử.

Sáu là: Cần chấp nhận những hành vi dị thường của người bệnh tâm thần, cần tỏ rõ tình thương đối với người bệnh.

Bảy là: Cần kiên trì giúp đỡ người bệnh tâm thần để họ không bi quan chán nản. Không nên cưỡng ép, giận dữ, nên dịu dàng hướng dẫn người bệnh tâm thần trong giao tiếp, ứng xử cũng như trong hướng dẫn thực hiện công việc hàng ngày.

Vì sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội hãy chủ động phòng, tránh bệnh tâm thần.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.